Hải Phòng: Vì sao cần thiết phải thành lập mới khu kinh tế ven biển phía Nam?

Hải Phòng đang đề xuất nghiên cứu thành lập khu kinh tế mới với diện tích khoảng 20.000 ha nhằm tận dung lợi thế và tạo thêm không gian cho phát triển.
Thúc đẩy sự phát triển của các loại hình khu công nghiệp mới, khu kinh tế mới Hải Phòng: Thu hút 688 dự án đầu tư với tổng vốn lên tới 36,32 tỷ USD

Tiếp tục góp phần Hải Phòng phát triển theo hướng hiện đại

Mới đây, Ban Quản lý khu kinh tế Hải Phòng vừa tổ chức Hội thảo 30 năm phát triển khu công nghiệp, khu kinh tế và định hướng thành lập Khu kinh tế ven biển Nam Hải Phòng. Tại hội thảo, một trong các thông tin được đông đảo các chuyên gia kinh tế, nhà quản lý quan tâm, đóng góp ý kiến đó là việc Hải Phòng đang nghiên cứu thành lập thêm Khu kinh tế ven biển phía nam thành phố.

Ban Quản lý khu kinh tế Hải Phòng cho biết: Căn cứ những quy định về việc thành lập khu kinh tế, điều chỉnh Quy hoạch chung thành phố Hải Phòng đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 323/QĐ-TTg ngày 30/3/2023, Ban Quản lý Khu kinh tế Hải Phòng đã rà soát, đề xuất khu vực phát triển khu kinh tế mới tại thành phố Hải Phòng tại khu vực phía Nam cửa sông Văn Úc, khu vực cảng và logistics Nam Đồ Sơn... Đây sẽ là khu kinh tế ven biển thứ 2, sau Khu kinh tế Đình Vũ - Cát Hải được thành lập năm 2008.

Đánh giá về sự cần thiết nghiên cứu thành lập khu kinh tế mới tại thành phố Hải Phòng, Ban Quản lý khu kinh tế Hải Phòng cho rằng: Thành phố Hải Phòng có vị trí địa kinh tế chiến lược, hội tụ 05 phương thức vận tải và có hậu phương công nghiệp là các tỉnh thuộc vùng Đồng bằng sông Hồng, là điểm cuối ra biển của các tuyến hành lang kinh tế, gồm: Hành lang kinh tế Côn Minh (Trung Quốc) - Lào Cai – Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh; Hành lang kinh tế Nam Ninh (Trung Quốc) - Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh; Hành lang kinh tế ven biển Quảng Ninh - Hải Phòng - Thái Bình - Nam Định - Ninh Bình. Đây là lợi thế quốc gia tạo nên động lực tăng trưởng, phát triển kinh tế cả nước và vùng. Trong bối cảnh hội nhập kinh tế toàn cầu, việc thành lập khu kinh tế mới sẽ góp phầ mạnh mẽ giúp thành phố càng khẳng định vị thế là trung tâm kết nối, hội tụ nguồn lực và lan tỏa phát triển.

Hải Phòng: Vì sao cần thiết phải thành lập mới khu kinh tế ven biển phía Nam?
Việc thành lập khu kinh tế mới ven biển sẽ tạo thêm động lực cho Hải Phòng phát triển - Ảnh minh họa

Bên cạnh đó, trong giai đoạn 2011 – 2020, Trung ương và thành phố Hải Phòng đã từng bước triển khai đầu tư đồng bộ hệ thống kết cấu hạ tầng, đặc biệt là hệ thống cảng quốc tế, đường cao tốc, sân bay. Hệ thống kết cấu hạ tầng ngày càng hoàn thiện là cơ sở để khai thác tiềm năng, lợi thế về vị trí địa kinh tế của Hải Phòng. Cùng với những chính sách ưu đãi của Khu kinh tế Đình Vũ – Cát Hải, thành phố Hải Phòng trở thành một trong những trọng điểm thu hút nguồn vốn FDI, triển khai các dự án và tạo việc làm, nâng cao đời sống nhân dân. Khu kinh tế Đình Vũ – Cát Hải đã thu hút đạt gần 31 tỷ USD (301 dự án FDI với tổng vốn đầu tư 19,3 tỷ đô la Mỹ và 168 dự án trong nước với tổng vốn gần 300.000 tỷ đồng), tổng số lao động khoảng 200.000 người; trở thành cứ điểm của nhiều nhà đầu tư lớn, tham gia sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu, trở thành một điểm sáng quan trọng trong thu hút đầu tư của thành phố như Tập đoàn LG, Pegatron, Regina Miracle, Fujifilm, Kyocera... và một số nhà đầu tư trong nước như Vinfast, Geleximco, Xuân Cầu..

Các quận, huyện có địa bàn thuộc phạm vi Khu kinh tế Đình Vũ – Cát Hải đón nhận cơ hội và động lực tăng trưởng. Giai đoạn 2011 – 2020, tổng vốn đầu tư trên địa bàn các quận, huyện An Dương, Thủy Nguyên, Cát Hải và Hải An chiếm 68% tổng vốn đầu tư toàn thành phố. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân của các quận, huyện đạt cao trên 10%, đặc biệt huyện An Dương đạt 27,8%, Hải An đạt 21%, Thủy Nguyên đạt 14,9%, Cát Hải đạt 12,64%. Thu ngân sách năm 2020 so với năm 2010 tăng mạnh: An Dương gấp 3,2 lần, Hải An gấp 3,23 lần, Thủy Nguyên gấp 7,5 lần, Cát Hải gấp 9,2 lần.

Tạo lập chuỗi khu kinh tế, hạ tầng ven biển

Ông Lê Trung Kiên, Trưởng ban Ban quản lý Khu kinh tế Hải Phòng cho biết, theo đề xuất, tổng diện tích dự kiến của Khu kinh tế mới là khoảng 20.000 ha, tại các quận, huyện: Kiến Thụy, An Lão, Tiên Lãng, Vĩnh Bảo, Đồ Sơn. Trong khu kinh tế mới dự kiến sẽ xây dựng một loạt các công trình hạ tầng quan trọng như: Sân bay Tiên Lãng, cảng Nam Đồ Sơn, hệ thống cảng dọc sông Văn Úc, trung tâm logistics Kiến Thụy, Tiên Lãng.

Hải Phòng: Vì sao cần thiết phải thành lập mới khu kinh tế ven biển phía Nam?
Đề xuất phương án khu kinh tế mới

Lãnh đạo Ban Quản lý khu kinh tế Hải Phòng còn cho rằng, việc thành lập khu kinh tế mới là có cơ sở khi đáp ứng được lợi thế và đẩy đủ các điều kiện. Theo đó, khi khu kinh tế mới được thành lập sẽ tận dụng lợi thế gắn liền với Cảng hàng không quốc tế Cát Bi hiện tại và hệ thống cảng biển Lạng Huyện và phương án phát triển cảng biển tại khu vực Nam Đồ Sơn, thuộc cảng biển Hải Phòng là cảng đặc biệt.

Cùng với đó, trong phạm vi khu kinh tế dự kiến được thành lập đã có một số khu công nghiệp được xác định trong Điều chỉnh quy hoạch chung thành phố đến năm 2040 tầm nhìn đến năm 2050: khu công nghiêp Tân Trào (500 – 550 ha); Ngũ Phúc (450 -500 ha), khu công nghiệp sân bay Tiên Lãng dự kiến được xây dựng với tổng diện tích 450-550 ha…Ngoài ra còn có các khu phát triển công nghiệp Trấn Dương – Hòa Bình dự kiến khoảng 800 – 900 ha. Các khu công nghiệp này hiện nay đều đang trong quá trình nghiên cứu quy hoạch, chưa thực hiện các thủ tục để thành lập. Do đó, việc thành lập khu kinh tế tại khu vực này không dẫn đến các vấn đề phát sinh do thay đổi về địa bàn ưu đãi đầu tư theo quy định.

Đáng chú ý, về quy hoạch sử dụng đất, Ban Quản lý khu kinh tế Hải Phòng cho biết, hiện chỉ tiêu sử dụng đất khu kinh tế của thành phố Hải Phòng là 22.140 ha, tương ứng với diện tích của Khu kinh tế Đình Vũ – Cát Hải. Để có cơ sở triển khai các thủ tục thành lập khu kinh tế mới, cần phải bổ sung chỉ tiêu sử dụng đất khu kinh tế trong quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất quốc gia đến năm 2030 và đến năm 2025 phân bổ trên địa bàn thành phố Hải Phòng. Cụ thể Chỉ tiêu sử dụng đất khu kinh tế dự kiến khoảng: 41.540 ha (bao gồm 21.140 ha hiện tại, cập nhật 400 ha Khu công nghiệp Tràng Duệ 1, 2 và 20.000 ha dự kiến thành lập khu kinh tế mới).

Hải Phòng: Vì sao cần thiết phải thành lập mới khu kinh tế ven biển phía Nam?
Phương án quy hoạch khu kinh tế mới của Hải Phòng

Hiện nay, trong phạm vi dự kiến thành lập Khu kinh tế phía nam Hải Phòng hiện đã có một số khu công nghiệp trong quy hoạch như: Tân Trào, Ngũ Phúc, Tiên Lãng 1, Tiên Lãng 2 đã được phân bổ chỉ tiêu sử dụng đất khu công nghiệp. Trong khi đó, Quyết định 326/QĐ-TTg quy định diện tích khu kinh tế không tổng hợp khi tinh vào tổng diện tích tự nhiên. “Do đó, việc bổ sung chỉ tiêu sử dụng đất để thành lập khu kinh tế mới như phương án nêu trên không làm tăng tổng diện tích tự nhiên của thành phố, không làm thay đổi chỉ tiêu sử dụng đất các khu công nghiệp trên địa bàn. Đồng thời vẫn có đủ cơ sở về quy hoạch sử dụng đất để thực hiện các thủ tục thành lập các khu công nghiệp theo quy định, góp phần đẩy nhanh việc hoàn thiện hạ tầng các khu chức năng của khu kinh tế mới”- Ban Quản lý khu kinh tế Hải Phòng khẳng định.

Đánh giá về sự cần thiết thành lập khu kinh tế mới, phát biểu tại Hội thảo 30 năm phát triển khu công nghiệp, khu kinh tế và định hướng thành lập Khu kinh tế ven biển Nam Hải Phòng, ông Nguyễn Đình Cung, Nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý Kinh tế Trung ương thì cho rằng: “Muốn một địa phương, nền kinh tế tăng trưởng để tạo ra sự thịnh vượng cho người dân thì ở đó tốc độ tăng trưởng bình quân phải đạt 9-10% và kéo dài liên tục trong nhiều năm liền. Như vậy, cần phải có động lực tăng trưởng và duy trì được dài hạn. Việc xây dựng nhiều khu kinh tế, thậm chí là khu kinh tế tự do sẽ tạo ra động lực tăng trưởng mới. Vì sắp tới đây, thể chế kinh tế toàn quốc cũng phải thay đổi, nếu thể chế kinh tế không thay đổi thì không thể thúc đẩy động lực tăng trưởng. Và các địa phương phải vì sự phát triển kinh tế mà đi đầu, đi trước trong việc tạo ra một không gian phát triển mới. Và phải có những khu kinh tế như thế. Từ đó, có công cụ để thu hút các nhà đầu tư thế hệ mới, chắc chắn, khu kinh tế này như một trong những cách thức để thu hút đầu tư, sử dụng đầu tư có hiệu quả, tạo động lực tăng trưởng mới cho Hải Phòng”.

Với việc đáp ứng đầy đủ các điều kiện, cùng với định hướng phát triển khu vực ven theo đường cao tốc ven biển, khu vực cảng Nam Đồ Sơn và sân bay Tiên Lãng, việc thành lập Khu kinh tế thứ 2 của thành phố sẽ là một giải pháp quan trọng nhằm tận dụng tối đa lợi thế từ các khu vực trên, đồng thời tranh thủ dư địa phát triển từ các khu công nghiệp, khu kinh tế hiện tại của thành phố nhằm thực hiện tốt các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội, các định hướng phát triển đã được Bộ Chính trị giao; góp phần phát triển Hải Phòng theo hướng hiện đại, chuyên nghiệp; thực sự trở thành động lực tăng trưởng đột phá cho cả Vùng đồng bằng sông Hồng và cả nước.

Lâm Tiến Cường
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: TP. Hải Phòng

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Bộ Công Thương kiểm tra việc chấp hành về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả tại Vĩnh Phúc

Bộ Công Thương kiểm tra việc chấp hành về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả tại Vĩnh Phúc

Ngày 25/4/2024, Đoàn kiểm tra của Bộ Công Thương làm việc với Sở Công Thương Vĩnh Phúc về việc chấp hành pháp luật về Sử dụng năng lượng Tiết kiệm và hiệu quả.
Thừa Thiên Huế: Thành lập Trung tâm xúc tiến đầu tư, thương mại, hỗ trợ doanh nghiệp

Thừa Thiên Huế: Thành lập Trung tâm xúc tiến đầu tư, thương mại, hỗ trợ doanh nghiệp

Thủ tướng Chính phủ Quyết định thành lập Trung tâm xúc tiến đầu tư, thương mại và hỗ trợ doanh nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế.
Địa phương chủ động đào tạo nhân lực cho ngành công nghiệp bán dẫn

Địa phương chủ động đào tạo nhân lực cho ngành công nghiệp bán dẫn

Để đón làn sóng đầu tư mới trong ngành công nghiệp bán dẫn, nhiều địa phương đã chủ động chuẩn bị những điều kiện cần thiết, trong đó có đào tạo nguồn nhân lực.
Bình Dương: Đầu tư phát triển 4 cụm công nghiệp hỗ trợ

Bình Dương: Đầu tư phát triển 4 cụm công nghiệp hỗ trợ

Thời gian tới, Bình Dương đầu tư phát triển 4 cụm công nghiệp hỗ trợ, diện tích mỗi cụm 75 ha, trong đó xây dựng 1 cụm công nghiệp hỗ trợ chuyên ngành cơ khí.
Bình Dương xuất siêu đạt 3,4 tỷ USD trong 4 tháng năm 2024

Bình Dương xuất siêu đạt 3,4 tỷ USD trong 4 tháng năm 2024

Lũy kế xuất khẩu 4 tháng đầu năm 2024 của Bình Dương đạt 11 tỷ USD, tăng 15,6% so với với cùng kỳ năm 2023, thặng dư thương mại đạt 3,4 tỷ USD.

Tin cùng chuyên mục

Bà Rịa – Vũng Tàu: Đối thoại, gỡ khó cho chợ truyền thống

Bà Rịa – Vũng Tàu: Đối thoại, gỡ khó cho chợ truyền thống

Ngày 23/4/2024, Sở Công Thương tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu tổ chức Hội nghị đối thoại với tiểu thương, hộ kinh doanh tại các chợ trên địa bàn tỉnh năm 2024.
Bà Rịa – Vũng Tàu dự kiến tái lập huyện Long Đất

Bà Rịa – Vũng Tàu dự kiến tái lập huyện Long Đất

Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu sẽ tổ chức lấy ý kiến cử tri về việc sáp nhập các đơn vị hành chính cấp huyện, xã trong thời gian tới.
Sở Công Thương An Giang: Nhiều giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất vượt khó

Sở Công Thương An Giang: Nhiều giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất vượt khó

Sở Công Thương An Giang đang tiếp tục theo dõi tình hình sản xuất của doanh nghiệp để kịp thời tháo gỡ khó khăn, giúp hoạt động sản xuất công nghiệp tăng tốc.
Hà Giang: Từng bước tiến sát đến mục tiêu giảm nghèo bền vững

Hà Giang: Từng bước tiến sát đến mục tiêu giảm nghèo bền vững

Thời gian qua, Hà Giang phát triển mô hình kinh tế tập thể, HTX nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người dân liên kết phát triển sản xuất, vươn lên thoát nghèo.
Vừa khánh thành, Đài Kiểm soát không lưu sân bay Điện Biên có gì đặc biệt?

Vừa khánh thành, Đài Kiểm soát không lưu sân bay Điện Biên có gì đặc biệt?

Ngày 20/4, sau một năm thi công, Đài Kiểm soát không lưu Điện Biên được khánh thành nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.
Lai Châu: Tập trung các giải pháp đảm bảo đạt mục tiêu tăng trưởng năm 2024

Lai Châu: Tập trung các giải pháp đảm bảo đạt mục tiêu tăng trưởng năm 2024

Sáng nay (19/4), Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Lai Châu khoá XIV tổ chức Hội nghị lần thứ 19 thảo luận và quyết định một số nội dung quan trọng của địa phương
Bà Rịa – Vũng Tàu tạo động lực cho các dự án trọng điểm

Bà Rịa – Vũng Tàu tạo động lực cho các dự án trọng điểm

HĐND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã thông qua 4 nghị quyết, trong đó có 1 nghị quyết thuộc lĩnh vực đầu tư công và 3 nghị quyết thuộc lĩnh vực đất đai.
Cần Thơ: Doanh thu trong các khu công nghiệp đạt trên 687 triệu USD

Cần Thơ: Doanh thu trong các khu công nghiệp đạt trên 687 triệu USD

Tổng doanh thu của các doanh nghiệp đang hoạt động trong các khu công nghiệp trên địa bàn TP. Cần Thơ là 687,7 triệu USD, tăng 25% với cùng kỳ năm 2023.
Thừa Thiên Huế: Đẩy mạnh tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp

Thừa Thiên Huế: Đẩy mạnh tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp

Tốc độ tăng trưởng quý I/2024 không đạt như kế hoạch, tỉnh Thừa Thiên Huế tiếp tục đẩy mạnh thực hiện chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhằm tháo gỡ khó khăn.
Hà Giang: Hiệu quả từ các mô hình kinh tế do phụ nữ làm chủ

Hà Giang: Hiệu quả từ các mô hình kinh tế do phụ nữ làm chủ

Nhờ nâng cao quyền năng kinh tế, phụ nữ vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở Quang Bình (Hà Giang) đã tự tin vươn lên làm chủ kinh tế, từng bước xóa đói, giảm nghèo
Tuyên Quang: Tín hiệu vui trong công tác đào tạo nghề

Tuyên Quang: Tín hiệu vui trong công tác đào tạo nghề

Năm 2024, tỉnh Tuyên Quang đặt ra mục tiêu giải quyết việc làm cho 22.550 lao động với tỷ lệ qua đào tạo đạt 69,5%, trong đó tỷ lệ có bằng, chứng chỉ là 28%.
Lâm Đồng: Triển khai các giải pháp tăng thu ngân sách Nhà nước

Lâm Đồng: Triển khai các giải pháp tăng thu ngân sách Nhà nước

Thu ngân sách quý I/2024 của tỉnh Lâm Đồng tuy đảm bảo dự toán Trung ương giao, nhưng không đạt chỉ tiêu. Tỉnh này đang triển khai các giải pháp nhằm tăng thu.
Hà Giang: Sẵn sàng đảm bảo cấp điện an toàn, ổn định mùa mưa bão

Hà Giang: Sẵn sàng đảm bảo cấp điện an toàn, ổn định mùa mưa bão

Nhằm đảm bảo cấp điện an toàn, ổn định trong mùa mưa bão năm 2024, hiện công tác bảo dưỡng, sửa chữa, phương án ứng phó sự cố đã được PC Hà Giang hoàn tất.
Xây dựng Mang Yang - Gia Lai thành thiên đường bò sữa

Xây dựng Mang Yang - Gia Lai thành thiên đường bò sữa

Nhìn từ các xứ sở bò sữa trên thế giới hiện nay, Mang Yang - Gia Lai hội tụ nhiều yếu tố để có thể xây dựng thành "thiên đường chăn nuôi bò sữa”.
Bình Dương: Phát triển logistics gia tăng lợi thế trong thu hút đầu tư

Bình Dương: Phát triển logistics gia tăng lợi thế trong thu hút đầu tư

Sự phát triển nhanh của ngành công nghiệp, thương mại dịch vụ đã và đang tạo ra động lực mạnh mẽ thúc đẩy ngành dịch vụ logistics của Bình Dương.
Thái Nguyên bứt phá mạnh mẽ trong thu hút đầu tư

Thái Nguyên bứt phá mạnh mẽ trong thu hút đầu tư

Trên đà phát triển, tỉnh Thái Nguyên đang tiếp tục tập trung cải thiện môi trường kinh doanh, tăng sức cạnh tranh để thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp.
Lãnh đạo Tập đoàn TKV làm việc với tỉnh ủy Lâm Đồng

Lãnh đạo Tập đoàn TKV làm việc với tỉnh ủy Lâm Đồng

Tập đoàn TKV luôn xác định tỉnh Lâm Đồng là địa bàn chiến lược để tiếp tục đầu tư thăm dò phát triển tài nguyên và đầu tư các dự án bô xít - alumin mới.
Hơn 700 nhà lãnh đạo và CEO dự Diễn đàn Hợp tác kinh tế Horasis Trung Quốc 2024 tại Bình Dương

Hơn 700 nhà lãnh đạo và CEO dự Diễn đàn Hợp tác kinh tế Horasis Trung Quốc 2024 tại Bình Dương

Từ ngày 14 - 16/4/2024, sẽ diễn ra Diễn đàn Hợp tác kinh tế Horasis Trung Quốc 2024, tại Trung tâm Hội nghị và Triển lãm tỉnh Bình Dương.
Bà Rịa - Vũng Tàu: Nhiều điểm sáng trong bức tranh kinh tế quý I/2024

Bà Rịa - Vũng Tàu: Nhiều điểm sáng trong bức tranh kinh tế quý I/2024

Trong quý I/2024, Việt Nam thu hút được 6,17 tỷ USD vốn FDI, trong đó tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu thu hút vốn FDI hơn 1,5 tỷ USD, bằng một phần tư của cả nước.
Phú Thọ: Kiểm tra, giám sát chặt chẽ kinh doanh hàng hóa dịp Giỗ Tổ

Phú Thọ: Kiểm tra, giám sát chặt chẽ kinh doanh hàng hóa dịp Giỗ Tổ

Các lực lượng chức năng tỉnh Phú Thọ tăng cường quản lý, giám sát, để kịp thời phát hiện, ngăn chặn những hành vi vi phạm trong kinh doanh hàng hóa dịp Giỗ Tổ.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động