Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ trần: Sự mất mát để lại niềm tin gắn kết

Trái tim lớn đã ngừng đập, song sự ra đi của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã để lại một niềm tin và tinh thần gắn kết của dân tộc Việt Nam.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ trần Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Tấm gương sáng để các thế hệ sau học tập

Sau khi có thông tin từ Hội đồng chuyên môn bảo vệ sức khỏe cán bộ Trung ương, "đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, sau thời gian lâm bệnh, mặc dù được Đảng, Nhà nước, tập thể các giáo sư, bác sỹ tận tình cứu chữa, gia đình hết lòng chăm sóc, nhưng do tuổi cao, bệnh nặng, Đồng chí đã từ trần lúc 13h38', ngày 19/7/2024 tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108", đất nước như lặng đi. Gần 100 triệu con dân đất Việt, dù độ tuổi khác nhau, ngành nghề khác nhau, hoàn cảnh khác nhau nhưng đều có chung 1 tâm trạng buồn, mất mát.

Nhiều người đã khóc!

Không ai bảo ai nhưng dù chưa đến Quốc tang, nhiều cơ quan báo chí đã chuyển măng sét sang màu đen. Nhiều lá cờ của công sở, doanh nghiệp, hộ gia đình trên cả nước có thêm dải băng đen. Nhiều chương trình vui chơi giải trí, sinh hoạt tập thể được chủ động huỷ bỏ. Thậm chí cả những chương trình livestream bán hàng của các tictocker cũng dừng.

Chỉ trong có mấy ngày nhưng đã có hàng chục nghìn tin/bài về Tổng Bí thư được đăng tải; các hãng truyền thông quốc tế đưa tin. Hàng chục nghìn video về cuộc đời, các bài phát biểu của Tổng Bí thư được chia sẻ trên các nền tảng mạng xã hội. Hàng loạt cảm xúc, bài thơ, bài hát được phổ nhạc; hàng trăm bức hoạ được vẽ; Có hàng triệu alvaltar tài khoản cá nhân Facebook, zalo được thay bằng hình Tổng Bí thư trên nền băng đen hoặc hình cờ quốc tang.

Nhiều cơ quan tổ chức, trường học tổ chức mặc niệm trước khi bắt đầu chương trình làm việc.

Lãnh đạo nhiều quốc gia gửi điện chia buồn. Tổng Bí thư – Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình đã đích thân cùng đoàn lãnh đạo cao cấp đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Đại sứ quán Việt Nam; gửi những lời chia buồn “kính trọng” với người đồng chí anh em.

Tổng thống Nga Putin cũng gửi lời chia buồn với cảm xúc buồn khó tả.

Nhiều nước anh em đã tuyên bố và thực hiện Quốc tang như Cu Ba, Lào…

Nước mắt thấm đẫm! Trời cũng buồn hơn!

Sự tiếc thương, kính trọng về một nhân cách lớn đang lan toả, bao trùm!

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ trần: Sự mất mát để lại niềm tin gắn kết
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Dường như có 1 “khoảng trống” không hề nhẹ về sự ra đi mãi mãi của Tổng Bí thư trong mỗi con người Việt Nam và bạn bè quốc tế, dẫu vẫn biết rằng "sinh lão bệnh tử"!

Khi ông ra đi, người ta mới có dịp nhìn lại “di sản” mà ông đã để lại cho đất nước. Trước hết là sự phát triển kinh tế vượt bậc kể từ khi ông bắt đầu nhiệm kỳ Tổng Bí thư.

Thống kê của Tổng cục Thống kê, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) năm 2010 mới chỉ đạt khoảng 104,6 tỷ USD năm 2010 nhưng đến 2023, con số này đã lên 430 tỷ USD năm 2023. Cùng với đó, thu nhập bình quân đầu người cũng tăng hơn 3,6 lần, từ 1.168 USD lên 4.284,5 USD.

Đó là sự bang giao, hội nhập, uy tín, thương hiệu, giá trị, vị thế Việt Nam phát triển mạnh mẽ và được khẳng định dưới sự lãnh đạo của đồng chí Nguyễn Phú Trọng!

Cho đến nay, mối quan hệ ngoại giao, kinh tế với gần 200 quốc gia, vùng lãnh thổ ngày càng phát triển dù bối cảnh thế giới có nhiều thay đổi, diễn biến phức tạp nhưng nhờ quan điểm kiên định và đường lối "ngoại giao cây tre" dưới thời Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã phát huy tác dụng mạnh mẽ.

Và quả thật, sau gần 40 năm đổi mới, với 3 nhiệm kỳ ở cương vị Tổng Bí thư, từ một đất nước còn khó khăn, nhập siêu, hạ tầng nghèo nàn…chúng ta có quyền tự hào rằng "Đất nước chưa bao giờ có được tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay” – như lời Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã khẳng định.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ trần: Sự mất mát để lại niềm tin gắn kết
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng luôn mong muốn đời sống của Nhân dân tốt hơn (Ảnh: Báo quân đội nhân dân)

Đó là hệ tư tưởng của đồng chí Tổng Bí thư được tiếp nối kế thừa từ Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại thông qua các chỉ đạo thông qua các bài phát biểu tại hàng chục nghìn hội nghị, sự kiện lớn nhỏ.

Tư tưởng, quan điểm, mong muốn, trăn trở của đồng chí luôn hướng về Nhân dân, về đất nước, dân tộc. Như lời Chủ tịch nước Tô Lâm đã tổng kết: Về Đảng, đồng chí khẳng định “Đảng ta phải có trách nhiệm cao nhất với dân, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho Nhân dân”; “đường lối của Đảng mà không phản ánh được lợi ích của Nhân dân, của đất nước, của dân tộc, không phù hợp với quy luật tiến hóa của lịch sử, là đường lối sai lầm”, “liên hệ chặt chẽ với nhân dân là quy luật tồn tại, phát triển và hoạt động của Đảng, là nhân tố quyết định tạo ra sức mạnh của Đảng”.

Về kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa, đồng chí khái quát “Một đặc trưng cơ bản, một thuộc tính quan trọng của định hướng xã hội chủ nghĩa trong kinh tế thị trường ở nước ta là phải gắn kinh tế với xã hội, thống nhất chính sách kinh tế với chính sách xã hội, tăng trưởng kinh tế đi đôi với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước, từng chính sách và trong suốt quá trình phát triển”, “mỗi chính sách kinh tế đều phải hướng tới mục tiêu phát triển xã hội…, khuyến khích làm giàu hợp pháp đi đôi với xóa đói giảm nghèo, chăm sóc người có công, những người không may gặp khó khăn, cơ nhỡ.”

Đó là sự quyết tâm trong công cuộc phòng chống tham nhũng, xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh với tư tưởng “thà ít mà chất lượng”; là loại bỏ những cái xấu ra khỏi xã hội.

Chỉ trong giai đoạn 2012-2022, hơn 167.700 cán bộ, đảng viên trong 2.740 tổ chức đảng, bị kỷ luật (trong đó có 7.390 người bị kỷ luật, xử lý do tham nhũng). Trong 170 cán bộ thuộc diện Trung ương quản lý bị kỷ luật, có 4 ủy viên, nguyên ủy viên Bộ Chính trị, 29 ủy viên, nguyên ủy viên Trung ương, 50 sĩ quan cấp tướng trong lực lượng vũ trang.

Quan trọng hơn, đó là sự chí công vô tư, liêm khiết; là sự thức tỉnh ngọn đèn “đạo đức” “liêm sỉ”, “nhân cách” trong mỗi cán bộ, đảng viên và mỗi con người Việt Nam.

Đó là danh dự, đạo đức, sự trong sạch, khiêm tốn, nhân cách lớn về mọi mặt, là tình cảm yêu thương, chăm lo thực lòng cho Nhân dân, đất nước. Tất cả vì tổ quốc, dân tộc Việt Nam.

Và chỉ khi Tổng Bí thư từ trần, nhiều người mới biết, hiểu hơn về một con người cách mạng suốt đời sống giản dị, thanh bạch và khiêm nhường!

Khó có thể kể hết những thành tựu và ngôn từ đẹp đẽ nhất đã dùng để ca tụng đường lối, quan điểm và việc làm, nhân cách, đạo đức của Tổng Bí thư như “Người đốt lò vĩ đại”, "Nhân cách lớn"… ; Khó có thể bày tỏ niềm tiếc thương này chỉ biết rằng, ông xứng đáng để người ta tôn thờ!

Tình cảm của Nhân dân, bạn bè quốc tế là minh chứng rõ nét cho điều đó.

Trong bài viết gần đây, Chủ tịch nước Tô Lâm đã khẳng định: Trọn cuộc đời đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã bền bỉ cống hiến cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta bằng một tinh thần, ý chí thép, không lùi bước trước những trở ngại, khó khăn; khẳng định một nhân cách lớn, coi “Danh dự là điều thiêng liêng, cao quý nhất,” giữ vững nguyên tắc, sống trọn cuộc đời vì nước, vì dân. Đồng chí thực sự là tấm gương tiêu biểu, mẫu mực về đạo đức cách mạng trong sáng, “chí công vô tư” lối sống giản dị, phong cách làm việc dân chủ, tận tụy, khoa học, tôn trọng và yêu thương con người..., được cán bộ, đảng viên và nhân dân kính trọng, tín nhiệm cao, tin tưởng và yêu quý, được bạn bè quốc tế trân trọng và đánh giá cao.

Còn Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phan Văn Giang đúc kết: Tổng Bí thư là người có tâm, có tầm, có kiến thức thực tiễn phong phú, có tầm nhìn xa, trông rộng trên nhiều lĩnh vực, vừa có tư duy lý luận sâu sắc, vượt trội, vừa có phương pháp lãnh đạo khoa học, chỉ đạo kiên quyết, nói đi đôi với làm; là Tổng tư lệnh của lòng dân, có lối sống giản dị, gần gũi với đồng bào, đồng chí, đồng nghiệp, cộng sự và cấp dưới.

Vâng, trái tim lớn đã ngừng đập! Từ nay đất nước mất đi “người đốt lò vĩ đại”, "một nhân cách" lớn... nhưng tin rằng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng sẽ còn sống mãi trong sự nghiệp cách mạng Việt Nam, trong lòng người Việt Nam; mãi mãi là tấm gương để các cán bộ, đảng viên soi rọi, thức tỉnh, rèn rũa về đạo đức, danh dự, để tiếp tục cống hiến công sức cho Tổ quốc, cho nhân dân!

Đình Dũng
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại ấp Mũi, xã Đất Mũi (Cà Mau)

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại ấp Mũi, xã Đất Mũi (Cà Mau)

(Chinhphu.vn) - Tiếp tục chương trình công tác tại Cà Mau, sáng 17/11, Tổng Bí thư Tô Lâm đã đến dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại ấp Mũi, xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau.
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Phải phát huy ngoại giao cao hơn, rộng hơn thúc đẩy hợp tác Việt Nam - Brazil

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Phải phát huy ngoại giao cao hơn, rộng hơn thúc đẩy hợp tác Việt Nam - Brazil

Tối 16/11, tại Brazil, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng Phu nhân đã gặp gỡ cán bộ, nhân viên Đại sứ quán và cộng đồng người Việt Nam tại đây.
Chủ tịch nước Lương Cường kết thúc tốt đẹp chuyến thăm Peru và tham dự Tuần lễ Cấp cao APEC

Chủ tịch nước Lương Cường kết thúc tốt đẹp chuyến thăm Peru và tham dự Tuần lễ Cấp cao APEC

Chiều 16/11 theo giờ địa phương, Chủ tịch nước Lương Cường đã rời thủ đô Lima, kết thúc chuyến thăm chính thức Cộng hòa Peru và tham dự Tuần lễ Cấp cao APEC.
Chủ tịch nước Lương Cường hội kiến Tổng thống Hàn Quốc, Thủ tướng Nhật Bản

Chủ tịch nước Lương Cường hội kiến Tổng thống Hàn Quốc, Thủ tướng Nhật Bản

Ngày 16/11, nhân dịp dự Tuần lễ cấp cao APEC 2024 tại Lima (Peru), Chủ tịch nước Lương Cường đã hội kiến Tổng thống Hàn Quốc và Thủ tướng Nhật Bản.
Chủ tịch nước Lương Cường tham dự và phát biểu tại APEC lần thứ 31

Chủ tịch nước Lương Cường tham dự và phát biểu tại APEC lần thứ 31

Sáng 16/11 theo giờ địa phương, tại thủ đô Lima của Peru, Chủ tịch nước Lương Cường đã tham dự và phát biểu tại APEC lần thứ 31.

Tin cùng chuyên mục

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Cầu truyền hình kỷ niệm 70 năm sự kiện tập kết ra Bắc tại Cà Mau

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Cầu truyền hình kỷ niệm 70 năm sự kiện tập kết ra Bắc tại Cà Mau

Tối 16/11, tại huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau, Tổng Bí thư Tô Lâm dự Cầu truyền hình kỷ niệm 70 năm sự kiện tập kết ra Bắc (1954-2024).
Chủ tịch nước Lương Cường gặp lãnh đạo các nền kinh tế nhân dịp dự Hội nghị Cấp cao APEC

Chủ tịch nước Lương Cường gặp lãnh đạo các nền kinh tế nhân dịp dự Hội nghị Cấp cao APEC

Ngày 15/11 theo giờ địa phương, tại Lima, Peru, Chủ tịch nước Lương Cường gặp lãnh đạo các nền kinh tế nhân dịp dự Hội nghị Cấp cao APEC.
Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban Chỉ đạo sắp xếp bộ máy Chính phủ tinh gọn, hiệu quả

Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban Chỉ đạo sắp xếp bộ máy Chính phủ tinh gọn, hiệu quả

Thủ tướng Phạm Minh Chính quyết định thành lập Ban Chỉ đạo về tinh gọn bộ máy của Chính phủ theo Nghị quyết số 18 của Trung ương.
Tổng Bí thư Tô Lâm dâng hương, dâng hoa tại Khu tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Cà Mau

Tổng Bí thư Tô Lâm dâng hương, dâng hoa tại Khu tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Cà Mau

Chiều 16/11, Tổng Bí thư Tô Lâm và Đoàn công tác của Trung ương đã đến dâng hương, dâng hoa tại Khu tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh ở phường 1, tỉnh Cà Mau.
Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ giữ chức Chủ tịch Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ giữ chức Chủ tịch Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam

Từ ngày 15/11, Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ kiêm thêm chức vụ Chủ tịch Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam.
Chủ tịch nước Lương Cường gặp lãnh đạo Indonesia, Hong Kong (Trung Quốc), New Zealand

Chủ tịch nước Lương Cường gặp lãnh đạo Indonesia, Hong Kong (Trung Quốc), New Zealand

Chiều 15/11 (giờ địa phương), tại Peru, Chủ tịch nước Lương Cường gặp Tổng thống Indonesia, Trưởng Đặc khu Hong Kong (Trung Quốc) và Thủ tướng New Zealand.
Thủ tướng Phạm Minh Chính lên đường dự Hội nghị thượng đỉnh G20 tại Brazil và thăm chính thức Cộng hòa Dominica

Thủ tướng Phạm Minh Chính lên đường dự Hội nghị thượng đỉnh G20 tại Brazil và thăm chính thức Cộng hòa Dominica

Rạng sáng 16/11, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam lên đường tham dự Hội nghị thượng đỉnh G20.
Chủ tịch nước tham dự Đối thoại không chính thức giữa các nhà lãnh đạo APEC và khách mời

Chủ tịch nước tham dự Đối thoại không chính thức giữa các nhà lãnh đạo APEC và khách mời

Sáng 15/11 (giờ địa phương), tại Peru, Chủ tịch nước đã tham dự và phát biểu tại Đối thoại không chính thức giữa các nhà lãnh đạo APEC với khách mời.
Tổng Bí thư Tô Lâm dự Chương trình

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Chương trình 'Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024'

Tối 15/11, tại Cung Văn hóa Lao động hữu nghị Việt Xô, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng lãnh đạo Đảng, Nhà nước dự Chương trình "Hồ Chí Minh-Hành trình khát vọng 2024".
Thủ tướng phân công 4 Phó Thủ tướng theo dõi, giải quyết kiến nghị của Quảng Trị

Thủ tướng phân công 4 Phó Thủ tướng theo dõi, giải quyết kiến nghị của Quảng Trị

Văn phòng Chính phủ ra văn bản truyền đạt ý kiến của Thủ tướng về việc xử lý kiến nghị của Quảng Trị tại buổi làm việc của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính gặp mặt các nhà giáo tiêu biểu

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính gặp mặt các nhà giáo tiêu biểu

Chiều 15/11 Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp mặt đại diện các nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục tiêu biểu trên toàn quốc nhân kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.
Quy định giấy phép khai thác khoáng sản có thời hạn bao lâu?

Quy định giấy phép khai thác khoáng sản có thời hạn bao lâu?

Việc quy định thời hạn của giấy phép khai thác khoáng sản, bảo đảm thuận lợi cho khai thác khoáng sản nhưng cũng cần tính toán giảm thiểu các tác động.
Đa dạng hoạt động nhân Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam

Đa dạng hoạt động nhân Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam

Những tháng cuối năm dự kiến sẽ có nhiều hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân.
Cơ hội đưa quan hệ Việt Nam-Cộng hòa Séc lên tầm cao mới

Cơ hội đưa quan hệ Việt Nam-Cộng hòa Séc lên tầm cao mới

Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Cộng hòa Séc từ ngày 13-16/11, Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân đã hội đàm, hội kiến với các lãnh đạo Cộng hòa Séc.
Thủ tướng dự Hội nghị thượng đỉnh G20, thăm chính thức Dominica: Củng cố, thúc đẩy hợp tác với các đối tác

Thủ tướng dự Hội nghị thượng đỉnh G20, thăm chính thức Dominica: Củng cố, thúc đẩy hợp tác với các đối tác

Việc Thủ tướng tham dự Hội nghị Thượng đỉnh G20 tại Brazil và thăm chính thức Dominica sẽ là động lực để Việt Nam củng cố và thúc đẩy hợp tác với các đối tác.
Thứ trưởng Phan Thị Thắng: Nông, thủy sản chủ lực của Cà Mau sẽ vươn xa trong chuỗi giá trị toàn cầu

Thứ trưởng Phan Thị Thắng: Nông, thủy sản chủ lực của Cà Mau sẽ vươn xa trong chuỗi giá trị toàn cầu

Thứ trưởng Phan Thị Thắng tin tưởng, các sản phẩm nông, thủy sản chủ lực của Cà Mau nói riêng và Việt Nam nói chung sẽ vươn xa hơn trong chuỗi giá trị toàn cầu.
Chủ tịch nước Lương Cường tiếp Liên minh Doanh nghiệp Hoa Kỳ - APEC

Chủ tịch nước Lương Cường tiếp Liên minh Doanh nghiệp Hoa Kỳ - APEC

Chiều 14/11 theo giờ địa phương, nhân dịp tham dự Tuần lễ Cấp cao APEC tại Peru, Chủ tịch nước Lương Cường đã tiếp đoàn Liên minh Doanh nghiệp Hoa Kỳ - APEC.
Ông Nguyễn Quang Đức được điều động làm Phó Trưởng Ban Dân vận Trung ương

Ông Nguyễn Quang Đức được điều động làm Phó Trưởng Ban Dân vận Trung ương

Ban Bí thư điều động ông Nguyễn Quang Đức, Trưởng Ban Nội chính Thành ủy Hà Nội đến nhận công tác và giữ chức vụ Phó Trưởng ban Dân vận Trung ương.
Tăng mức phân bổ từ nguồn thu bảo hiểm y tế để chi cho khám chữa bệnh

Tăng mức phân bổ từ nguồn thu bảo hiểm y tế để chi cho khám chữa bệnh

Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật bảo hiểm y tế quy định tăng mức phân bổ từ nguồn thu BHYT để chi cho hoạt động khám bệnh, chữa bệnh lên 92%.
Hội nghị liên Bộ trưởng Ngoại giao-Kinh tế APEC lần thứ 35

Hội nghị liên Bộ trưởng Ngoại giao-Kinh tế APEC lần thứ 35

Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn đánh giá cao hợp tác APEC 2024 với nhiều điểm sáng về tăng trưởng bao trùm, bền vững.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động