Khu kinh tế, khu công nghiệp với tăng trưởng xanh và kinh tế số

Sáng 11/8, tại TP.Hồ Chí Minh, Tạp chí Nhà đầu tư/Nhadautu.vn tổ chức diễn đàn "Khu công nghiệp Việt Nam - 2022: Khơi thông làn sóng đầu tư mới".
“Cơ hội vàng” thu hút đầu tư vào khu kinh tế, khu công nghiệp

Nghị định 35 của Chính phủ là văn bản pháp lý toàn diện, đổi mới theo định hướng tăng trưởng xanh và kinh tế số. Vấn đề là thực thi nghiêm chỉnh để chuyển đổi nhanh chóng mô hình tăng trưởng khu kinh tế, khu công nghiệp theo hướng xanh hóa sản xuất, quản lý nhà nước khu kinh tế, khu công nghiệp theo hướng Chính phủ số.

Hình minh họa
Hình minh họa

Dưới đây là toàn văn bài tham luận của GS.TSKH Nguyễn Mại, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (VAFIE):

Ngày 28/05/9022 Chính phủ đã ban hành Nghị định 35/2022 NĐ-CP “ Quy định về Quản lý Khu Kinh tế, Khu Công nghiệp” đề ra “phương hướng xây dựng, phương án phát triển hệ thống khu công nghiệp, khu kinh tế; đầu tư hạ tầng, thành lập, hoạt động, chính sách phát triển và quản lý nhà nước đối với khu công nghiệp, khu kinh tế”.

Nghi định đã định hướng xây dưng khu kinh tế, khu công nghiệp, khu công nghiệp- đô thị- dịch vụ, khu công nghiệp sinh thái, giảm tiêu hao năng lượng, hạn chế khí phát thải nhà kính, chú trọng trách nhiệm xã hội và được quản trị theo mô hình Chính phủ số.

I. Tăng trưởng xanh và Kinh tế số

I.1. Kinh tế xanh

Nước ta đã thu được được kết quả tích cực trong quá trình xây dựng nền kinh tế xanh, đồng thời cũng đối mặt với một số vấn đề trong thực tiễn.

GS.TSKH Nguyễn Mại, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (VAFIE)
GS.TSKH Nguyễn Mại, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (VAFIE)

“Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh thời kỳ 2011 - 2020 và tầm nhìn đến năm 2050” khẳng định: “Tăng trưởng xanh là sự tăng trưởng dựa trên quá trình thay đổi mô hình tăng trưởng, tái cơ cấu nền kinh tế nhằm tận dụng lợi thế so sánh, nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế thông qua việc nghiên cứu và áp dụng công nghệ tiên tiến, phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng hiện đại để sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, giảm phát thải khí nhà kính, ứng phó với biến đổi khí hậu, góp phần xóa đói giảm nghèo và tạo động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế một cách bền vững”, bao gồm:

Xanh hoá sản xuất: thực hiện chiến lược công nghiệp hoá sạch thông qua rà soát, điều chỉnh những quy hoạch ngành hiện có; sử dụng tiết kiệm và hiệu quả tài nguyên; khuyến khích phát triển công nghiệp xanh, nông nghiệp xanh.

Xanh hoá tiêu dùng: thay đổi lối sống để hướng đến tiêu dùng bền vững; kết hợp lối sống đẹp truyền thống với những phương tiện văn minh hiện đại.

Ngày 30/12/2013, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 2612/QĐ-TTg phê duyệt “Chiến lược Sử dụng công nghệ sạch giai đoạn đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030” với nội dung chính là đến năm 2020, 100% dự án đầu tư mới thuộc các ngành sử dụng nhiều năng lượng, có khả năng gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng như dệt nhuộm, sản xuất phân bón, thuốc trừ sâu, luyện thép, sản xuất giấy… phải đáp ứng các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về công nghệ sạch.

Thực hiện chiến lược này, tỷ trọng giá trị sản phẩm công nghệ cao và sản phẩm ứng dụng công nghệ cao trong tổng giá trị sản xuất công nghiệp có xu hướng tăng dần trong những năm qua, bình quân 5 năm 2011-2015 đạt 18,37%; ứng dụng công nghệ cao phát triển mạnh mẽ các ngành, lĩnh vực kinh tế.

Nhà nước đã tích cực hỗ trợ chuyển giao công nghệ xanh, trợ giá cho đầu tư các dây chuyền công nghệ thân thiện với môi trường; nhiều đề tài nghiên cứu theo hướng đổi mới, sáng tạo và áp dụng công nghệ xanh ở các ngành và địa phương đã được đặt hàng. Điển hình là các công trình nghiên cứu về giống cây trồng và giống gia súc đã chọn lọc và phát triển, nhằm đảm bảo cho năng suất cao và chống được dịch bệnh, đồng thời có khả năng thích ứng được với biến đổi môi trường sinh thái. Nhiều công trình xanh, công nghệ xanh trong xây dựng để ứng phó với biến đổi khí hậu như nghiên cứu vật liệu xây dựng xanh, thiết kế kiến trúc, giải pháp thi công phù hợp với tiêu chuẩn kiến trúc xanh.

Tỷ lệ cơ sở sản xuất công nghiệp áp dụng công nghệ xanh hóa sản xuất tăng từ 11% lên 32% giai đoạn 2010-2015, mục tiêu của năm 2020 là hơn 50%; trong đó, tỷ lệ cơ sở giảm tiêu thụ năng lượng, nguyên liệu và nhiên liệu trên một đơn vị sản phẩm nhờ áp dụng xanh hóa sản xuất tăng từ 11% năm 2010 lên 24% năm 2015.

Tuy vậy, tăng trưởng xanh chưa thực sự trở thành chương trình nghị sự hàng ngày của nhiều cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức xã hội và người dân, có 8% số cơ sở chưa thu được lợi ích rõ rệt; cũng cần chú trọng hơn đầu tư về nguồn nhân lực, đổi mới công nghệ, thay đổi mô hình tăng trưởng, thực hiện kinh tế tuần hoàn… để đạt được mục tiêu đề ra tại Chiến lược tăng trưởng xanh quốc gia.

I.2. Kinh tế số

Kinh tế số là toàn bộ hoạt động kinh tế dựa trên nền tảng số, sử dụng công nghệ số và dữ liệu để tạo ra những mô hình kinh doanh mới. Dựa trên nền tảng của nhiều công nghệ mới mà cốt lõi là công nghệ số, trí tuệ nhân tạo (AI), dữ liệu lớn (Big Data), chuỗi khối (Blockchain), điện toán đám mây (Cloud Computing), Internet vạn vật (IoT)). Kinh tế số tạo ra không gian phát triển mới, mở ra cơ hội để nước ta tăng trưởng với tốc độ cao và bền vững, nhanh chóng đuổi kịp các nước phát triển mới bắt đầu quá trình chuyển đổi số.

Trên thế giới, kinh tế số đang tăng trưởng rất nhanh, trở thành chìa khóa cho một số nền kinh tế vươn ra toàn cầu. Kinh tế số của Trung Quốc năm 2019 chiếm 37% GDP. Nhiều doanh nghiệp kinh tế số Trung Quốc đã trở thành những “gã khổng lồ” công nghệ, với năng lực phát triển và khả năng cạnh tranh toàn cầu mạnh mẽ.

Kinh tế số của Việt Nam năm 2021 có giá trị khoảng 163 tỷ USD, chiếm 8,2% GDP. Dư địa phát triển của các cấu phần kinh tế số rất lớn, góp phần vào tăng tưởng kinh tế, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.

“Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” đề ra mục tiêu: Việt Nam thuộc nhóm 50 nước dẫn đầu về chính phủ điện tử, liên quan đến phát triển kinh tế số, nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế. Đến năm 2025, kinh tế số chiếm 20% GDP; tỷ trọng kinh tế số trong từng ngành, lĩnh vực đạt tối thiểu 10%. Đến năm 2030, kinh tế số chiếm 30% GDP; tỷ trọng kinh tế số trong từng ngành, lĩnh vực đạt tối thiểu 20%.

Quy mô kinh tế số của Việt Nam năm 2020 đạt 14 tỷ USD, đóng góp 5% GDP và đứng thứ hai ASEAN về tốc độ tăng trưởng kinh tế số sau Indonesia. Việt Nam là quốc gia có tỷ trọng tổng giá trị hàng hóa kinh tế số năm 2020 lớn nhất trong khu vực, đạt 4% GDP, Singapore 3,2% GDP, Indonesia 2,9% GDP, Thái Lan và Malaysia 2,7% GDP, Philippines 1,6% GDP.

Việt Nam chú trọng xây dựng Chính phủ điện tử, thành lập Ủy ban Chính phủ điện tử năm 2018, nằm trong Top 10 quốc gia có bước nhảy vọt chỉ số phát triển Chính phủ điện tử và đặt mục tiêu trở thành top 4 quốc gia hàng đầu ASEAN về chỉ số phát triển Chính phủ điện tử trước năm 2025, trong nhóm 50 nước dẫn đầu về Chính phủ điện tử thế giới năm 2030.

Mặc dù vậy, để đạt được mục tiêu kinh tế số chiếm 20% GDP năm 2025 thì cần đẩy nhanh hơn nữa quá trình chuyển sang nền kinh tế số của Việt Nam bằng hệ thống giải pháp đồng bộ từ quan điểm, nhận thức của cộng đồng, hoàn thiện môi trường pháp lý, xây dựng hạ tầng số, đào tạo nhân lực cho kinh tế số.

Nhiệm vụ của Diễn đàn này là đánh giá đúng thực trạng các khu kinh tế, khu công nghiệp hiện có, rút ra những bài học kinh nghiệm từ quy hoạch, lập và phê chuẩn các khu kinh tế, khu công nghiệp, xây dựng cơ sở hạ tầng kỷ thuật, xã hội, xử lý môi trường, xây dựng nhà ở xã hội đề đề ra giải pháp thực hiện Nghị định 35 của Chính phủ nhằm mục tiêu xanh hóa sản xuất và chuyển sang kinh tế số, doanh nghiệp số và Chính phủ số.

II. Chuyển đổi mô hình tăng trưởng

Sau hơn 30 năm thành lập và hoạt động, nước ta đã xuất hiện nhiều khu kinh tế, khu công nghiệp sinh thái, khu công nghiệp- đô thị - dịch vụ.

II.1. Mô hình Khu Công nghiệp sinh thái

Mô hình khu công nghiệp sinh thái được UNIDO và Bộ Kế hoạch & Đầu tư triển khai từ năm 2015 đến năm 2020 tại thành phố Hải Phòng, Đồng Nai, thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng và Cần Thơ, với khu công nghiệp Amata (Đồng Nai), khu công nghiệp Deep C (Hải Phòng), khu công nghiệp Hiệp Phước (TP Hồ Chí Minh), khu công nghiệp Trà Nóc 1&2 (Cần Thơ), khu công nghiệp Hòa Khánh (Đà Nẵng).

Đại diện UNIDO đánh giá cao định hướng của Chính phủ Việt Nam về tăng trưởng xanh và bền vững, phát triển kinh tế theo chiều sâu, giảm phát thải khí nhà kính và bảo vệ môi trường, trong đó mô hình khu công nghiệp sinh thái là một minh chứng cụ thể; bày tỏ lạc quan mô hình phát triển khu công nghiệp sinh thái mới này sẽ góp phần thu hút nguồn lực từ tất cả các bên có liên quan, đặc biệt là đầu tư của khu vực tư nhân nhằm giúp Việt Nam trở thành một nước công nghiệp hiện đại với chất lượng cuộc sống tốt cho người dân và đạt được các mục tiêu phát triển bền vững.

Tỉnh Đồng Nai có 32 khu công nghiệp, thuộc tốp đầu các địa phương thu hút và sử dụng có hiệu quả vốn FDI, đã có 3 khu công nghiệp sinh thái, sẽ thành lập thêm 6 khu công nghiệp sinh thái mới.

Khu công nghiệp Amata có những lợi thế để sớm hoàn thành các tiêu chí về khu công nghiệp sinh thái do các doanh nghiệp trong khu công nghiệp này đa số sản xuất sản phẩm cung ứng cho các tập đoàn lớn trên thế giới. Doanh nghiệp tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu đã đạt trình độ cao về quản trị doanh nghiệp, sản xuất, môi trường và lao động.

Ông Ngô Hoàng Hồ, Giám đốc Khối tổng vụ kinh doanh Công ty TNHH Việt Nam NOK, khu công nghiệp Amata cho biết: “Sản phẩm của công ty đa số xuất khẩu vào thị trường Nhật Bản, Hoa Kỳ, những nơi đòi hỏi rất cao về chất lượng sản phẩm và các yếu tố liên quan đến môi trường, lao động. Để đáp ứng được yêu cầu của khách hàng, từ năm 2018, công ty đã áp dụng quy trình sản xuất sạch hơn, kiểm soát khí thải CO2, sản xuất sử dụng nguyên liệu hiệu quả, cải tiến và thay các thiết bị sử dụng nhiều năng lượng”. Với quy trình sản xuất công nghiệp bền vững giúp doanh nghiệp hạ giá thành sản xuất, tăng hiệu quả kinh tế, góp phần bảo vệ môi trường, đáp ứng đòi hỏi của các tập đoàn quốc tế với những doanh nghiệp muốn tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu.

Khu công nghiệp sinh thái phải đáp ứng 8 tiêu chí: 1) Kết cấu hạ tầng phải đúng pháp luật và bảo vệ môi trường, lao động, 2) Kết cấu hạ tầng đầy đủ dịch vụ cơ bản, 3) Sử dụng tài nguyên hiệu quả và sản xuất sạch, 4) Có diện tích đất hợp lý để trồng cây xanh, 5) Liên kết cộng sinh công nghiệp, 6) Xây dựng công trình xã hội cho người lao động, 7) Có cơ chế giám sát, quản lý bảo vệ môi trường và 8) Thực hiện công bố báo cáo bảo vệ môi trường.

II.2. Mô hình Khu Công nghiệp - Đô thị - Dịch vụ

Khu công nghiệp - đô thị - dịch vụ là mô hình kết hợp giữa phát triển công nghiệp với đô thị hóa, đảm bảo sự phát triển bền vững của khu công nghiệp; phát triển song song giữa khu sản xuất công nghiệp với Trung tâm nghiên cứu và phát triển (R&D), Trung tâm ươm tạo doanh nghiệp, giáo dục, y tế, vui chơi giải trí,… để tạo nên môi trường sống và làm việc tốt cho người lao động, chuyên gia công nghệ, chuyên gia kinh tế.

Khu Dịch vụ trong mô hình khu công nghiệp - đô thị - dịch vụ có thể bao gồm các phân khu chức năng như nhà ở, bệnh viện, trường học, Trung tâm nghiên cứu & phát triển, trung tâm ươm tạo doanh nghiệp và một số hạng mục công trình kinh tế - xã hội khác cần thiết, được đầu tư xây dựng để đảm bảo sự phát triển hiệu quả, bền vững về kinh tế, xã hội, môi trường của khu công nghiệp. Quy mô diện tích khu đô thị - dịch vụ tối đa không vượt quá 1/3 diện tích khu công nghiệp.

Tình trạng thiếu nhà ở và tiện ích xã hội được thể hiện qua các số liệu của Cục Quản lý thị trường bất động sản thuộc Bộ Xây dựng: Năm 2020 có khoảng 1,7 triệu lao động làm việc tại các khu, cụm công nghiệp đang cần nhà ở, trong đó 50% số người lao động cần nhà ở là người ngoại tỉnh (Bình Dương 90%; TP.HCM 63%; Đồng Nai 60%; Hà Nội 59%), trong khi các dự án đô thị nhà ở dành cho người lao động lại rất ít, cả nước chỉ có khoảng 100 dự án loại này, đáp ứng nhu cầu nhà ở cho khoảng 330.000 người lao động, chiếm khoảng 28% so với nhu cầu thực tế; đang triển khai 73 dự án với khoảng 88.000 căn hộ.

Mô hình khu công nghiệp – đô thị – dịch vụ nếu được triển khai đồng bộ có thể đã là lời giải cho bài toán nhà ở xã hội, tiện nghi sinh hoạt và các tiện ích xã hội khác tại các khu công nghiệp.

Khu công nghiệp - đô thị - dịch vụ Becamex VSIP Bình Định tọa lạc tại xã Canh Vinh, huyện Vân Canh, tỉnh Bình Định được quy hoạch tổng thể diện tích 1.425ha, tổng vốn đầu tư hơn 3.000 tỷ đồng, thuộc phân khu 07 của Khu kinh tế Nhơn Hội, bao gồm 1.000ha khu công nghiệp do Becamex IDC và VSIP hợp tác phát triển và 425ha khu dân cư, thương mại - dịch vụ và khu tái định cư. Dự án được triển khai, quy hoạch theo tiêu chí xanh, sạch, đẹp và bền vững. Khu công nghiệp được xây dựng cơ sở hạ tầng đồng bộ và hiện đại như đường giao thông, điện, cấp thoát nước, viễn thông, xử lý nước thải, công viên cây xanh, quảng trường; đa ngành nghề gắn liền với các công trình dịch vụ như y tế, giáo dục, trung tâm thương mại, khách sạn, nhà hàng, khu mua sắm, vui chơi, giải trí, trung tâm văn hóa, thể thao cộng đồng, nhà ở xã hội.

Từ những mô hình khu công nghiệp sinh thái, khu công nghiệp- đô thị- dịch vụ đã thành công tại nhiều địa phương, cần tổng kết thành hình mẫu của cả nước để từng tỉnh, thành phố áp dụng sáng tạo phù hợp với đặc điểm kinh tế- xã hội của địa phương.

Bộ Kế hoạch & Đầu tư cần có văn bản hướng dẫn chuyển đổi mô hình tăng trưởng:

1) Chuyển đổi mô hình khu công nghiệp truyền thống sang khu công nghiệp sinh thái, định ra tiến độ thực hiện từ nay đến năm 2025 với sự hổ trợ của Chính phủ, chính quyền tỉnh, thành phố, khuyến khích các doanh nghiệp tham gia, tự đề ra kế hoạch, đăng ký với Ban Quản lý khu công nghiệp, đối chiếu với 8 tiêu chí để từng năm phấn đấu thực hiện.

2) Những tỉnh, thành phố đang lập quy hoạch xây dựng thêm khu công nghiệp mới nhất thiết phải theo mô hình khu công nghiệp sinh thái; phải đạt được tất cả tiêu chí khi trình dự án lên Chính phủ.

3) Khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để các tỉnh, thành phố từng bước thực hiện chuyển từ khu công nghiệp sang khu công nghiệp- đô thị- dịch vụ ở những vùng có điều kiện thực hiện, hoặc liên kết vài ba khu công nghiệp để đủ điều kiện chuyển đổi mô hình tăng trưởng mới.

Kinh nghiệm của quá trình phát triển khu công nghiệp ở nước ta cho thấy rằng, mặc dù Nhà nước đã có những quy định khá toàn diện với hệ thống tiêu chí minh bạch, nhưng khi thực thi luật pháp đôi khi còn tùy tiện, “thông cảm" với khó khăn của địa phương, chấp thuận một số kiến nghị trái với quy hoạch, luật pháp, làm suy giảm hiệu quả của việc thực hiện chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước.

III. Doanh nghiệp số và Chính phủ số

III.1. Doanh nghiệp số

Chuyển đổi số không còn là tầm nhìn, mục tiêu dài hạn, mà đã trở thành một thực tế bắt buộc các doanh nghiệp phải tham gia để có thể phát triển và tránh tụt hậu.

Theo kết quả của khảo sát “Thực trạng Chuyển đổi số doanh nghiệp” do VCCI thực hiện năm 2020 trên 400 doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng như doanh nghiệp lớn cho thấy, doanh nghiệp Việt Nam cũng đã bắt đầu nhận thức và ứng dụng các công nghệ số vào các khâu như quản trị doanh nghiệp, mua hàng, logistics, sản xuất, marketing, bán hàng và thanh toán. Khi dịch Covid-19 lan rộng, phải thực hiện các biện pháp giãn cách xã hội đã buộc các doanh nghiệp ứng dụng nhiều hơn các công nghệ số, nhất là trong quản trị doanh nghiệp, thanh toán điện tử, marketing trực tuyến. Trong quản trị doanh nghiệp, điện toán đám mây là công cụ kỹ thuật được nhiều doanh nghiệp Việt Nam sử dụng nhất với 60,6% tăng 19,5% so với thời điểm trước dịch, tiếp theo là hệ thống hội nghị trực tuyến, hệ thống quản lý công việc và quy trình với xấp xỉ 30% doanh nghiệp đã ứng dụng so với 19% doanh nghiệp trước khi có dịch. Có tới 98% doanh nghiệp kỳ vọng có sự thay đổi trong hoạt động sản xuất kinh doanh khi thực hiện chuyển đổi số, trong đó lớn nhất là khả năng giúp giảm chi phí, chiếm tỷ lệ hơn 71%, giúp doanh nghiệp hạn chế giấy tờ 61,4%, thêm giá trị gia tăng sản phẩm, nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ 45,3%.

Có sự khác biệt rõ ràng chuyển đổi số cũng như sự kỳ vọng về hiệu quả của chuyển đổi số giữa các doanh nghiệp lớn so với doanh nghiệp vừa và nhỏ; các doanh nghiệp lớn chuyển đổi nhanh cũng như tin tưởng hơn đối với chuyển đổi số.

Tại các khu kinh tế, khu công nghiệp doanh nghiệp FDI thực hiện chuyển đổi số nhanh và có hiệu quả để thích ứng với chuỗi cung ứng toàn cầu; doanh nghiệp lớn của Việt Nam có điều kiện về vốn, công nghệ, nhân lực để chuyển đổi số. VinGroup đã xây dựng hệ thống quản lý khách hàng thống nhất như VinID, giúp khách hàng tích hợp và quản lý thông tin khi giao dịch với VinGroup ở nhiều dịch vụ khác nhau như thanh toán các hóa đơn gia đình, tiền điện, mua sắm hay các dịch vụ nghỉ dưỡng. Doanh nghiệp vừa và nhỏ đang phải đối mặt với những rào cản trong quá trình chuyển đổi số như thiếu kỹ năng số và nhân lực (17%), thiếu nền tảng công nghệ thông tin đủ mạnh để cho phép chuyển đổi kỹ thuật số (16,7%), thiếu tư duy kỹ thuật số hoặc các thách thức về văn hóa kỹ thuật số trong doanh nghiệp. Do đó cần được Chính phủ hướng dẫn, hổ trợ tài chính, sự hợp tác theo chuỗi cung ứng với doanh nghiệp FDI và các tập đoàn kinh tế trong nước.

III.2. Chính phủ số

Chính phủ số là Chính phủ có toàn bộ hoạt động an toàn trên môi trường số, có mô hình hoạt động được thiết kế lại và vận hành dựa trên dữ liệu và công nghệ số, có khả năng cung cấp dịch vụ chất lượng hơn, đưa ra quyết định kịp thời hơn, ban hành chính sách tốt hơn, sử dụng nguồn lực tối ưu hơn, kiến tạo phát triển, dẫn dắt chuyển đổi số quốc gia.

Chính phủ số là Chính phủ điện tử thêm “bốn Có”: có toàn bộ hoạt động an toàn trên môi trường số, có khả năng cung cấp dịch vụ mới nhanh chóng, có khả năng sử dụng nguồn lực tối ưu và có khả năng kiến tạo phát triển, giải quyết hiệu quả những vấn đề lớn trong phát triển và quản lý kinh tế - xã hội.

Ở cấp quốc gia, quốc gia thông minh gồm ba thành phần là Chính phủ số, kinh tế số và xã hội số. Ở cấp địa phương, đô thị thông minh gồm ba thành phần là chính quyền số, kinh tế số và xã hội số trong phạm vi địa lý của đô thị đó.

Quá trình phát triển Chính phủ điện tử ở nước ta đã diễn ra từ nhiều năm nay, sẽ cơ bản hoàn thành vào năm 2021-2022 với mục tiêu 100% dịch vụ công của các bộ, ngành, địa phương đủ điều kiện được đưa lên mức độ 4, hướng tới chính phủ số giai đoạn 2021-2025 định hướng đến năm 2030, Việt Nam đã bắt đầu khởi động quá trình phát triển chính phủ số, thực hiện song song với quá trình phát triển chính phủ điện tử.

Quản lý nhà nước khu kinh tế, khu công nghiệp trong thời đại kinh tế số, doanh nghiệp số đòi hỏi phải xây dựng Chính phủ số ở cấp quốc gia và chính quyền số ở cấp địa phương,

Chính quyền tỉnh, thành phố, Ban Quản lý khu công nghiệp cần có nhận thức đúng về Chính phủ số. Khi thực hiện Chính phủ điện tử thì chỉ nghĩ đến việc tin học hóa, cung cấp dịch vụ hành chính công trực tuyến, đầu tư hệ thống thông tin, số hóa từng quy trình, mười năm mới đạt được 10% dịch vụ công trực tuyến lên mức độ 4. Chuyển sang Chính phủ số phải nghĩ đến đưa mọi hoạt động của Chính phủ như thanh tra lên môi trường số. sử dụng nền tảng, số hóa toàn bộ, trong ba tháng đưa 100% dịch vụ công trực tuyến lên mức độ 4 với chi phí thấp hơn. Nếu nhận thức không thay đổi thì khó tiếp cận có hiệu quả Chính phủ số tạo điều kiện để quản lý nhà nước khu kinh tế, khu công nghiệp thay đổi nhanh hơn và có kết quả tốt hơn.

Trong thời đại kinh tế số, Tài nguyên thông tin là của cải vô cùng quý giá của quốc gia, nguồn lực quan trọng thúc đẩy kinh tế- xã hội phát triển. Tác động của thông tin rất lớn, một thông tin thương mại có giá trị có thể giúp thương nhân thu được món lãi cực lớn, một dự báo khí tượng chuẩn xác có thể giúp cho tính mạng và tài sản của nhân dân tránh được tổn thất nặng nề, một thông tin phân tích thị trường cổ phiếu có thể giúp ai đó chỉ trong một đêm trở thành người giàu có.

So với tài nguyên vật chất, tài nguyên thông tin có năm đặc điểm: (1) Có thể sử dụng nhiều lần mà không hề mất đi giá trị. (2) Sự tăng trưởng tổng lượng của thông tin thường là "tăng trưởng bùng nổ"; tổng lượng thông tin những năm 60 là 72 ngàn tỉ con chữ, những năm 80 là 500 ngàn tỉ con chữ, đến năm 1995 gấp 2400 lần so với năm 1985. (3) Tốc độ truyền tải có thể rất nhanh, có khi đạt tới tốc độ ánh sáng. (4) Không có biên giới quốc gia, có thể truyền đi mọi nơi bằng phương tiện thông tin đại chúng. (5) Có tính thời điểm (chỉ có ý nghĩa trong khoảng thời gian nhất định). Ví dụ như dự báo kinh tế hết một khoảng thời gian sẽ không còn giá trị.

Nghị định 35 của Chính phủ đã ghi nhận tầm quan trọng đầu tư xây dựng Hệ thống thông tin quốc gia về khu kinh tế, khu công nghiệp tập trung, thống nhất theo quy định của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, đảm bảo kết nối giữa các cơ quan, tổ chức có liên quan trên môi trường mạng để phục vụ công tác quản lý nhà nước và cung cấp thông tin về khu kinh tế, khu công nghiệp,.

Chính quyền các tỉnh, thành phố, Ban Quản lý khu kinh tế, khu công nghiệp cần nhận thức tầm quan trọng của Hệ thống thông tin quốc gia, thực hiện nghiêm túc nhiệm vụ của từng địa phương, từng cấp, tạo điều kiện để kết nối cả hệ thống, từ trung ương đến địa phương, đến từng khu kinh tế, khu công nghiệp, từng doanh nghiệp nhằm góp phần thực hiện mục tiêu của Chính phủ số đến năm 2025 và 2030.

Kết luận

Nghi định 35 của Chính phủ là văn bản pháp lý toàn diện, đổi mới theo định hướng tăng trưởng xanh và kinh tế số. Vấn đề là thực thi nghiêm chỉnh để chuyển đổi nhanh chóng mô hình tăng trưởng khu kinh tế, khu công nghiệp theo hướng xanh hóa sản xuất, quản lý nhà nước khu kinh tế, khu công nghiệp theo hướng Chính phủ số.

Yếu tố thời gian trong giai đoạn chuyển đổi số là nhân tố cực kỳ quan trọng nếu không sẽ bỏ lỡ cơ hội để khu kinh tế, khu công nghiệp đóng góp quan trọng vào Chiến lược phát triển 2021- 2030 nhằm mục tiêu đến năm 2030 hoàn thành cơ bản công nghiệp hóa với mô hình tăng trưởng hiệu quả cao hơn, chất lượng hơn và bền vững hơn, có GDP/người khoảng 12 000 USD/năm, người dân có đời sống vật chất sung túc, đời sống tinh thần và văn hóa tốt đẹp, môi trường sống lành mạnh.

Hơn 30 năm chuyển sang kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế, mặc dù đã đạt được thành quả to lớn, nhưng do chưa coi trọng yếu tố thời gian nên đến nay nước ta chỉ đạt được GDP/người trung bình thấp.

Giáo sư Trần Văn Thọ, một trí thức Việt kiều làm việc tại Nhật Bản nhận định là “ Cú sốc thời gian” khi so sánh với Nhật Bản và Hàn Quốc.

Chiến tranh thế giới thứ hai đã tàn phá năng nề nước Nhật nhưng chỉ 5 năm sau khi kết thúc chiến tranh, Nhật Bản đã khôi phục nền kinh tế, thêm hai thập niên, đến đầu những năm 80 thế giới kinh ngạc trước sự phát triển thần tốc của nước này, xuất hiện nhiều tập đoàn kinh tế hàng đầu thế giới như Toyota, Honda, Mitsubishi có năng lực cạnh tranh bình đẳng với doanh nghiệp Mỹ và châu Âu.

Năm 1953 Hàn Quốc tách khỏi Triều Tiên với nền kinh tế lạc hậu, chịu hậu quả nặng nề của chiến tranh; năm 1960 kinh tế Hàn Quốc xấp xỉ trình độ của Việt Nam. Chỉ khoảng 20 năm, đầu năm 1990 đã xuất hiện nhiều tập đoàn kinh tế tầm cỡ thế giới như Samsung, LG, Lotte, Huyndai, trở thành nền kinh tế phát triển nhanh nhất châu Á.

Bài học của Việt Nam hơn 30 năm qua cần được đúc rút không chỉ thành công, mà cả thất bại về yếu tố thời gian để cơ quan nhà nước, doanh nghiệp và người dân nhận thức thách thức, cơ hội mới khi chuyển sang kinh tế số, Chính phủ số, rút ngắn thời gian, thu hẹp dần và đuổi kịp trình độ các nước dẫn đầu ASEAN, có các khu công nghiệp sinh thái, khu công nghiệp- đô thị- dịch vụ hiện đại, nhiều tập đoàn kinh tế lớn nằm trong tốp 500 doanh nghiệp hàng đầu thế giới.

Theo Nhà Đầu tư
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: khu công nghiệp

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Lật tẩy chiêu bài bịa đặt từ

Lật tẩy chiêu bài bịa đặt từ 'cờ vàng 3 sọc đỏ' của tổ chức khủng bố Việt Tân

Tìm đủ mọi cách để bịa đặt, xuyên tạc từ hình ảnh “cờ vàng 3 sọc đỏ”, Việt Tân ngày càng điên cuồng tìm cách chống phá Đảng, Nhà nước ta.
Việt Tân lại ‘ếch ngồi đáy giếng’ xuyên tạc về nhập khẩu điện

Việt Tân lại ‘ếch ngồi đáy giếng’ xuyên tạc về nhập khẩu điện

Mới đây, tổ chức khủng bố Việt Tân đã “ếch ngồi đáy giếng”, đưa ra thông tin xuyên tạc về nhập khẩu điện nhằm mục đích xấu, cố tình gây hiểu lầm trong dư luận.
Chuyển đổi số với công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Chuyển đổi số với công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng hiện nay được đặt trong bối cảnh thực hiện Nghị quyết số 35-NQ/TW của Bộ Chính trị và chuyển đổi số diễn ra mạnh mẽ.
“Đúng - Trúng - Hay” trong sinh hoạt chi bộ ở Đảng bộ EVNICT - Bài 5: Diễn đàn dân chủ

“Đúng - Trúng - Hay” trong sinh hoạt chi bộ ở Đảng bộ EVNICT - Bài 5: Diễn đàn dân chủ

Không chi sinh hoạt nghiêm túc, các chi bộ trong Đảng bộ EVNICT còn có nhiều sáng kiến nâng cao chất lượng sinh hoạt thông qua các ý kiến dân chủ.
“Đúng - Trúng - Hay” trong sinh hoạt chi bộ ở Đảng bộ EVNICT - Bài 4: Chi bộ tiên phong

“Đúng - Trúng - Hay” trong sinh hoạt chi bộ ở Đảng bộ EVNICT - Bài 4: Chi bộ tiên phong

Chi bộ Phòng Triển khai dịch vụ thuộc Đảng bộ EVNICT đã tổ chức nhiều buổi sinh hoạt chuyên đề thực tế ý nghĩa, thu hút 100% đảng viên tham dự.

Tin cùng chuyên mục

''Đúng - Trúng - Hay'' trong sinh hoạt chi bộ ở Đảng bộ EVNICT - Bài 3: ''Thành quả'' thiết thực từ sinh hoạt chuyên đề

Với sự đổi mới, cách làm hay, sinh hoạt chuyên đề tại các chi bộ ở Đảng bộ EVNICT đã có những thành quả nhất định.
Bài 2: Tổ chức sinh hoạt chuyên đề “Đúng - Trúng - Hay”

Bài 2: Tổ chức sinh hoạt chuyên đề “Đúng - Trúng - Hay”

Việc tổ chức sinh hoạt chuyên đề “Đúng-Trúng -Hay” là một nhiệm vụ không dễ tuy nhiên ở Đảng bộ EVNICT đã nỗ lực thực hiện và có những thành công nhất định.
“Đúng - Trúng - Hay” trong sinh hoạt chi bộ ở Đảng bộ EVNICT - Bài 1: Nâng “chất” sinh hoạt chi bộ hàng tháng

“Đúng - Trúng - Hay” trong sinh hoạt chi bộ ở Đảng bộ EVNICT - Bài 1: Nâng “chất” sinh hoạt chi bộ hàng tháng

“Chi bộ là đồn lũy của Đảng chiến đấu ở trong quần chúng” và “là sợi dây chuyền để liên hệ Đảng với quần chúng”.
Cảnh giác trên ‘chiến trường thông tin’, tăng giá điện bị đẩy thành ‘vũ khí’ chống phá

Cảnh giác trên ‘chiến trường thông tin’, tăng giá điện bị đẩy thành ‘vũ khí’ chống phá

Những luận điệu xuyên tạc về việc thông báo tăng giá điện gần đây là một chiêu trò quá quen thuộc mà các thế lực thù địch và cơ hội chính trị luôn sử dụng.
Luật sư Nguyễn Văn Tuấn: Cần xử phạt nghiêm minh trường hợp trục lợi từ tăng giá điện

Luật sư Nguyễn Văn Tuấn: Cần xử phạt nghiêm minh trường hợp trục lợi từ tăng giá điện

Theo Luật sư Nguyễn Văn Tuấn - Công ty TNHH Luật TGS, các trường hợp trục lợi từ việc tăng giá điện đã gây bất ổn trong xã hội cần phải xử phạt nghiêm minh.
Công trường đường dây 500kV mạch 3: Nơi rèn luyện tư tưởng, đạo đức cho cán bộ trẻ

Công trường đường dây 500kV mạch 3: Nơi rèn luyện tư tưởng, đạo đức cho cán bộ trẻ

Tham gia thi công đường dây 500kV mạch 3, nhiều cán bộ trẻ trưởng thành về chuyên môn, vững vàng tư tưởng chính trị, vinh dự được kết nạp Đảng tại công trường.
Vụ tai nạn hầm lò ở Quảng Ninh: Lại luận điệu xuyên tạc vô căn cứ của Việt Tân

Vụ tai nạn hầm lò ở Quảng Ninh: Lại luận điệu xuyên tạc vô căn cứ của Việt Tân

Với bản chất của kẻ chuyên chống phá, nói xấu, tổ chức phản động Việt Tân đã có những vu cáo về vụ tai nạn lao động ở Quảng Ninh.
Quy định số 144-QĐ/TW: Gương soi cán bộ, đảng viên thời kỳ mới

Quy định số 144-QĐ/TW: Gương soi cán bộ, đảng viên thời kỳ mới

Tất cả cán bộ, đảng viên phải không ngừng quán triệt, học tập tư tưởng Hồ Chí Minh và soi chiếu Quy định số 144-QĐ/TW để hoàn thiện đạo đức cách mạng.
Cần loại bỏ cách làm báo kiểu salon, ngồi bàn giấy, đưa thông tin một chiều

Cần loại bỏ cách làm báo kiểu salon, ngồi bàn giấy, đưa thông tin một chiều

Nói đến báo chí, trước hết là nói đến người làm báo. Xây dựng, bồi dưỡng đội ngũ nhà báo là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt được Bác Hồ đặc biệt quan tâm.
Từ vụ Huy Đức bị bắt đến việc xuyên tạc tự do báo chí tại Việt Nam

Từ vụ Huy Đức bị bắt đến việc xuyên tạc tự do báo chí tại Việt Nam

Sau khi ông Trương Huy San (Osin Huy Đức) bị bắt, trên mạng xã hội và báo chí nước ngoài đã xuất hiện các thông tin xuyên tạc tự do báo chí ở Việt Nam
Vẫn là chiêu trò lợi dụng hiện tượng Thích Minh Tuệ để xuyên tạc tình hình tôn giáo ở Việt Nam

Vẫn là chiêu trò lợi dụng hiện tượng Thích Minh Tuệ để xuyên tạc tình hình tôn giáo ở Việt Nam

Khi hiện tượng Thích Minh Tuệ được các cơ quan chức năng Việt Nam giải quyết thì lại xuất hiện chiêu trò lợi dụng để xuyên tạc tình hình tôn giáo ở Việt Nam.
Vạch mặt chân tướng Việt Tân quanh việc tự nguyện dừng hạnh đạo của ông Lê Anh Tú (Thích Minh Tuệ)

Vạch mặt chân tướng Việt Tân quanh việc tự nguyện dừng hạnh đạo của ông Lê Anh Tú (Thích Minh Tuệ)

Việc Việt Tân kích động khi trong nước giải quyết thấu tình đạt lý “hiện tượng” Thích Minh Tuệ cho thấy tổ chức phản động này thêm một lần tự lột mặt nạ.
Tin giả - sự nguy hại và phương cách ngăn chặn

Tin giả - sự nguy hại và phương cách ngăn chặn

Tin giả đang nổi lên thành vấn nạn tại nhiều quốc gia trên thế giới. Ở Việt Nam, vấn nạn tin giả diễn ra tràn lan, gây thiệt hại lớn trên nhiều lĩnh vực.
Xây dựng Đảng về đạo đức nhằm thực hiện mục tiêu độc lập, tự do, hạnh phúc cho nhân dân

Xây dựng Đảng về đạo đức nhằm thực hiện mục tiêu độc lập, tự do, hạnh phúc cho nhân dân

Xây dựng Đảng về đạo đức nhằm thực hiện mục tiêu độc lập, tự do, hạnh phúc trong tư tưởng Hồ Chí Minh dành cho nhân dân.
Bác bỏ luận điệu xuyên tạc “Ngoại giao cây tre”

Bác bỏ luận điệu xuyên tạc “Ngoại giao cây tre”

Đây là dịp quan trọng để toàn ngành ngoại giao, ban, bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp cùng nhìn lại kết quả thực hiện đường lối đối ngoại thời gian qua.
Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng: Kinh nghiệm từ công tác bồi dưỡng đảng viên trẻ ngành than

Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng: Kinh nghiệm từ công tác bồi dưỡng đảng viên trẻ ngành than

Khi có nhiều đảng viên trẻ với tư tưởng chính trị vững vàng sẽ góp phần xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam thêm phần vững chắc.
Phát huy sức mạnh tổng hợp của báo chí trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Phát huy sức mạnh tổng hợp của báo chí trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Thời gian qua báo chí đã phát huy sức mạnh tổng hợp trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đặc biệt trong bối cảnh chuyển đổi số đang diễn ra nhanh chóng.
Truyền thông - công cụ nền tảng tư tưởng của Đảng trong lực lượng Quản lý thị trường

Truyền thông - công cụ nền tảng tư tưởng của Đảng trong lực lượng Quản lý thị trường

Các cơ quan báo chí, truyền thông là vũ khí sắc bén trên mặt trận tư tưởng - văn hóa, có vai trò quan trọng trong đấu tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.
Nhận diện, phân biệt “quan điểm sai trái, thù địch” và “ý kiến khác với quan điểm của Đảng”

Nhận diện, phân biệt “quan điểm sai trái, thù địch” và “ý kiến khác với quan điểm của Đảng”

Cán bộ, đảng viên cần nhận diện, phân biệt rõ các “quan điểm sai trái, thù địch” và “ý kiến khác với quan điểm của Đảng”, tránh “vơ đũa cả nắm”.
Trí thức trẻ trên mặt trận bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Trí thức trẻ trên mặt trận bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Bản thân các cán bộ, đảng viên, nhất là những người trẻ cần nhận thức rõ vai trò, trách nhiệm của mình trong đấu tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.
Xem thêm

Đọc nhiều

Mobile VerionPhiên bản di động