Nghị quyết 10 tạo đột phá, khơi nguồn lực phát triển nông nghiệp ở Bảo Thắng

Sản xuất nông nghiệp của huyện Bảo Thắng đã đạt được những kết quả khá toàn diện, một số sản phẩm cây trồng, vật nuôi đã và đang trở thành hàng hóa chủ lực.
Tỉnh Đồng Nai tiên phong trong chuyển đổi số ngành nông nghiệp Tiêu thụ bền vững các sản phẩm nông nghiệp đặc thù

Những năm qua, sản xuất nông nghiệp của huyện Bảo Thắng đã đạt được những kết quả khá toàn diện, một số sản phẩm cây trồng, vật nuôi đã và đang trở thành hàng hóa chủ lực. Nhất là từ khi nghị quyết 10 ngày 26/8/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về Chiến lược phát triển nông nghiệp hàng hóa tỉnh Lào Cai đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được ra đời, đã tạo sự đột phá trong tư duy lãnh đạo phát triển sản xuất nông nghiệp ở Bảo Thắng, góp phần nâng cao đời sống của người dân trong huyện.

Xác định phát triển nông nghiệp hàng hóa là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng góp phần phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện; Ngay sau khi Nghị quyết 10 của Tỉnh ủy Lào Cai được ban hành, huyện Bảo Thắng đã tập trung đồng bộ các giải pháp để phát triển nông nghiệp hàng hóa, tạo đà cho phát triển nông nghiệp nông thôn của huyện.

Bảo Thắng hiện có 30 sản phẩm OCOP trên sàn thương mại điện tử
Bảo Thắng hiện có 30 sản phẩm OCOP trên sàn thương mại điện tử

Ông Trần Minh Sáng, Tỉnh uỷ viên, Bí Thư Huyện ủy Bảo Thắng cho biết: Huyện xác định 3 nhiệm vụ trọng tâm là thu hút đầu tư vào chế biến nông lâm sản. Phát triển các sản phẩm chủ lực của Huyện như cây quế, các sản phẩm chăn nuôi. Xây dựng các sản phẩm OCOP. Huyện cũng quy hoạch, phát triển thêm một số vùng trồng rau, màu an toàn, trong đó đã đầu tư hỗ trợ từ ngân sách cho các hộ sản xuất hệ thống cọc bê tông làm giàn trồng rau, quả. Đồng thời, đẩy mạnh liên kết tiêu thụ các sản phẩm nông sản trên địa bàn, hình thành các tổ hợp tác, hợp tác xã để thúc đẩy liên kết giữa người dân nhằm tạo thành vùng sản xuất và tạo ra các sản phẩm hàng hóa có quy mô đồng đều, có chất lượng lớn. Thu hút các nhà đầu tư có tầm, các doanh nghiệp đầu tư tại Bảo Thắng. Trên địa bàn huyện đã có 30 sản phẩm OCOP và tất cả các sản phẩm đều được đưa lên sàn giao dịch điện tử...

Nông dân Gia Phú trồng dưa chuột theo tiêu chuẩn VietGap
Nông dân Gia Phú trồng dưa chuột theo tiêu chuẩn VietGap

Tại xã Gia Phú, hiện đã có vùng rau 40 ha, trong đó một nửa là rau an toàn. Mỗi ngày đạt sản lượng 8 - 10 tấn rau. Riêng 3 ha chuyển đổi từ đất trồng ngô kém hiệu quả sang trồng rau, được hỗ trợ làm giàn lưới cột bê tông, bà con trồng thành công đậu đỗ, dưa chuột liên kết với doanh nghiệp.

Thôn Khởi Khe, thị trấn nông trường Phong Hải chủ yếu là đồng bào dân tộc Dao, nhờ trồng quế, nuôi cá, 80% hộ dân trong thôn đã xây được nhà ở khang trang, trên 30% hộ có ô tô. Ông Lê Xuân Cương, Chủ tịch UBND thị trấn Nông trường Phong Hải, cho biết: Từ thực tế này, theo Nghị quyết 10, Phong Hải đã quyết định chọn cây quế, con cá và cây chè là cây trồng, vật nuôi chủ lực, nhưng sẽ phát triển theo hướng chất lượng, hiệu quả. "Hình thành các tổ, nhóm chăn nuôi ở vùng cao, như chăn nuôi lợn bản địa, gà đen và một số vật nuôi phù hợp". Để nâng cao giá trị sản phẩm và đảm bảo mục tiêu phát triển bền vững, địa phương đang hình thành vùng nguyên liệu sạch sản xuất quế theo hướng hữu cơ, phấn đấu đến năm 2025 trong tổng số diện tích gần 1.700 ha quế của toàn thị trấn sẽ có khoảng 200 ha quế hữu cơ. Theo đó 20 ha quế hữu cơ trong năm đầu tiên được triển khai tại 2 thôn Quy Ke và Khởi Khe, nơi có vùng quế tập trung lớn nhất của thị trấn Phong Hải.

Thôn Khởi Khe thị trấn Nông trường Phong Hải bừng sáng từ Nghị quyết 10
Thôn Khởi Khe thị trấn Nông trường Phong Hải bừng sáng từ Nghị quyết 10

Có thể thấy, Bước đột phá của nghị quyết là đã tạo chuyển biến tích cực lên đời sống của Nhân dân, tạo sức bật mạnh mẽ ở các xã, thị trấn trong huyện. Đặc biệt, trên địa bàn huyện đã hình thành các vùng sản xuất, chuyên canh có quy mô lớn, đạt giá trị thu nhập cao. Chăn nuôi có sự chuyển dịch từ nhỏ lẻ sang hình thức chăn nuôi trang trại, gia trại và liên kết trong quá trình sản xuất, tiêu thụ sản phẩm; thủy sản có sự chuyển biến tích cực, sản lượng tăng hàng năm; phát triển rừng, nhất là phát triển rừng gỗ lớn để nâng cao giá trị từ gỗ được quan tâm. Các tiềm năng phát triển nông, lâm, nghiệp từng bước được khai thác và phát huy hiệu quả.

Thu hoạch chè bằng máy hái chè tại xã Phú Nhuận
Thu hoạch chè bằng máy hái chè tại xã Phú Nhuận

Nhiều thành tựu khoa học và tiến bộ kỹ thuật được áp dụng rộng rãi vào các lĩnh vực sản xuất và đời sống. Ngoài việc đưa cơ giới hóa vào sản xuất, huyện đã tăng cường ứng dụng các thành tựu khoa học, công nghệ về giống cây, con; xây dựng mô hình sản xuất phù hợp với điều kiện tự nhiên, KT - XH từng vùng địa phương, tạo ra sản phẩm nông nghiệp có giá trị, chất lượng khá, nâng cao hiệu quả sản xuất. Nhờ đó, tỷ lệ hộ nghèo liên tục giảm qua các năm. Riêng 9 tháng đầu năm 2023 toàn huyện đã tuyên truyền, vận động Nhân dân chuyển đổi trên 380 ha cây trồng kém hiệu quả sang trồng quế, chuối, dứa... tại xã Phong Niên, Phong Hải, Xuân Quang, Xuân Giao.

Áp dụng cơ giới hóa vào phòng trừ sâu bệnh cho vùng chè
Áp dụng cơ giới hóa vào phòng trừ sâu bệnh cho vùng chè

Đáng chú ý, với việc không ngừng ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, chất lượng sản phẩm nông nghiệp của huyện được cải thiện, nhiều sản phẩm đã tạo dựng và khẳng định được thương hiệu, nâng cao hiệu suất kinh tế trên một đơn vị diện tích. Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp trên một đơn vị diện tích đất canh tác ước đạt 85,5 triệu đồng.

Đến nay huyện đã hình thành rõ nét các vùng sản xuất thâm canh, quy hoạch các sơ sở sản xuất, chế biến. Phát triển 06 sản phẩm hàng hóa đặc trưng của huyện như: Bưởi Múc, Na Xuân Quang, Quế, Cá chép lai, Gà vườn đồi, Đào cảnh Xuân Quang. Đã tạo mặt bằng để thu hút, mời gọi các doanh nghiệp như Công ty may hồ gươm, Công ty quế hồi Việt Nam, Hợp tác xã Tâm Hợi, công ty An Bình... vào triển khai các dự án chế biến sản phẩm nông nghiệp và tạo việc làm. Trong đó nhà máy sản xuất chế biến quế hữu cơ của công ty Quế Hồi Việt Nam đã được khởi công xây dựng với quy mô 97.000m2, khi đưa vào hoạt động sẽ thúc đẩy việc phát triển vùng quế nguyên liệu và tạo ra các sản phẩm giá trị cao từ cây quế. Đến nay, huyện Bảo Thắng đang là địa phương dẫn đầu về số sản phẩm được công nhận OCOP cấp tỉnh từ 3 sao trở lên với 30 sản phẩm và đều được đưa lên sàn thương mại điện tử.

Hội nghị đầu bờ đánh giá chất lượng chè dùng phân bón hữu cơ trên cây trồng lâu năm
Hội nghị đầu bờ đánh giá chất lượng chè dùng phân bón hữu cơ trên cây trồng lâu năm

Những kết quả đạt được từ Nghị quyết 10 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy không chỉ xây dựng được “nền móng” cho nền sản xuất nông nghiệp hiện đại, cải thiện rõ rệt đời sống, nâng cao thu nhập người dân, thay đổi mạnh mẽ diện mạo nông thôn theo hướng ngày càng tích cực hơn mà còn đóng góp quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của huyện Bảo Thắng.

Những kết quả đạt được từ Nghị quyết 10 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy không chỉ xây dựng được “nền móng” cho nền sản xuất nông nghiệp hiện đại, cải thiện rõ rệt đời sống, nâng cao thu nhập người dân, thay đổi mạnh mẽ diện mạo nông thôn theo hướng ngày càng tích cực hơn mà còn đóng góp quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của huyện Bảo Thắng.

Duy Trinh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: phát triển nông nghiệp

Tin cùng chuyên mục

Lào Cai đặt mục tiêu mỗi xã đạt tối thiểu 1 tiêu chí xây dựng nông thôn mới năm 2024

Lào Cai đặt mục tiêu mỗi xã đạt tối thiểu 1 tiêu chí xây dựng nông thôn mới năm 2024

Lào Cai: Bố trí hơn 103 tỷ đồng sắp xếp, ổn định dân cư trong năm 2024

Lào Cai: Bố trí hơn 103 tỷ đồng sắp xếp, ổn định dân cư trong năm 2024

Cần khai thác tiềm năng, thế mạnh của vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Cần khai thác tiềm năng, thế mạnh của vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Longform | Xây dựng cơ sở Đảng gắn với phát triển kinh tế vùng biên: Câu chuyện từ huyện Xín Mần

Longform | Xây dựng cơ sở Đảng gắn với phát triển kinh tế vùng biên: Câu chuyện từ huyện Xín Mần

Đồng bào dân tộc Mông ở Sỉn Khâu vui đón Tết

Đồng bào dân tộc Mông ở Sỉn Khâu vui đón Tết

Gương sáng người Mông với quyết tâm thoát nghèo, vượt khó

Gương sáng người Mông với quyết tâm thoát nghèo, vượt khó

Trải nghiệm ngày Tết cổ truyền dân tộc Mông tại Hang Kia, Pà Cò

Trải nghiệm ngày Tết cổ truyền dân tộc Mông tại Hang Kia, Pà Cò

Lai Châu: Khánh thành 2 cây cầu, giúp trẻ em vùng dân tộc thiểu số tới lớp an toàn

Lai Châu: Khánh thành 2 cây cầu, giúp trẻ em vùng dân tộc thiểu số tới lớp an toàn

Thừa Thiên Huế: Tôn vinh 48 gương điển hình đồng bào dân tộc thiểu số

Thừa Thiên Huế: Tôn vinh 48 gương điển hình đồng bào dân tộc thiểu số

Tiêu thụ sản phẩm OCOP bằng câu chuyện văn hoá

Tiêu thụ sản phẩm OCOP bằng câu chuyện văn hoá

Dự án “Từ trang trại đến bàn ăn”: Tạo đầu ra bền vững cho nông sản đồng bào dân tộc

Dự án “Từ trang trại đến bàn ăn”: Tạo đầu ra bền vững cho nông sản đồng bào dân tộc

Hải Phòng: Đẩy mạnh kết nối cung cầu, tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc các huyện đảo

Hải Phòng: Đẩy mạnh kết nối cung cầu, tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc các huyện đảo

Kết nối giao thương sản phẩm hàng hóa vùng đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Bắc Kạn

Kết nối giao thương sản phẩm hàng hóa vùng đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Bắc Kạn

Nghề dệt thổ cẩm và nuôi vịt Cổ Lũng nâng cao thu nhập cho bà con huyện Bá Thước

Nghề dệt thổ cẩm và nuôi vịt Cổ Lũng nâng cao thu nhập cho bà con huyện Bá Thước

Tuyên Quang: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm OCOP của đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Tuyên Quang: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm OCOP của đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Bộ Công Thương thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm miền núi và đồng bào dân tộc thiểu số

Bộ Công Thương thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm miền núi và đồng bào dân tộc thiểu số

Lai Châu: Đa dạng chính sách giúp tiêu thụ nông sản cho bà con vùng dân tộc thiểu số và miền núi

Lai Châu: Đa dạng chính sách giúp tiêu thụ nông sản cho bà con vùng dân tộc thiểu số và miền núi

Chợ nông sản Đắk Lắk online: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm của bà con dân tộc thiểu số

Chợ nông sản Đắk Lắk online: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm của bà con dân tộc thiểu số

Nghề nuôi ong ở Lai Châu: Chắt chiu mật ngọt cho đời

Nghề nuôi ong ở Lai Châu: Chắt chiu mật ngọt cho đời

Người dân vùng cao Hòa Bình thoát nghèo nhờ nghề may xuất khẩu

Người dân vùng cao Hòa Bình thoát nghèo nhờ nghề may xuất khẩu

Xem thêm