Thứ ba 06/05/2025 22:49

Ngành da giày: Thiếu cơ chế khuyến khích đủ mạnh

Ngành da giày Việt Nam mới chỉ ở bước đầu tiếp cận ứng dụng Cách mạng công nghệ (CMCN) 4.0 trong sản xuất một số loại giày đặc chủng, giày thể thao chuyên dụng đẳng cấp cao, giày y tế và giày thời trang cao cấp…; những lĩnh vực khác như quản lý, quản trị nhân sự… còn hạn chế.

Theo kết quả khảo sát mới đây của Hiệp hội Da giày - Túi xách Việt Nam (LEFASO), chỉ một số DN da giày trong nước có quy mô lớn đầu tư máy móc tự động hóa 100% cho khâu cắt nguyên liệu và đang từng bước chuyển sang tự động hóa các công đoạn sản xuất khác. Tuy nhiên, về tổng thể, trình độ công nghệ sản xuất giày dép của Việt Nam phổ biến ở mức trung bình khá so với khu vực. Quá trình sản xuất mới được cơ giới hóa; tỷ lệ công việc làm thủ công còn ở mức cao; việc chuyển giao công nghệ cho DN cũng ở chừng mực nhất định. Đây là nguyên nhân sâu xa dẫn đến sự khác biệt về chất lượng giữa các nhà sản xuất.

Ảnh minh họa

CMCN 4.0 không chỉ ở công nghệ sản xuất mà còn ở các lĩnh vực khác như quản trị nhân sự, quản lý sản xuất, phương thức sản xuất, logistics phục vụ phân phối và bán lẻ, thương mại và thương mại điện tử, lao động… Những lĩnh vực này còn rất xa với DN da giày trong nước. Ứng dụng thành tựu CMCN 4.0 đã hiển hiện ngày một rõ nét trên bản đồ sản xuất, kinh doanh mặt hàng giày dép, túi xách thế giới. Đây sẽ là yếu tố quyết định trong cuộc đua dành thị phần, thị trường của các nhà sản xuất, phân phối. Câu hỏi đặt ra là làm thế nào để DN da giày trong nước đủ sức trong cuộc đua này. Đặc biệt, đến năm 2030, Việt Nam được dự báo sẽ qua thời kỳ dân số vàng, ngành da giày sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức do lợi thế về lao động dồi dào, chi phí thấp không còn nữa.

Trả lời câu hỏi này, bà Phan Thị Thanh Xuân - Tổng Thư ký LEFASO - cho rằng: Cần xây dựng chiến lược cụ thể ngành da giày phù hợp với sự phát triển công nghiệp của cả nước. Xây dựng chính sách đổi mới công nghệ, phát triển công nghiệp hỗ trợ sản xuất nguyên, phụ liệu ngành da giày; đầu tư phát triển ứng dụng công nghệ 4.0 theo hướng tăng năng suất lao động, giảm sử dụng năng lượng, xử lý ô nhiễm, bảo vệ môi trường. Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu sản phẩm da giày; phát triển thương hiệu, hệ thống phân phối tại thị trường nội địa và quốc tế.

Ông Nguyễn Văn Thuấn - Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Đầu tư Thái Bình - cho rằng, phát triển công nghệ 4.0 cho ngành da giày phải dựa trên 4 trụ cột dữ liệu DN - trí tuệ nhân tạo - đường truyền - robot. Bên cạnh sự nỗ lực và chủ động, DN da giày trong nước cần cơ chế khuyến khích đủ mạnh từ các cơ quan quản lý nhà nước - nền tảng vững chắc để ngành da giày nước ta thực hiện cuộc CMCN toàn diện.

Bùi Việt
Bài viết cùng chủ đề: Da giày

Tin cùng chuyên mục

Số hoá trong ngành công nghiệp: Doanh nghiệp sản xuất đã sẵn sàng?

Phát triển công nghiệp thời chiến: Xây nền kinh tế, chi viện tiền tuyến

Ninh Bình công bố quy hoạch mới, xác định các động lực tăng trưởng trong tình hình mới

5 giải pháp ‘kích hoạt’ tiềm năng ngành công nghiệp hóa chất

Vượt sóng kinh tế thế giới, Việt Nam chủ động bứt phá

Chuẩn hóa thiết kế mỏ: Bộ Công Thương lấy ý kiến dự thảo thông tư mới

Ninh Bình: Chủ động thích ứng chính sách thuế quan mới của Hoa Kỳ, sát cánh cùng doanh nghiệp xuất khẩu

Tổng hội Cơ khí: Đổi mới tư duy, chủ động hội nhập

Kinh tế tư nhân - lực đẩy cho ngành thép chuyển mình

Hải Phòng: Khởi công xây dựng Khu công nghiệp Tiên Thanh

Động lực tăng trưởng mới từ công nghiệp hỗ trợ Ninh Bình

Tăng trưởng kinh tế lan tỏa từ các ‘trụ cột’ công nghiệp địa phương

Quảng Ngãi tính chuyện lấn biển làm sân bay Lý Sơn

Việt Nam sắp có ray thép cho đường sắt tốc độ cao và công nghiệp quốc phòng

Doanh nghiệp cơ khí trong nước có thể chế tạo được đầu máy, toa xe

Tăng trưởng công nghiệp quý I: Địa phương nào giữ 'ngôi vương'?

Quý I/2025: Công nghiệp bứt phá, xác lập kỷ lục 5 năm

Đà Nẵng: Doanh nghiệp nghìn tỷ vào Cụm công nghiệp Hòa Liên

Thứ trưởng Bộ Công Thương: Giữ bằng được mục tiêu tăng trưởng công nghiệp

PMI tái lập mốc 50 - ngành sản xuất trở lại quỹ đạo tăng trưởng