Thừa Thiên Huế: Đẩy mạnh kết nối tiêu thụ sản phẩm nông sản, đặc sản miền núi Thừa Thiên Huế: Chính thức đưa vào khai thác tuyến container tại Cảng Chân Mây |
Năm 2022, mặc dù đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức nhưng với sự điều hành, vào cuộc của cả hệ thống chính trị, ngành công thương Thừa Thiên Huế đã đạt được kết quả đáng ghi nhận.
Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2022 ước tăng 8,5% so với cùng kỳ năm 2021. Dự ước giá trị sản xuất công nghiệp (theo giá so sánh 2010) trên địa bàn tỉnh năm 2022 đạt 41.700 tỷ đồng, tăng 8,3% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, các ngành sản xuất bia, dăm gỗ, gạch ốp lát... đạt được tốc độ tăng trưởng khá cao và vượt chỉ tiêu kế hoạch đề ra, riêng đối với ngành sản xuất điện đạt tăng trưởng rất cao…
Ông Nguyễn Thanh - Giám đốc Sở Công Thương Thừa Thiên Huế cho biết, để đạt được kết quả đó là nhờ thực hiện chính sách của Nghị quyết 11/NQ-CP ngày 30/1/2022 của Chính phủ về Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội nên thị trường tiêu thụ phục hồi mạnh mẽ, các doanh nghiệp đẩy mạnh hoạt động sản xuất và phát triển mở rộng tiêu thụ.
Tuy vậy, một số ngành như sản xuất xi măng, chế biến thủy hải sản còn gặp khó khăn, không đạt kế hoạch đề ra. Một số nhà máy, dự án không đảm bảo tiến độ xây dựng, sản xuất… đã ảnh hưởng rất lớn đến các chỉ số tăng thêm, phát triển công nghiệp trên địa bàn.
Bên cạnh đó, năm 2022, tình hình cung cầu hàng hoá tại Thừa Thiên Huế ổn định, phong phú, không có đột biến về giá cả. Dự ước tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ trên địa bàn là 52.296 tỷ đồng, tăng 20,1% so với năm trước; tăng 115,9% chỉ tiêu kế hoạch năm. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân 11 tháng đầu năm tăng 3,58% so với cùng kỳ. Hoạt động xuất nhập khẩu có những khởi sắc, tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2022 ước đạt 1,23 tỷ USD, tăng 14,21% so với cùng kỳ và đạt 108,8% kế hoạch năm.
Sở Công Thương Thừa Thiên Huế cho biết, triển khai nhiệm vụ năm 2023, ngành công thương đặt ra mục tiêu phát triển chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) trên địa bàn tăng 9,5 - 10,5% so với năm 2022. Giá trị sản xuất công nghiệp phấn đấu đạt 46.100 tỷ đồng, tăng 10,6% so với ước thực hiện năm 2022…
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế Phan Quý Phương phát biểu |
Phát biểu tại hội nghị, ông Phan Quý Phương - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đánh giá cao ngành công thương Thừa Thiên Huế đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, mặc dù năm qua nền kinh tế đất nước nói chung, tỉnh Thừa Thiên Huế nói riêng phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức…
“Để hoàn thành mục tiêu đề ra, thời gian tới, ngành công thương cần tiếp tục tập trung đẩy mạnh triển khai thực hiện đồng bộ, quyết liệt, hiệu quả các nhiệm vụ đã đề ra của ngành; đẩy mạnh xuất khẩu, thúc đẩy phát triển sản xuất; xúc tiến xuất khẩu, tận dụng các cam kết trong các FTA đã ký kết và thông qua các chuỗi giá trị toàn cầu để tìm kiếm thị trường mới.
Tiếp tục đẩy mạnh cơ cấu kinh tế theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh, thúc đẩy tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Đồng thời, theo dõi các dự án đề xuất bổ sung Quy hoạch điện VIII: như Dự án Nhà máy điện khí LNG Chân Mây; Dự án Nhà máy điện tuabin khí chu trình hỗn hợp và kho cảng LNG Phong Điền; các dự án điện mặt trời trên mặt nước; lập Quy hoạch tỉnh Thừa Thiên Huế thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 để tích hợp quy hoạch phát triển điện lực tỉnh.
Đẩy nhanh hơn nữa công tác chuyển đổi các chợ trên địa bàn nhằm tạo môi trường kinh doanh tốt hơn cho bà con tiểu thương và phục vụ đời sống nhân dân… Thường xuyên kiểm tra, giám sát tình hình cung ứng xăng dầu, đảm bảo nguồn cung xăng dầu phục vụ nhân dân”, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế Phan Quý Phương nhấn mạnh.
Dịp này, 2 tập thể thuộc Sở Công Thương được UBND tỉnh Thừa Thiên Huế tặng danh hiệu tập thể lao động xuất sắc; 14 cá nhân, 2 tập thể và 5 doanh nghiệp được Giám đốc Sở Công Thương Thừa Thiên Huế tặng Giấy khen do có thành tích xuất sắc trong lĩnh vực công thương.