Thứ ba 26/11/2024 10:48

Ngành Công Thương khu vực phía Bắc: Công nghiệp dẫn dắt tăng trưởng

Sản xuất công nghiệp của các tỉnh, thành phố phía Bắc đang phát triển mạnh mẽ, dẫn dắt tăng trưởng của khu vực.

Chia sẻ tại Hội nghị ngành Công Thương các tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc lần thứ X, năm 2024, đại diện các địa phương đồng tình nhận định, sản xuất công nghiệp của khu vực đang phát triển mạnh mẽ.

Quảng Ninh là một điển hình, bà Nguyễn Thị Hiền - Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Quảng Ninh cho hay, do có vị trí địa lý quan trọng, Quảng Ninh là một trọng điểm kinh tế, một đầu tàu của vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc.

Toàn cảnh hội nghị

Thời gian qua, trong bối cảnh có những thời cơ, thuận lợi đan xen với khó khăn, thách thức nhiều hơn, áp lực lớn hơn, song với sự chỉ đạo toàn diện, quyết tâm, quyết liệt lãnh đạo, chỉ đạo của Bộ Công Thương, Tỉnh ủy, UBND tỉnh Quảng Ninh; cùng sự nỗ lực, chung sức, đồng lòng của cả hệ thống chính trị, các tầng lớp nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp, tỉnh Quảng Ninh đã đạt được nhiều kết quả nổi bật.

Trong đó, kinh tế liên tục tăng trưởng cao và ổn định, năm 2023 ước đạt 11,03%; tốc độ tăng trưởng GRDP bình quân giai đoạn 2021-2023 ước tăng 10,5%/năm; duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) của tỉnh đạt mức tăng trưởng 2 con số trong 9 năm liên tiếp (2015 - 2023).

Quy mô nền kinh tế tăng nhanh, đến năm 2023 ước đạt 315.800 tỷ đồng, tăng bình quân 14,5%/năm; GRDP bình quân đầu người năm 2023 ước đạt 9.500 USD/người/năm. Môi trường đầu tư kinh doanh không ngừng được cải thiện, nằm trong nhóm đứng đầu cả nước; cải cách hành chính có bước đột phá; giữ vững chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI đứng đầu cả nước 6 năm liên tiếp (2017 - 2022) và 10 năm liên tiếp (từ năm 2013 - 2022) trong nhóm 5 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có chất lượng điều hành kinh tế xuất sắc nhất cả nước. Năm 2023 thu hút được 3,1 tỷ USD vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI); ngành du lịch phục vụ trên 15 triệu lượt khách du lịch trong và ngoài nước.

Bà Nguyễn Thị Hiền - Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Quảng Ninh

Bên cạnh đó, Quảng Ninh cũng là trung tâm sản xuất than, điện lớn nhất của cả nước với 7 nhà máy nhiệt điện hàng năm sản xuất từ 36-38 tỷ kWh và khai thác than từ 40-45 triệu tấn/năm). Đồng thời là tỉnh có nhu cầu sử dụng điện lớn đứng thứ 7/27 tỉnh thành phố khu vực phía Bắc, tổng sản lượng điện thương phẩm năm 2023 đạt 5,89 tỷ kWh tăng 8,27% so với năm 2022. Trong đó, công nghiệp, xây dựng chiếm 61,42%; nông lâm ngư nghiệp chiếm 3,04%; thương nghiệp và dịch vụ chiếm 5,93%; quản lý tiêu dùng và dân cư chiếm 26,71% và hoạt động khác chiếm 2,9%. “Công nghiệp đang giữ vai trò thúc đẩy tăng trưởng của địa phương. Cùng đó, ngành Công Thương đóng góp rất lớn cho tăng trưởng của Quảng Ninh”, bà Hiền nhấn mạnh.

Đồng tình với Quảng Ninh, bà Trần Thị Phương Lan - Quyền Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội cũng thông tin: Khu vực công nghiệp - xây dựng duy trì tốc độ tăng trưởng và đóng góp quan trọng vào tăng trưởng chung của thành phố Hà Nội. Tỷ trọng khu vực công nghiệp - xây dựng trong GRDP duy trì ở mức cao: Năm 2020 chiếm tỷ trọng 23,68%; năm 2021 chiếm tỷ trọng 23,78%; năm 2022 chiếm tỷ trọng 24,02%; năm 2023 chiếm tỷ trọng 23,65% (đạt mục tiêu chiếm tỷ trọng 22,5-23%).

Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo đóng vai trò quan trọng, duy trì tỷ trọng khoảng 87% trong cơ cấu toàn ngành công nghiệp và có tốc độ tăng trưởng tương đương hoặc cao hơn mức tăng chung toàn ngành. Tỷ trọng ngành công nghiệp chế biến, chế tạo trong GRDP năm 2020 là 13,76%; năm 2021 chiếm 13,93%; năm 2022 chiếm khoảng 13,96%; năm 2023 chiếm khoảng 14%.

Bà Lan cũng cho hay, trong năm 2024-2025, Sở Công Thương sẽ tích cực tham mưu, triển khai quyết liệt, có hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp nhằm phấn đấu hoàn thành các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ Nghị quyết Đại hội XVII của Đảng bộ thành phố, phấn đấu hoàn thành, hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu chủ yếu của ngành Công Thương được giao của năm 2024 và của cả nhiệm kỳ 2021-2025.

Cụ thể, giá trị tăng thêm ngành công nghiệp giai đoạn 2021-2025 tăng 7,5-8%. Nhiệm vụ giai đoạn 2024-2025 tăng bình quân trên 8,3%/năm. Trong đó, kế hoạch năm 2024 tăng từ 7,0-7,5%; năm 2025 phấn đầu tăng trưởng khoảng 11,8%. Đảm bảo duy trì cơ cấu công nghiệp – xây dựng trong GRDP chiếm 22,5-23%.

Bà Trần Thị Phương Lan - Quyền Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội

Để hoàn thành mục tiêu này, Hà Nội đề nghị Bộ Công Thương sớm tiếp tục sát sao trong công tác chỉ đạo, tham mưu ban hành các chính sách liên quan đến công nghiệp, nhất là cung cấp điện phục vụ sản xuất công nghiệp của Hà Nội”, bà Lan đề xuất.

Theo Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân, công nghiệp đang giữ vai trò rất quan trọng trong phát triển của ngành Công Thương. Nhìn lại năm 2023 vừa qua, sản xuất công nghiệp khu vực phía Bắc phục hồi tích cực, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng hơn so với cùng kỳ năm trước, góp phần quan trọng vào tăng trưởng của toàn nền kinh tế khu vực cũng như của cả nước.

Báo cáo của Bộ Công Thương cũng chỉ ra, hoạt động sản xuất công nghiệp năm 2023 có mức tăng trưởng khá, chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) 21/28 địa phương trong vùng có mức tăng trưởng dương, trong đó: 19/28 địa phương cao hơn mức tăng trưởng của cả nước (tăng 1,5%); 08/28 địa phương tăng trưởng trên 10%; có 06 địa phương xếp trong nhóm 10 tỉnh, thành phố có chỉ số IIP đứng đầu cả nước gồm: Bắc Giang, Phú Thọ, Nam Định, Quảng Ninh, Hà Nam, Hải Phòng.

Năm 2023, nhiều sản phẩm công nghiệp chủ yếu của khu vực duy trì mức tăng trưởng khá so với cùng kỳ: Điện sản xuất đạt 121,7 tỷ kWh, tăng 4,7%; nước máy đạt 958,7 triệu m3 ,tăng 7%; linh kiện, thiết bị điện tử đạt gần 3 tỷ sản phẩm, tăng 6,1%; lắp ráp ô tô đạt 146,66 triệu chiếc, tăng 8,2%; chế biến chè đạt 141,2 triệu tấn, tăng 0,7%; đá xây dựng đạt 47,8 triệu m3, tăng 3,3%.

Bên cạnh đó, nhiều sản phẩm có mức tăng trưởng giảm so với cùng kỳ: Xi măng đạt 89,8 triệu tấn, giảm 0,2%; bia đạt 879 triệu lít, giảm 8,2%; quần áo, hàng may mặc, may sẵn đạt 2,3 tỷ sản phẩm, giảm 5,9%; giày dép đạt 412 triệu đôi, giảm 3,1%; gạch xây các loại đạt 8,8 tỷ viên, giảm 0,8%...

Sang năm 2024 mặc dù khó khăn nhưng hoạt động sản xuất công nghiệp của 28 địa phương khu vực phía Bắc trong 6 tháng đầu năm có nhiều chuyển biến tích cực, duy trì đà tăng trưởng khá, đóng góp tích cực vào tăng trưởng chung, 25/28 địa phương có chỉ số IIP tăng trưởng dương so với cùng kỳ. 11/28 địa phương có mức tăng trưởng từ 10% trở lên. Một số trung tâm công nghiệp khu vực phía Bắc đã khôi phục đà tăng trưởng công nghiệp như: Thái Nguyên, Quảng Ninh, Bắc Giang, Hải Phòng, Hà Nội.

Thứ trưởng cũng nhấn mạnh, nhiệm vụ của ngành Công Thương những tháng cuối năm còn rất nặng nề, đề nghị các tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc tăng cường liên kết, phối hợp cùng các địa phương trên cả nước, hoàn thành các chỉ tiêu Quốc hội, Chính phủ đã giao cho ngành Công Thương.

Nhóm phóng viên
Bài viết cùng chủ đề: Ngành Công Thương

Tin cùng chuyên mục

Gia tăng tỷ lệ nội địa hóa 40%, công nghiệp ô tô thêm động lực từ tân binh Omoda & Jaecoo

Sản xuất thép ray cho đường sắt tốc độ cao: Doanh nghiệp trong nước sẵn sàng vào cuộc

Sửa đổi Luật Hóa chất thúc đẩy phát triển bền vững, hướng tới kinh tế xanh

Hội thảo khoa học "Phục hồi và phát triển ngành đóng tàu TP. Hải Phòng"

Gợi ý cho Việt Nam nâng cao vị thế trong chuỗi giá trị toàn cầu

Doanh nghiệp Hàn Quốc muốn hợp tác chuyển giao công nghệ với doanh nghiệp Việt

Chấp thuận chủ trương đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp Trấn Yên

Khuyến công Bình Định hỗ trợ hiệu quả cho doanh nghiệp thiết kế bao bì, xây dựng điểm giới thiệu sản phẩm

Bài 4: Kỳ vọng thổi 'luồng sinh khí' mới vào nền kinh tế

Năm 2024, sản xuất công nghiệp của Nam Định dự kiến tăng 14,5%

Chấp thuận đầu tư gần 3.000 tỷ đồng vào khu công nghiệp Đồng Văn VI

Chấp thuận đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình II, Hà Nam

Khai giảng khóa đào tạo chuyên gia trong lĩnh vực thiết kế và sản xuất khuôn mẫu tại Hàn Quốc

Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024: Quy mô cực lớn, nhiều bất ngờ chờ đón

Hiệp hội Dệt may Việt Nam thông tin về lễ kỷ niệm 25 năm thành lập và hội nghị tổng kết 2024

Bài 3: Đại biểu Quốc hội 'hiến kế' để dự án về đích thành công

Bài 2: Bệ phóng để ngành công nghiệp chế tạo trong nước 'vươn tầm'

Tập đoàn Hoá chất Việt Nam mong muốn mở rộng thị trường tại Brazil

Tăng liên kết giữa FDI và doanh nghiệp nội địa để phát triển công nghiệp hỗ trợ

Bài 1: Công trình có tính biểu tượng, ý nghĩa chiến lược