Thứ bảy 26/04/2025 21:55

Ngành xăng dầu: Bản anh hùng ca thầm lặng trong những bước ngoặt lịch sử

Ngành xăng dầu Việt Nam đã bền bỉ viết nên bản hùng ca bất diệt, giữ dòng huyết mạch Tổ quốc thông suốt qua bom đạn, mở đường cho những chiến thắng lịch sử.

Dũng cảm hy sinh “giữ xăng như máu”

Lịch sử ngành xăng dầu Việt Nam gắn liền với phong trào công nhân xăng dầu, từ vùng lên đấu tranh chống áp bức, bóc lột mà khởi đầu là sự kiện Cuộc bãi công của công nhân Sở dầu Thượng Lý (Hải Phòng) ngày 13/3/1928. Từ một lực lượng công nhân xăng dầu nhỏ bé đầu tiên làm ở Sở dầu Thượng Lý, kho dầu Nhà Bè thời Pháp thuộc đến các “chiến sĩ - công nhân xăng dầu” thời kỳ chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ, bảo vệ miền Bắc, chi viện miền Nam đánh thắng giặc Mỹ xâm lược.

Trong cuốn Biên niên sử của Công an Thủ đô đã ghi lại chi tiết kế hoạch của quân địch: “Ném bom các khu dự trữ xăng dầu của Bắc Việt Nam sẽ gây tổn hại nhiều hơn đến khả năng vận chuyển các đồ chi viện chiến tranh ở trong nước và các đường vào Nam Việt Nam hơn là bắn phá bất kỳ một hệ thống riêng biệt nào”. Tổng kho Xăng dầu Thượng Lý, Hải Phòng là đầu mối duy nhất tiếp nhận xăng dầu cung ứng cho miền Bắc, chi viện cho tiền tuyến miền Nam và một phần cho nước bạn Lào.

Với hàng trăm trận oanh kích, hàng ngàn tấn bom đạn Mỹ dội xuống Tổng kho xăng dầu Thượng Lý, máu của bao người đã đổ nhưng dòng xăng dầu vẫn không ngừng chảy. Đặc biệt, trong suốt 7 năm (từ 1966- 1972), Mỹ đã đánh phá Tổng kho xăng dầu Thượng Lý 98 trận với hơn 4 nghìn quả bom các loại, hàng chục trận B52 hủy diệt, hàng chục trận bắn phá các kho phân tán ở Hải Phòng, Hải Hưng, Quảng Ninh. Dù hiểm nguy nhưng các lực lượng tự vệ công ty đã kiên cường bám trụ, chiến đấu ngoan cường dũng cảm, duy trì sản xuất, bảo đảm liên tục mạch máu xăng dầu cho Tổ quốc. Âm mưu cô lập Hải Phòng bằng đường bộ thất bại, đế quốc Mỹ điên cuồng phong tỏa cảng Hải Phòng hòng cắt đứt nguồn xăng dầu.

Đáng chú ý, từ ngày 16/4/1972 đến ngày 27/1/1973 là quãng thời gian đọ sức quyết liệt giữa công nhân xăng dầu với các phương tiện chiến tranh hiện đại nhất của đế quốc Mỹ. Vượt qua sự phong tỏa bằng thủy lôi trên biển và máy bay địch săn lùng ngày đêm, đội cảm tử các “chiến sĩ - công nhân xăng dầu” không nao núng tinh thần, đoàn kết, dũng cảm, mưu trí, sáng tạo bảo vệ tàu, bảo vệ xăng dầu, mở luồng cho hàng ngàn lượt phương tiện vào cảng, tiếp nhận 185.000 tấn xăng dầu đưa về đất liền an toàn.

Trong căn Phòng Truyền thống của Công ty Xăng dầu khu vực III (Petrolimex Hải Phòng) còn trân trọng lưu giữ những kỷ vật của một thời “quý xăng như máu”. Đó là chiếc búa của Liệt sỹ Nguyễn Văn Mậu dùng đánh kẻng báo động trận đánh phá đầu tiên của giặc Mỹ ngày 29/6/21966 tại Kho Xăng dầu Thượng Lý; những chiếc nút gỗ được hai công nhân Đỗ Khắc Xuôi và Nguyễn Văn Dần dũng cảm vít lại những lỗ thủng ở các bể dầu Kho 2 trong trận ngày 29/6/21966 để tránh bị tràn dầu, gây cháy nổ; những vỏ đạn của khẩu súng 12 ly 7 đã bắn rơi chiếc máy bay AD6 của giặc Mỹ đêm 19/12/1972; khẩu súng trường K44 được Liệt sỹ Mạc Văn Cầu dùng đánh trả máy bay Mỹ ngày 11/8/1967 tạai Kho Dầu chùa Minh - An Hải - Hải Phòng…

Tại Tổng Kho xăng dầu Đức Giang, những trận chiến khốc liệt ngày 29/6/1966 và 16/4/1972 đã đi vào trang sử oanh liệt của Công ty Xăng dầu khu vực I (Petrolimex Hà Nội). Đội trưởng Bảo vệ Trương Xuân Lợi và Đội phó Bảo vệ Lê Xuân Ba đã anh dũng hy sinh bên cạnh biết bao tấm gương dũng cảm chiến đấu “cứu xăng dầu” của cán bộ công nhân viên - người lao động Tổng kho Xăng dầu Đức Giang cũng đang được trân trọng lưu giữ tại Phòng Truyền thống Petrolimex Hà Nội.

Đây cũng là thời kỳ thử thách ác liệt nhất của ngành xăng dầu. Với tinh thần “coi vị trí sản xuất là vị trí chiến đấu”, cán bộ, người lao động ngành xăng dầu đã dũng cảm bám trụ, chiến đấu ngoan cường dũng cảm dưới mưa bom bão đạn, bảo đảm liên tục mạch máu xăng dầu cho Tổ quốc.

Máu các anh đã đổ, nhưng huyết mạch xăng dầu vẫn thông suốt, liên tục từ đồng ruộng đến công trường, nông trường, nhà máy, vượt Trường Sơn khói lửa, tới chiến trường miền Nam ruột thịt.

Và những đường ống xăng dầu "huyền thoại" Trường Sơn

Cố tư lệnh Trường Sơn - Trung tướng Đồng Sĩ Nguyên đã từng nói: "Nếu đường Trường Sơn là huyền thoại thì đường ống xăng dầu là huyền thoại trong huyền thoại đó". Thật vậy, khi nhìn lại toàn bộ quá trình gấp rút thiết kế, thi công, vận hành đường ống xăng dầu Trường Sơn, người lính nào cũng không khỏi tự hào.

Suốt 16 năm, từ ngày mở đường đến khi kết thúc chiến tranh, bộ đội Trường Sơn đã xây dựng được hơn 20.000 km đường ô tô, 1.400 km đường ống dẫn xǎng dầu, 3.140 km "đường kín” cho xe chạy ban ngày và hàng ngàn cầu, cống, ngầm. Ảnh tư liệu

Không tự hào sao được khi quân dân ta đã bí mật xây dựng được một con đường huyết mạch vận chuyển xăng dầu qua những địa hình hiểm trở nhất: Núi cao, suối sâu, rừng thẳm, nhanh chóng, an toàn cung cấp xăng dầu cho các chiến trường miền Nam. Trong khoảng thời gian ác liệt nhất của cuộc chiến, bộ đội Trường Sơn đã làm nên những kỳ tích ghi vào lịch sử như vậy.

Trên đầu máy bay Mỹ "càn quét", bên dưới bộ đội Trường Sơn bí mật người vác, người bơm, gấp rút hoàn thành tuyến đường ống vận chuyển xăng dầu. 1.400km đường ống với 113 trạm bơm, 33 trạm cấp phát xăng dầu lớn nhỏ. Những con số ấn tượng tạo nên kỳ tích tuyến đường xăng dầu Trường Sơn mà ngày nay vẫn gây ngỡ ngàng cho hậu thế.

Từ năm 1968, bộ đội Trường Sơn bắt đầu xây dựng đường ống dẫn xăng dầu. Đến năm 1975, dòng xăng đã bơm tới huyện Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước với tổng chiều dài 1.400km.

Từ đây xăng dầu được cấp trực tiếp cho các xe vận tải chở tiếp trên những tuyến ngắn từ miền Đông đến miền Tây. Xăng dầu được chuyển từ Bắc vào Nam đã cung cấp cho hoạt động trên các chiến trưởng trong những năm đánh Mỹ, góp phần quan trọng vào những trận chiến thắng lớn.

Biến đau thương thành hành động, vượt qua bao núi cao, suối sâu, rừng thẳm, những người lính Trường Sơn đã bí mật, nhanh chóng đưa dòng xăng miền Bắc an toàn đến các chiến trường chỉ cách Sài Gòn hơn 100km.

Tuyến đường ống xăng dầu được coi là kỳ tích của bộ đội ta trên con đường huyền thoại Trường Sơn. Kỳ tích ấy chỉ có thể được tạo nên bởi những người con của một đất nước yêu chuộng hòa bình, khát khao tự do và quyết tâm giải phóng dân tộc.

Cố tư lệnh Trường Sơn - Trung tướng Đồng Sĩ Nguyên đánh giá: “Ngành đường ống xăng dầu Trường Sơn đã thực sự thỏa mãn kịp thời cho vận tải, bảo đảm yêu cầu cơ động cao của các quân đoàn, các binh chủng với mọi quy mô, mọi thời gian, mọi địa điểm, phục vụ đắc lực cho các chiến dịch… Nếu đường Trường Sơn là huyền thoại thì đường ống xăng dầu là huyền thoại trong huyền thoại đó”.

Nhà báo người Mỹ Virginia Louise Morris, tác giả cuốn "Đường mòn Hồ Chí Minh - con đường dẫn tới tự do", đã viết: “Người Việt đã vượt lên người Mỹ về tầm nhìn xa, đã xây dựng cơ sở hạ tầng của một hệ thống kho xăng dầu và một hệ thống đường ống chạy từ biên giới Việt-Trung, dọc ngang Trường Sơn về tới Đông Nam Bộ... Đây là dự án khủng khiếp”.

Truyền thống tiên phong quyết tâm giữ mạch xăng dầu luôn chảy

Sau năm 1975, cả nước bước vào mặt trận mới, hàn gắn vết thương chiến tranh, tiến hành công cuộc đổi mới. Kết quả, đã từng bước hình thành một ngành Công Thương tự chủ, với cơ sở vật chất kỹ thuật được tăng cường đáng kể. Song song đó là một mạng lưới thương nghiệp rộng khắp. Giai đoạn này, nhu cầu về năng lượng, trong đó có xăng dầu gia tăng mạnh mẽ.

Các thế hệ ngành xăng dầu đã vượt mọi gian lao, tạo nên những thành công rực rỡ, xây dựng ngành xăng dầu Việt Nam lớn mạnh. Ảnh: TT

Để đáp ứng trong tình hình mới, biến chuyển hết sức mau lẹ, ngành xăng dầu đã nhanh chóng chuyển mình cùng ngành Công Thương và đất nước, kịp thời tiếp cận, vận dụng sáng tạo cơ chế quản lý mới.

Nếu trong thời chiến, mỗi công nhân xăng dầu thực sự là một người lính trung dũng, kiên cường, “quý xăng như máu”, luôn có mặt và đóng góp ở vị trí xứng đáng trong đội ngũ giai cấp công nhân Việt Nam. Thì trong thời bình, bản lĩnh tiên phong của mỗi người công nhân xăng dầu tiếp tục phát huy mạnh mẽ, vượt qua khó khăn trong giai đoạn chuyển đổi từ chiến tranh sang hòa bình, từ phân tán sang tập trung, cung cấp đầy đủ, kịp thời nhu cầu xăng dầu cho sản xuất, bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia

Truyền thống tiên phong ấy, được trao truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác trong hệ thống ngành xăng dầu, được bồi đắp lắng đọng qua mỗi năm, trở thành những tầng “trầm tích” về văn hóa lịch sử, mang dấu ấn đặc trưng, riêng biệt của ngành xăng dầu.

Các thế hệ ngành xăng dầu đã vượt mọi gian lao, hy sinh, chiến đấu giữ "huyết mạch" xăng dầu chảy mãi, tạo nên những thành công rực rỡ. Hơn thế nữa nối tiếp truyền thống xây dựng ngành xăng dầu Việt Nam lớn mạnh, là đầu tàu kinh tế, đảm nhận vai trò trọng yếu trong an ninh năng lượng quốc gia, xứng đáng với niềm tin của Đảng, Nhà nước, Nhân dân; tự hào viết tiếp những trang sử mới.
Duy Anh
Bài viết cùng chủ đề: Ngành Công Thương

Tin cùng chuyên mục

Vài phác thảo về những người sinh năm 1975 làm việc trong ngành Công Thương

Xếp hàng tìm về mùa xuân lịch sử qua từng trang giai phẩm Báo Nhân Dân

Chiến thắng 30/4: Ngọn lửa bất diệt trong lòng thế hệ trẻ

Diễn biến mới nhất vụ lật xe khách ở Tam Đảo

Tìm ra Quán quân giải đua xe năng lượng trời Cao Thắng

Chiến thắng lịch sử 30/4: Chuyện kể từ đất nước ‘cực quang’

TikToker Phạm Thoại bất ngờ tái xuất sau gần 60 ngày 'vắng bóng'

Hà Nội rực rỡ cờ hoa chào mừng Ngày Thống nhất non sông

Thông tin về chế độ thanh niên xung phong giai đoạn 1965-1975

Thúc đẩy du lịch xanh: Cần đổi mới tư duy, hành động

Thành phố Huế: Phát động Tháng hành động an toàn lao động

Hướng về đại lễ 30/4: Bản lĩnh Việt Nam qua lời các tướng lĩnh trong ‘Chân trần, Chí thép'

Việt Nam giành 6 huy chương Vàng tại Olympic Toán học Turkmenistan

Chùm ảnh: Buổi sơ duyệt diễu binh, diễu hành phục vụ đại lễ 30/4

Thời tiết hôm nay 26/4: Hà Nội mưa đá, gió giật mạnh

Thời tiết biển hôm nay 26/4/2025: Nam Biển Đông có mưa, dông

Hà Nội sắp xếp hệ thống khám chữa bệnh theo 3 cấp

Hà Nội thành lập Cụm công nghiệp làng nghề Thạch Xá

Sư đoàn 316 khởi động phong trào sáng tạo và tôn vinh điển hình tiên tiến

Trại hè nở rộ: Nhiều lựa chọn không gian trải nghiệm cho trẻ