Thứ sáu 09/05/2025 10:02

Nâng cao năng lực ứng phó với các vụ việc phòng vệ thương mại

Ngày 12/11, tại Hà Nội sẽ diễn ra hội thảo Thúc đẩy tiềm năng xuất khẩu hàng hóa và nâng cao năng lực ứng phó với các vụ việc phòng vệ thương mại.

Hội thảo “Thúc đẩy tiềm năng xuất khẩu hàng hóa và nâng cao năng lực ứng phó với các vụ việc phòng vệ thương mại tại thị trường châu Á, châu Phi và Châu Đại Dương” do Cục Phòng vệ thương mại, Bộ Công Thương tổ chức. Hội thảo nhằm tăng cường nhận thức của cộng đồng doanh nghiệp và các bên liên quan đối với công tác ứng phó với biện pháp phòng vệ thương mại tại nhóm thị trường quan trọng này.

Số vụ việc điều tra phòng vệ thương mại đối với hàng hoá Việt Nam đang gia tăng. Ảnh: TTXVN

Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, trong 6 tháng đầu năm 2024, kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và khu vực châu Á – châu Phi đạt 246,4 tỷ USD, tăng 15,6% so với cùng kỳ năm 2023, chiếm 66,6% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam với thế giới. Trong đó, xuất khẩu của Việt Nam đến khu vực châu Á đạt 88,7 tỷ USD, tăng 11% so với cùng kỳ năm 2023; khu vực châu Đại Dương và châu Phi lần lượt đóng góp gần 3,5 tỷ USD và 1,5 tỷ USD, tăng 27,1% và 5,9% so với cùng kỳ năm 2023.

Để bảo vệ ngành sản xuất nội địa một cách hiệu quả, các nước, vùng lãnh thổ châu Á, châu Phi và châu Đại Dương cũng thường xuyên điều tra, áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại khi hàng hóa xuất khẩu tạo ra sức ép cạnh tranh với hàng hóa sản xuất nội địa.

Theo thống kê của Bộ Công Thương, tính đến hết tháng 10/2024, số lượng vụ việc phòng vệ thương mại từ các thị trường này chiếm 146/267 vụ việc đối với hàng xuất khẩu của ta. Các mặt hàng bị điều tra tương đối đa dạng như là vật liệu xây dựng, các sản phẩm gỗ, hóa chất, nông, lâm, thủy sản. Thực tiễn điều tra phòng vệ thương mại cũng cho thấy nhiều nét riêng biệt, gắn liền đặc điểm của mỗi nước, vùng lãnh thổ.

Bảo Thoa
Bài viết cùng chủ đề: Phòng vệ thương mại

Tin cùng chuyên mục

Cảnh báo sớm: ‘Lá chắn’ bảo vệ hàng Việt xuất khẩu

Thức tỉnh ‘giấc mơ’ thương hiệu: Câu chuyện đặc biệt từ một gói cà phê

Giải 'cơn khát' nhân lực trong thương mại điện tử

VPPE 2025: Thúc đẩy phát triển công nghệ xanh ngành bao bì

Hà Giang: Dòng chảy số gỡ 'nút thắt' hàng hóa nông sản cho người dân

Dự án Luật Thương mại điện tử do Bộ Công Thương xây dựng được đánh giá cao

Xúc tiến thương mại: Đa dạng ‘kênh’ mở rộng thị trường

Chất lượng tốt, cà phê Robusta Việt Nam được nhiều thị trường ưa chuộng

Hội chợ xúc tiến thương mại cho các hợp tác xã miền Bắc: Kết nối và lan toả

Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu 4 tháng/2025 tăng 15,7% so với cùng kỳ

Chủ động thích ứng, doanh nghiệp tăng tốc xuất khẩu hàng hóa

Hà Nội: Xuất khẩu hàng hóa đạt 6,4 tỷ USD trong 4 tháng đầu năm 2025

Thương mại điện tử nội địa cần làm gì để không bị “lép vế”?

Hợp tác Việt Nam - Kazakhstan: Mở lối sang ngành công nghiệp nền tảng, giá trị cao

Xuất khẩu tăng, ngành nông nghiệp xuất siêu hơn 5,1 tỷ USD

Bộ Công Thương sửa đổi quy định về xuất xứ hàng hóa và giấy chứng nhận C/O

Infographic | Xuất khẩu sang Liên bang Nga đạt 545,5 triệu USD trong quý 1/2025

Từ 5/5/2025, cấp C/O không ưu đãi, CNM và đăng ký mã số REX chuyển về Bộ Công Thương

Giải mã nguyên nhân khiến giá dừa xuất khẩu lập đỉnh

EC lùi thời gian thanh tra 'thẻ vàng' IUU đến cuối năm