Thứ bảy 28/12/2024 03:15

Nâng cao hiệu quả mô hình Kosen tại Việt Nam

Nhằm góp phần vào việc phát triển nguồn nhân lực kỹ thuật cho nền công nghiệp Việt Nam và thúc đẩy việc giao lưu hoạt động giáo dục kỹ thuật giữa Việt Nam và Nhật Bản, Kosen Nhật Bản, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp và Bộ Công Thương đã thống nhất thành lập Ủy ban mô hình Kosen Việt Nam.

Mô hình đào tạo tiên tiến

Tại Nhật Bản, mô hình Kosen được thành lập bởi nhu cầu lớn từ ngành công nghiệp mong muốn đào tạo những kỹ sư có khả năng đóng góp cho sự phát triển kinh tế cao bằng khoa học công nghệ. Hiện nay, mô hình này đang thu hút sự chú ý từ khắp nơi trên thế giới như là một hệ thống giáo dục đặc trưng của Nhật Bản trong việc đào tạo ra những kỹ sư thực hành xuất sắc.

Bộ Công Thương là Bộ đầu tiên ở Việt Nam hợp tác với Kosen đưa mô hình Kosen vào đào tạo thí điểm từ năm 2018

Đặc điểm của mô hình Kosen là gắn kết đào tạo nhân lực chất lượng cao với doanh nghiệp; đào tạo không chỉ trang bị lý thuyết mà hướng tới kỹ năng thực hành, khả năng sáng tạo của người học thông qua các hoạt động thực hành, nghiên cứu. Theo đánh giá của các chuyên gia đào tạo nghề, mô hình đào tạo Kosen đáng để Việt Nam học hỏi bởi vì mô hình có nhiều điểm ưu việt, thể hiện ở chỗ học sinh đầu vào tốt nghiệp trung học cơ sở, đào tạo gắn với doanh nghiệp, 100% học sinh tốt nghiệp có việc làm, giảm tỷ lệ thôi việc. Đặc biệt là phù hợp nhu cầu đào tạo nhân lực chất lượng cao, đáp ứng xu thế phát triển kinh tế và hội nhập quốc tế.

Nhận thấy ưu thế của mô hình đào tạo kỹ sư thực hành này, Bộ Công Thương là Bộ đầu tiên ở Việt Nam đã nhanh chóng hợp tác với Kosen đưa mô hình vào đào tạo thí điểm từ năm 2018. Hiện nay, có 3 đơn vị đào tạo của Bộ Công Thương đang thực hiện thí điểm là: Trường cao đẳng Công nghiệp và Thương mại (COIT), Trường cao đẳng Công nghiệp Huế (HUE-IC), Trường cao đẳng Kỹ thuật Cao Thắng (CTTC).

Trong khuôn khổ kế hoạch hợp tác của Bộ Công Thương, thời gian qua, bên cạnh việc hỗ trợ xây dựng chương trình đào tạo Kosen phù hợp với điều kiện thực tế của Việt Nam và chuyển giao chương trình, giáo trình, đào tạo bồi dưỡng cho giảng viên các trường, Tổ chức Kosen tại Nhật và Văn phòng dự án Kosen tại Việt Nam đã tích cực giới thiệu các doanh nghiệp Nhật Bản và công ty Nhật Bản đang đầu tư tại Việt Nam về chương trình đào tạo của các trường và kết nối các doanh nghiệp với các trường thí điểm, đảm bảo cho sinh viên thực hành, thực tập tại doanh nghiệp, thúc đẩy việc tuyển dụng sinh viên sau tốt nghiệp.

Phát triển nguồn nhân lực kỹ thuật

Để nhân rộng và chuẩn hóa hơn nữa chất lượng của Chương trình đào tạo Kosen - Việt Nam tiến tới được công nhận tương đương Chương trình Kosen - Nhật Bản, hướng tới nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu trong nước và khu vực; đồng thời góp phần vào việc phát triển nguồn nhân lực kỹ thuật cho nền công nghiệp Việt Nam và thúc đẩy việc giao lưu hoạt động giáo dục kỹ thuật giữa Việt Nam và Nhật Bản, Kosen Nhật Bản, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp và Bộ Công Thương đã thống nhất thành lập Ủy ban mô hình Kosen Việt Nam.

Theo đó, một số điều khoản tham chiếu đã được trao đổi, thống nhất như: xây dựng mục tiêu cần đạt được cụ thể của Chương trình mô hình Kosen Việt Nam, xây dựng và thực hiện chu trình PDCA (Plan, Do, Check, Action) đối với các trường thí điểm. Dự kiến thành viên Ủy ban mô hình Kosen Việt Nam sẽ gồm: Về phía Nhật Bản là đại diện Cơ quan quản lý các trường cao đẳng công nghệ quốc gia Kosen. Về phía Việt Nam, có: đại diện Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, đại diện Bộ Công Thương và 3 hiệu trưởng đại diện 3 trường đang thí điểm đào tạo mô hình Kosen của Bộ Công Thương.

Buổi họp trực tuyến của kỳ họp lần thứ nhất Ủy ban mô hình Kosen tại đầu cầu Việt Nam

Mới đây, Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ Công Thương đã có buổi làm việc với Kosen và Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp trong khuôn khổ chương trình nghị sự kỳ họp thứ nhất của Ủy ban mô hình Kosen - Việt Nam để thống nhất một số điều khoản tham chiếu cho hoạt động của Ủy ban.

Tại buổi làm việc, đại diện Trường cao đẳng Kỹ thuật Cao Thắng cho biết, năm 2020 nhà trường đã tuyển sinh được 174 học sinh và năm 2021 là 180 học sinh cho nghề cơ điện tử. Còn tại Trường cao đẳng Công nghiệp và thương mại, năm 2020 đã tuyển sinh được 32 học sinh và năm 2021 là 20 học sinh cho nghề điện tử công nghiệp. Riêng Trường cao đẳng Công nghiệp Huế, theo đại diện nhà trường, năm 2019 trường đã tuyển sinh 18 học sinh, năm 2020 tuyển sinh 55 học sinh, năm 2021 tuyển sinh 40 học sinh cho nghề điện - điện tử.

Ghi nhận kết quả ban đầu của mô hình Kosen, ông Nguyễn Thế Hiếu - Vụ phó Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ Công Thương - đánh giá, hai năm qua công tác đào tạo, tuyển sinh gặp nhiều khó khăn do Covid-19, song các đơn vị thí điểm đã bám sát mục tiêu chương trình và linh hoạt trong triển khai thực hiện, xây dựng chương trình đào tạo một cách có hệ thống, phù hợp điều kiện Việt Nam, chuẩn đầu ra gắn với yêu cầu của doanh nghiệp Nhật Bản nói riêng và đáp ứng nhu cầu nhân lực cho ngành công nghiệp trong tiến trình hội nhập.

Với một số kết quả tích cực đạt được, dự kiến trong năm 2022, Trường cao đẳng Kỹ thuật Cao Thắng sẽ hoàn thiện giáo trình và tài liệu học tập; tăng cường hoạt động trao đổi học thuật giữa các trường tham gia dự án; xây dựng mạng lưới hỗ trợ sinh viên học tập/làm việc; tăng cường hợp tác với các doanh nghiệp Nhật Bản tại TP. Hồ Chí Minh và các khu vực lân cận. Riêng Trường cao đẳng Công nghiệp Huế đề xuất được làm đầu mối tổ chức các cuộc thi robocon giữa các trường tham gia dự án.

Bà Phạm Ngô Thùy Ninh - Trưởng phòng Đào tạo và Phát triển nguồn nhân lực, Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ Công Thương - cho biết thêm, Bộ Công Thương và Kosen đang xây dựng kế hoạch 5 năm tới, theo đó, một số hoạt động khác nhằm hỗ trợ phát triển mô hình Kosen tại các trường thí điểm cũng được dự kiến như: Tích cực kết nối, thiết lập mạng lưới doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam và tại Nhật Bản tạo ra nhiều cơ hội liên kết Trường-doạnh nghiệp cả nhiều rộng lẫn chiều sâu trong một hoặc tất cả các khâu của quá trình tuyển sinh - việc làm; Kosen hỗ trợ Bộ trong nghiên cứu, dự báo nhu cầu nguồn nhân lực; tổ chức các hội thảo, tập huấn để các chuyên gia Kosen trao đổi, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng cho sinh viên và giảng viên; phối hợp tổ chức thi robocon giao lưu sinh viên các trường thí điểm mô hình Kosen của Việt Nam (Bộ Công Thương) với các trường Kosen tại Nhật, Mông Cổ,…; “Chương trình thực tập cho sinh viên” tại Nhật Bản trong thời gian 3-6 tháng; “Chương trình đào tạo giảng viên” 1 năm tại Nhật Bản;…

Dự kiến, thời gian hoạt động của Ủy ban mô hình Kosen là cho đến ngày 31/3/2024 (giai đoạn mục tiêu trung hạn thứ 4 của Tổ chức Kosen). Nếu cả 2 phía Nhật Bản và Việt Nam đồng ý, thời gian hoạt động có thể được kéo dài hơn. Ủy ban mô hình Kosen cũng xây dựng mục tiêu hướng tới của mô hình Kosen là: đào tạo những kĩ sư thực hành ứng phó được với những đổi mới công nghệ trong sự biến chuyển của nền kinh tế và xã hội; giáo dục và nuôi dưỡng đạo đức nghề nghiệp, tư duy sáng tạo mà các doanh nghiệp kì vọng ở người kỹ sư; giáo dục văn hóa và kiến thức chuyên môn để trở thành một kỹ sư chuyên ngành. Mô hình triển khai căn cứ Luật Giáo dục Việt Nam và tham khảo nền giáo dục Kosen - Nhật Bản cùng với các chương trình giảng dạy cốt lõi của mô hình (Model Core Curriculum).

Ngoài ra, Ủy ban mô hình Kosen sẽ chú trọng vào mục tiêu thực hiện giáo dục nhằm trau dồi khả năng sáng tạo để tìm ra vấn đề và giải quyết vấn đề; thực hiện giáo dục hướng nghiệp để thúc đẩy con đường sự nghiệp cho phép phát huy trọn vẹn kiến thức và khả năng chuyên ngành; triển khai các hoạt động thông qua sự phối hợp với các bên liên quan để thực hiện hoàn thiện hơn các chương trình giáo dục. Theo kế hoạch, dưới sự chỉ đạo của Uỷ ban mô hình Kosen sẽ thành lập một nhóm công tác Uỷ ban mô hình Kosen. Nhóm công tác sẽ tiến hành thực hiện các hoạt động nêu trên một cách cụ thể và báo cáo với Uỷ ban mô hình Kosen.

Hoa Quỳnh

Tin cùng chuyên mục

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chủ trì hội nghị tổng kết Cục Công nghiệp năm 2024

Doanh nghiệp công nghiệp nỗ lực trở lại 'đường băng' tăng trưởng

Việt Nam có cơ hội trở thành trung tâm công nghiệp bán dẫn toàn cầu

Ứng dụng 5G vào ngành công nghiệp thông minh: Cơ hội nhiều, thách thức cũng lớn

Thứ trưởng Bộ Công Thương Phan Thị Thắng: Kỳ vọng VEAM sẽ tiếp tục dẫn đầu trong lĩnh vực cơ khí

Luật Công nghiệp công nghệ số: Tạo động lực phát triển kinh tế số

Sản lượng toàn cầu của Toyota giảm trong 10 tháng liên tiếp

Thượng tướng Phạm Hoài Nam: Công nghiệp quốc phòng phải làm chủ được công nghệ tiên tiến

Chuyên gia quốc tế nói gì về các loại pháo phòng không và xe tăng T-90SK?

Doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ Hà Nội tăng cả về số lượng, quy mô, chất lượng

Xe đạp igus:bike làm từ nhựa tái chế đến Việt Nam trong hành trình vòng quanh thế giới

Khuyến công Đà Nẵng hỗ trợ gần 1,74 tỷ đồng cho doanh nghiệp đổi mới máy móc, sản xuất sạch hơn

Thiếu tướng Đinh Quốc Hùng giữ chức Chính uỷ Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng

Ngành da giày đã ‘hết thời’ gia công theo kiểu cũ

Chuyên gia quốc tế nói gì về xe chiến đấu bộ binh XCB-01 của Việt Nam?

Doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ áp dụng hệ thống quản lý tiên tiến, nâng cao sức cạnh tranh

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Long An: Thành tích của Long An có đóng góp to lớn của Bộ Công Thương

Chủ tịch Quốc hội Lào thăm doanh nghiệp sản xuất phân bón lớn của Vinachem

Làm rõ điều kiện là thành phần khác của tổ hợp công nghiệp quốc phòng

Nhiều thỏa thuận hợp tác ký kết tại Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024