Thứ hai 18/11/2024 13:20

Nậm Nhùn (Lai Châu): Những con đường của tương lai, hy vọng

Lên với huyện Nậm Nhùn, tỉnh Lai Châu mới thấy, đích đến nông thôn mới của địa phương này vẫn còn khá xa bởi vô vàn khó khăn đang hiện hữu. Tuy nhiên, với những con đường vừa được mở vào tận thôn, xã… đã có thể hình dung được một nông thôn đang dần đổi mới ở nơi đây.
7 giờ sáng xuất phát ở trung tâm huyện Nậm Nhùn, chưa đầy 2 tiếng sau chúng tôi đã có mặt ở UBND xã Nậm Chà. Quãng đường mấy chục ki-lô-mét quanh co nhưng đều đã được trải nhựa nên đi lại khá thuận lợi. Theo lời anh lái xe, cuối năm 2019 con đường này mới hoàn thành, chứ trước đó, muốn đi vào đến Nậm Chà phải mất cả buổi sáng.

Từ UBND xã Nậm Chà, theo chân cán bộ xã đến với các bản Huổi Dạo, bản Táng Ngá, bản Huối Só, bản Nậm Chà… chúng tôi di chuyển khá nhanh bởi hầu hết các bản đều có đường xe máy đi lại thuận lợi. Bản Táng Ngá (nơi sinh sống của đồng bào dân tộc Cống), ô tô còn có thể đi vào tận nơi.

Điện lưới quốc gia, đường bê tông giúp đồng bào dân tộc Mảng (bản Huổi Van, xã Nậm Hàng) có đời sống thuận lợi hơn

Đi trên các con đường bê tông mới hoàn thành, nghe bà con địa phương kể về những ngày đường chưa có, lên nương, xuống xã mất cả ngày trời; nhiều hộ còn phải ngủ lại nương vì không kịp về… mới thấy ý nghĩa lớn lao khi những con đường nông thôn mới được mở.

Trò chuyện với anh Nguyễn Văn Giáp – Trưởng phòng Nông nghiệp huyện Nậm Nhùn, được biết: Quá trình xây dựng nông thôn mới, huyện Nậm Nhùn luôn xác định quan tâm đặc biệt tới việc đầu tư, nâng cấp hạ tầng phục vụ sản xuất và sinh hoạt thiết yếu của người dân - nhất là vấn đề đường giao thông. Có như vậy, mới mong rút ngắn được khoảng cách địa lý, thời gian di chuyển; từ đó giúp bà con tiếp cận nhanh hơn, gần hơn với trường học, bệnh viện, chợ búa, phương tiện giao thông…

Đường đến bản Táng Ngá của đồng bào Mảng ở xã Nậm Chà gần hơn nhờ những con đường được đầu tư, nâng cấp

Theo đó, riêng năm 2019, thực hiện tiêu chí Giao thông (tiêu chí số 2), Nậm Nhùn đã triển khai 16 dự án đường giao thông, trong đó có 2 tuyến mở mới là đường lên khu sản xuất bản Huổi Héo (xã Nậm Manh) và đường giao thông từ bản Huổi Dạo đi bến đò Pá Chà (xã Nậm Chà). Trong đó, số ki-lô-mét triển khai đầu tư, nâng cấp bằng nguồn vốn năm 2019 là 31.673 mét. Kết thúc năm 2019, 10/10 xã của Nậm Nhùn đã có đường ô tô đến trung tâm xã có mặt đường được cứng hóa; 64/68 bản có đường xe máy đi lại thuận lợi. Toàn huyện, có 3 xã: Lê Lợi, Pú Đao, Mường Mô đã đạt tiêu chí giao thông.

Năm 2020, bên cạnh việc hoàn thiện các dự án giao thông còn dang dở, Nậm Nhùn đang tiếp tục đầu tư, nâng cấp hệ thống giao thông trên địa bàn huyện đảm bảo đạt chuẩn theo quy định. Đặc biệt, hoàn thiện kết nối với mạng lưới giao thông liên vùng, liên xã theo quy hoạch phát triển mạng lưới giao thông. Phấn đấu trong năm 2020, sẽ có thêm nhiều thôn, bản có đường xe máy đi lại thuận lợi.

Để thôn, xóm, bản có được những con đường nông thôn mới như hôm nay, theo anh Nguyễn Văn Giáp, các tổ chức, đoàn thể như: Hội nông dân, Hội phụ nữ, Huyện đoàn ở Nậm Nhùn đã thực hiện rất tích cực công tác tuyên truyền để người dân tình nguyện hiến đất, góp sức, góp công cùng nhà nước hoàn thiện những con đường. Tính từ năm 2010 – 2019, đồng bào ở Nậm Nhùn đã tham gia hiến trên 30.000 mét vuông đất và gần 60.000 công lao động để thực hiện các công trình cơ sở hạ tầng, giao thông nông thôn… Sự ủng hộ về tinh thần, vật chất của đồng bào không chỉ góp phần tạo nên diện mạo mới cho nhiều thôn bản, mà hơn thế còn cho thấy sự đồng thuận, ủng hộ của đồng bào các dân tộc với Chương trình mục tiêu quốc gia mang nhiều ý nghĩa, giá trị như Chương trình xây dựng nông thôn mới.

Rời Nậm Nhùn, chúng tôi mang theo lời chia sẻ mộc mạc của anh Lý Văn Chém (người dân tộc Cống ở bản Táng Ngá, xã Nậm Chà): “Có đường mới rồi, tiết kiệm được tiền mua xe máy rồi, giờ ngày đi nương, tối về ngủ với vợ, chăm thằng con thôi, không phải ở vạ vật trên nương như trước nữa…”.

Cùng với những con đường nông thôn mới được mở ra, Nậm Nhùn ngày mai rồi sẽ khác…

Mai Hoàng
Bài viết cùng chủ đề: Lai Châu

Tin cùng chuyên mục

Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Lai Châu: Hướng đến 11 mục tiêu

Huyện Bắc Yên - Sơn La dành nguồn vốn lớn đầu tư hạ tầng thiết yếu cho bà con dân tộc

Sơn La xây dựng chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ măng cho đồng bào dân tộc thiểu số

Tuyên Quang: Tập trung xây dựng hạ tầng cơ sở thiết yếu vùng dân tộc thiểu số

Lạng Sơn: Đưa di tích lịch sử, văn hóa thành sản phẩm du lịch bền vững

Huyện Mộc Châu bảo tồn và phát huy giá trị lễ hội Púng Hiéng của người Dao Tiền

Huyện Mường La - Sơn La đưa điện lưới quốc gia đến với bà con thôn bản

Huyện Mộc Châu - Sơn La đổi thay từ nguồn vốn dành cho đồng bào dân tộc thiểu số

Người Hà Lăng ở Kon Tum bảo tồn nét văn hoá truyền thống của 'nghề sinh ra từ làng'

Lạng Sơn: Từng bước nâng cao thể trạng, cải thiện tầm vóc trẻ em vùng cao

Về Gia Lai xem đồng bào Bahnar thi đan lát, dệt thổ cẩm truyền thống

Bắc Kạn: Tổ chức thành công Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số lần thứ IV - năm 2024

Huyện Quỳnh Nhai – Sơn La nỗ lực xây dựng hệ thống chợ để cải thiện đời sống người dân

Câu chuyện về nghệ nhân A Sứp - người nặng lòng với văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên

Lai Châu: Tháo gỡ khó khăn trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia

Huyện Mai Sơn - Xây dựng chuỗi sản xuất, tiêu thụ cà phê bền vững

Huyện Phù Yên - Sơn La: Hiệu quả cao từ nguồn vốn giảm nghèo cho bà con vùng đồng bào dân tộc

Sơn La nâng cao đời sống của người dân nhờ nguồn vốn Chương trình 1719

Sơn La phát triển mạnh du lịch, cải thiện đời sống bà con vùng dân tộc thiểu số

Kon Tum: Người Xơ Đăng bảo tồn nghề đan lát truyền thống