Thứ hai 23/12/2024 09:28

Nam Định: Thu hút thêm dự án FDI 60 triệu USD vào Khu công nghiệp lớn nhất tỉnh

Mới đây, Dự án FDI 60 triệu USD sản xuất các sản phẩm vải không nhuộm, vải có nhuộm, … được đầu tư vào Khu công nghiệp dệt may Rạng Đông, tỉnh Nam Định.

Theo đó, ngày 28/2, Ban Quản lý các Khu công nghiệp tỉnh Nam Định cho biết vừa ký Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư lần đầu cho nhà đầu tư Crystal Denim Textiles Limited (trụ sở ở quần đảo Virgin thuộc Anh) đầu tư vào Khu công nghiệp dệt may Rạng Đông (địa chỉ tại thị trấn Rạng Đông, huyện Nghĩa Hưng).

Dự kiến, giai đoạn 1 của dự án sẽ đi vào sản xuất chính thức từ quý III/2026.

Theo Giấy chứng nhận, dự án đầu tư do công ty dự án Yi Da Denim Mill (VN) Co., LTD thực hiện thuộc lĩnh vực dệt may, có tổng vốn đăng ký đầu tư 1.467 tỷ đồng, tương đương 60 triệu USD.

Dự án làm 3 giai đoạn đầu tư: Giai đoạn 1 là hơn 880 tỷ đồng, tương đương 36 tiệu USD. Diện tích đất sử dụng cả 3 giai đoạn là 241.600 m2, trong đó giai đoạn 1 là 144.960 m2. Thời hạn hoạt động của dự án là 41 năm. Sản phẩm của dự án gồm: vải có nhuộm (công suất thiết kế 35 triệu m2/năm; Giai đoạn 2 là 10 triệu m2/năm; Giai đoạn 3 là 10 triệu m2/năm, vải không nhuộm. Dự kiến, giai đoạn 1 của dự án sẽ đi vào sản xuất chính thức từ quý III/2026.

Ban Quản lý các Khu công nghiệp tỉnh Nam Định cũng cho biết, nhà đầu tư được hưởng một số ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế nhập khẩu, miễn giảm tiền thuê đất, tiền sử dụng đất, thuế sử dụng đất, ưu đãi khấu hao…

Trong những năm qua, tỉnh Nam Định luôn xác định thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài gắn với phát triển bền vững là động lực quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của địa phương này.

Khu công nghiệp dệt may Rạng Đông đảm bảo tốt các điều kiện phục vụ sản xuất, bao gồm: cấp nước, điện, công trình xử lý nước thải, hạ tầng giao thông đường bộ, đường thủy kết nối thuận tiện tới khu công nghiệp và liên thông đến các khu kinh tế trọng điểm trong nước.

Khu công nghiệp này còn sở hữu cơ sở hạ tầng toàn diện gồm hệ thống đường giao thông nội bộ, hệ thống đèn chiếu sáng, nhà máy cung cấp nước sạch có tổng công suất thiết kế 170.000m3/ngày đêm. Nhà máy xử lý nước thải có tổng công suất thiết kế 110.000m3/ngày đêm. Dịch vụ logistics tối ưu hóa chi phí sản xuất và mang lại hiệu quả nhờ hệ thống cảng biển kết nối đến khu công nghiệp.

Trước dự án của nhà đầu tư Crystal Denim Textiles Limited, Khu công nghiệp dệt may Rạng Đông đã thu hút được một số dự án đầu tư lớn, thuộc lĩnh vực dệt may. Trong đó có dự án sản xuất các sản phẩm sợi vải của Tập đoàn Toray (Nhật Bản), vốn đầu tư 203 triệu USD, công suất thiết kế 120 triệu mét vải/năm.

Mới đây, Công ty TNHH SanBang của Singapore cũng đã triển khai tại đây dự án sản xuất các sản phẩm dệt, sợi dành cho gia đình, tổng vốn đầu tư gần 30 triệu USD, công suất thiết kế 15.000 tấn khăn, 14 triệu mét vải dệt, 15.000 tấn sợi DTY/năm.

Khu công nghiệp dệt may Rạng Đông rộng hơn 500 ha, là Khu công nghiệp có diện tích lớn nhất trong số các Khu công nghiệp đang hoạt động của tỉnh Nam Định; nằm tại khu vực bãi bồi ven biển huyện Nghĩa Hưng và nằm trong Khu Kinh tế Ninh Cơ đang được UBND tỉnh Nam Định trình Chính phủ cho thành lập, được khởi công xây dựng hạ tầng tháng 4/2017.

Đức Lâm
Bài viết cùng chủ đề: khu công nghiệp

Tin cùng chuyên mục

Hậu Giang: Phát triển công nghiệp là ưu tiên hàng đầu trong năm 2025

Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 1 - Đồng thuận và mong chờ

Khởi công cụm công nghiệp Bắc Sơn 2, vốn đầu tư hơn 280 tỷ đồng

Năm 2025, Tây Ninh thúc đẩy phát triển công nghiệp chế biến, chế tạo

Nhận diện các thương hiệu OCOP tại Thanh Hóa: Bài 3- Những bất cập trong triển khai thực hiện Chương trình OCOP

Năm 2025, Đồng Nai ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng kinh tế 2 con số

Bài 2 - Nâng sao đếm số, nhiều OCOP đứng trước nguy cơ ''chết yểu''

Bà Rịa – Vũng Tàu: Khởi động dự án khu công nghiệp thông minh, sinh thái

Ninh Thuận: Đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu tư vào các ngành kinh tế trọng điểm

Nhận diện các thương hiệu OCOP tại Thanh Hóa: Bài 1- OCOP, làn gió mới trong phát triển kinh tế nông thôn

Tuyên Quang: Sản xuất tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp theo hướng bền vững

Nhiều điểm sáng trong bức tranh kinh tế TP. Vũng Tàu năm 2024

Đồng Tháp: Tuân thủ pháp luật để hoạt động thương mại biên giới phát triển bền vững

Cảng biển Quảng Ninh: Đón đầu cơ hội tăng trưởng

Hải Dương: Tăng trưởng kinh tế đứng thứ 6/63 tỉnh, thành phố trong cả nước

Hải Dương: Cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thành lập mới 2.000 doanh nghiệp

Thái Nguyên hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng UKVFTA, mở rộng xuất khẩu sang thị trường Anh

Đồng Tháp: Sản xuất công nghiệp tiếp tục phục hồi và phát triển

Đa dạng hoá sản phẩm, đưa du lịch Sơn La phát triển

Thành phố Sơn La - Gia tăng giải pháp xúc tiến tiêu thụ nông sản