Thứ hai 25/11/2024 15:22

Năm 2024, xuất khẩu tôm sang các thị trường chính sẽ ra sao?

Theo VASEP, năm 2024 xuất khẩu tôm Việt Nam sẽ phục hồi và tăng 10 - 15%. Sự phục hồi sẽ rõ rệt hơn vào nửa cuối năm. Đây là cơ hội cho giá tôm tăng trở lại.

Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) vừa đưa ra dự báo về xuất khẩu tôm và triển vọng từ các thị trường nhập khẩu tôm lớn của Việt Nam trong năm 2024.

Theo đó, VASEP cho rằng, đà phục hồi cho xuất khẩu tômsẽ còn đối diện nhiều cam go trong năm 2024, điều này đòi hỏi các doanh nghiệp trong ngành hàng tôm Việt cần nỗ lực hơn nữa để tiếp tục vượt khó trên chặng đường phục hồi.

Dự báo xuất khẩu tôm Việt Nam sẽ phục hồi và tăng nhẹ 10 - 15% vào năm nay. Nhu cầu được dự báo hồi phục trở lại kể từ 6 tháng cuối năm, khi áp lực lạm phát hạ nhiệt, lượng hàng tồn kho tại các nhà nhập khẩu giảm. Đây là cơ hội cho giá tôm tăng trở lại.

Tại thị trường Mỹ, sau khi giảm liên tục các tháng đầu năm, từ tháng 7 đến hết năm 2023 xuất khẩu tôm sang Mỹ đã ghi nhận tăng trưởng 2 con số. Kết quả, năm 2023, xuất khẩu tôm sang Mỹ đạt 682 triệu USD, giảm 15% so với năm 2022.

Xuất khẩu tôm vào các thị trường chính sẽ ra sao trong năm 2024

VASEP dự báo, xuất khẩu tôm Việt Nam sang thị trường này sẽ tăng nhẹ trong năm 2024 khi nhu cầu ăn uống cải thiện, lạm phát hạ nhiệt, doanh số bán lẻ tại Mỹ phục hồi. Dự báo này đưa ra trong bối cảnh lạm phát tại Mỹ đã giảm từ mức đỉnh 9,1% tháng 6/2022 còn 3,1% vào tháng 11/2023. Cục Dữ trữ Liên bang Hoa Kỳ (FED) cũng đưa ra những thông điệp ngừng tăng lãi suất và tiến tới xem xét giảm lãi suất trong năm 2024.

Tuy nhiên, Mỹ vẫn cảnh giác với những rủi ro địa chính trị, trong đó có xung đột ở Ukraine, có khả năng làm gián đoạn thị trường ngũ cốc và đẩy lạm phát tăng trở lại.

Đáng chú ý, việc Hiệp hội Chế biến tôm Mỹ (ASPA) vừa nộp đơn đề nghị điều tra thuế chống trợ cấp đối với tôm nhập khẩu, trong đó có Việt Nam sẽ khiến xuất khẩu tôm của Việt Nam sang Mỹ sẽ bị ảnh hưởng trong nửa đầu năm 2024. Bên cạnh đó, căng thẳng Biển Đỏ đầu năm 2024 khiến giá cước vận tải biển đi Mỹ tăng.

Với thị trường Nhật Bản, theo VASEP, sau nhiều tháng suy giảm, xuất khẩu tôm sang thị trường Nhật có xu hướng phục hồi dần khi tháng cuối cùng của năm 2023, xuất khẩu tôm sang thị trường này đã tăng 6% so với cùng kỳ. Nhật Bản được đánh giá còn nhiều tiềm năng và sẽ phục hồi sớm hơn so với các thị trường lớn khác như Mỹ, EU trong năm 2024.

Tại thị trường EU, năm 2023, chiến tranh Nga - Ukraine, người tiêu dùng chi tiêu tiết kiệm, vật giá tăng, xăng dầu tăng, đồng EUR mất giá là những nguyên nhân khiến nhu cầu tiêu thụ tại thị trường này chậm. Người dân chọn thực phẩm giá rẻ, tôm cỡ nhỏ hơn, các nhà nhập khẩu hạn chế mua vào, cố gắng bán ra để giải phóng hàng tồn kho và hạn chế lỗ. Năm 2023, xuất khẩu tôm Việt Nam sang EU đạt 421 triệu USD, giảm 39% so với năm 2022.

Mặc dù vậy, VASEP cho biết, tại thị trường này, tôm Việt Nam vẫn giữ được ưu thế ở phân khúc cao cấp. Tuy nhiên, sức cạnh tranh của tôm Ecuador cũng đang mạnh dần lên. Với những bất ổn về kinh tế và chính trị hiện tại, EU chưa thể phục hồi trong phần lớn năm 2024. Dù vậy, dự kiến nhu cầu sẽ giữ ở mức ổn định, không giảm thêm nữa.

Với thị trường Trung Quốc, năm 2023, xuất khẩu tôm Việt Nam sang Trung Quốc và Hong Kong đạt 607 triệu USD, giảm 8% so với năm 2022. Nhu cầu nhập khẩu tôm của Trung Quốc vẫn tăng mạnh nhưng do có quá nhiều nguồn cung “đổ xô” với giá chào thấp nên tôm Việt khó cạnh tranh về giá.

Các tháng đầu năm 2024, xuất khẩu tôm Việt sang thị trường này có thể phục hồi nhẹ. Việt Nam có thuận lợi về vị trí gần, giảm chi phí logistics so với các đối thủ. Trong khi đó, xung đột Biển Đỏ khiến cước vận tải biển tăng, có thể khiến Ecuador giảm xuất khẩu sang Trung Quốc. Đây có thể là cơ hội cho tôm Việt Nam tại thị trường Trung Quốc. Dự báp, kim ngạch xuất khẩu tôm trong năm 2024 có thể đạt 4 tỷ USD.

Hà Linh
Bài viết cùng chủ đề: xuất khẩu tôm

Tin cùng chuyên mục

Cơ hội và thách thức cho tôm Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ

Chính sách xanh đang tác động đến dòng chảy thương mại và đầu tư

Việt Nam và Nhật Bản tìm hướng thúc đẩy giao thương nông sản

Tổng trị giá xuất nhập khẩu đạt hơn 681 tỷ USD

Thành tích xuất nhập khẩu kỷ lục của năm 2024 có đóng góp lớn của Bộ Công Thương

Nông sản Việt Nam sắp xuất hiện trên sàn thương mại điện tử và mạng xã hội Trung Quốc

Tháng 10/2024, Ukraine là thị trường cung cấp lúa mì nhiều nhất cho Việt Nam

Hàng Việt Nam rộn ràng xuất khẩu ra thế giới qua kênh phân phối

Việt Nam thu về 52,6 triệu USD từ xuất khẩu hoa hồi trong 10 tháng năm 2024

Tính đến 15/11, xuất khẩu hồ tiêu thu về gần 1,2 tỷ USD

Nông sản: Điểm sáng trong xuất khẩu hàng hóa

Sẽ tiếp tục xuất khẩu vaccine phòng bệnh dịch tả lợn châu Phi sang Philippines

Điện Biên sẽ sớm có cửa khẩu song phương A Pa Chải (Việt Nam) – Long Phú (Trung Quốc)

Cơ hội nào cho xuất nhập khẩu hàng hoá năm 2025?

Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ tăng trưởng trung bình 16% mỗi năm

Xuất khẩu tăng trưởng 2 con số, doanh nghiệp dệt may kỳ vọng vào diễn biến mới

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chỉ đạo triển khai nhiệm vụ thúc đẩy hợp tác với Trung Quốc

Tổng trị giá xuất nhập khẩu đạt trên 647 tỷ USD

Xuất khẩu phân bón sang Hàn Quốc tăng mạnh về lượng và kim ngạch

Xuất khẩu sắn và sản phẩm từ sắn đạt trên 950 triệu USD, Trung Quốc vẫn là thị trường tiêu thụ chính