Thứ năm 19/12/2024 12:57

Mua sắm trực tuyến "lên ngôi"

Theo nghiên cứu của Visa, mua sắm trực tuyến và các lựa chọn thay thế tiền mặt sẽ được duy trì sau đại dịch.

Theo nghiên cứu của Visa, mua sắm trực tuyến và các lựa chọn thay thế tiền mặt sẽ được duy trì sau đại dịch; 2/3 người dùng Việt đã thử trải nghiệm mua sắm trực tuyến trong suốt thời kỳ đại dịch; 1/2 người dùng lần đầu trải nghiệm mua hàng qua nền tảng mạng xã hội; 9/10 người tiêu dùng hiện đang sử dụng dịch vụ giao hàng tận nhà.

Do tác động của đại dịch Covid-19, hơn 80% người tiêu dùng hiện nay đang sử dụng thẻ, thanh toán qua mã QR và ví điện tử ít nhất một lần một tuần. Trong khi đó, 1/2 số người dùng Việt đã bắt đầu sử dụng thẻ thường xuyên hơn, 64% và 63% người dùng đã tăng cường sử dụng thanh toán không tiếp xúc qua điện thoại di động và ví điện tử.

Ảnh minh họa

Số liệu thống kê của Vụ Thanh toán (Ngân hàng Nhà nước), đến tháng 4/2022, giao dịch thanh toán không dùng tiền mặt tăng 69,7% về số lượng, 27,5% về giá trị; giao dịch qua Internet cũng tăng tương ứng 48,39% và 32,76%; qua điện thoại di động tăng tương ứng 97,65%, 86,68%; qua QR code tăng tương ứng 56,52%, 111,62% so với cùng kỳ năm 2021; tổng số ví điện tử đã kích hoạt tăng 10,37% so với cuối năm 2021.

Để đáp ứng nhu cầu, xu hướng đó, ngành ngân hàng đã đầu tư mạnh mẽ cho hạ tầng thanh toán, hệ thống công nghệ thông tin, triển khai công nghệ mới, giải pháp tiên tiến để thiết kế, cung ứng các sản phẩm, dịch vụ, thanh toán an toàn, thuận tiện, giá cả phù hợp theo hướng lấy khách hàng làm trọng tâm; chủ động phối hợp với các bộ, ngành liên quan triển khai đồng bộ nhiều giải pháp nhằm thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt trong nền kinh tế...

Thời gian tới, Ngân hàng Nhà nước sẽ tiếp tục nâng cấp, hoàn thiện hạ tầng thanh toán, tăng cường tích hợp, kết nối với các ngành, lĩnh vực khác để cung ứng dịch vụ thanh toán tiện ích nền tảng số, giúp tăng tính tiện ích, trải nghiệm cho khách hàng. Trong đó, triển khai tích cực và hiệu quả Quyết định 06/QĐ-TTg ngày 6/1/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ xác minh thông tin nhận biết khách hàng…

65% người tiêu dùng Việt mang ít tiền mặt hơn trong ví và 32% cho biết sẽ ngưng sử dụng tiền mặt sau đại dịch. Cùng với đó là sự tăng trưởng đáng kể của thanh toán không tiền mặt, gần 76% người tiêu dùng hiện tại sử dụng ví điện tử và tỷ lệ người sử dụng thẻ còn cao hơn tới 82%.
Thanh Tâm
Bài viết cùng chủ đề: Ngân hàng

Tin cùng chuyên mục

Người tiêu dùng Việt vào top 11 thế giới về mua hàng online

TET to the TOP 2025: Khai phá tiềm năng kinh doanh từ TikTok

80% người tiêu dùng trực tuyến đánh giá thương mại điện tử gây ra tác động xấu tới môi trường

Xây dựng thương hiệu cho nông sản - cách làm mới trong thương mại điện tử

Thị trường thương mại điện tử B2C Việt Nam tăng khoảng 20%

Các sàn thương mại điện tử lớn đang nộp bao nhiêu tiền thuế?

Sàn thương mại điện tử Temu dừng hoạt động để hoàn tất thủ tục đăng ký với Bộ Công Thương

Online Friday 2024 ghi nhận sự 'bùng nổ' các đơn hàng Việt

Hàng Việt Nam đã tạo sức hút lớn trong Online Friday 2024

CHÙM ẢNH: Ấn tượng Ngày mua sắm trực tuyến Việt Nam - Online Friday 2024

Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân: Thương mại điện tử khẳng định vai trò tiên phong trong nền kinh tế số

Khai mạc Ngày mua sắm trực tuyến Việt Nam - Online Friday 2024

Tối nay (29/11), khai mạc Ngày mua sắm trực tuyến Việt Nam Online Friday 2024

Thương mại điện tử dẫn dắt chuyển đổi số trong doanh nghiệp

Nghiêm cấm buôn bán hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ tại Online Friday 2024

Quang Linh Vlog, Hằng Du Mục, Mẹ Sam... sẽ tham gia Online Friday 2024

Phát triển thương mại điện tử: Cần cân nhắc đến yếu tố phát triển bền vững

Gia Lai: Tăng cường hạ tầng dịch vụ logistic hỗ trợ cho thương mại điện tử

Hội thảo 'Phát triển thương mại điện tử trong kỷ nguyên số' năm 2024

Thương mại điện tử xuyên biên giới: Cơ hội và thách thức cho xuất khẩu sản phẩm Việt