Mũ bảo hiểm độc nhất thế giới, chỉ có tại Việt Nam
Trong năm 2016, đã có hơn 5.000 mũ bảo hiểm đạt chuẩn được Honda trao tặng học sinh, sinh viên và người dân trên toàn quốc |
Người Thái đen trên cả nước nói chung và tại Sơn La nói riêng có tục lệ đeo tằng cẩu (*), khiến việc đội mũ bảo hiểm theo quy định của pháp luật gặp khá nhiều bất cập. Thậm chí, vào tháng 8/2015, đã có một cuộc hội thảo về vấn đề vấn đề sản xuất một loại mũ bảo hiểm riêng cho người Thái với sự có mặt của Cục Quản lý chất lượng hàng hóa (Bộ Khoa học và Công nghệ), Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia… Tuy nhiên cho đến nay, vẫn chưa có những quyết định cuối cùng về việc này.
Trong buổi làm việc và tiếp xúc cử tri của Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Sơn La sau kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa XIV tại thành phố Sơn La, nhằm hưởng ứng chương trình vận động hỗ trợ mũ bảo hiểm “Trọn nghĩa đồng bào - Ấm tình cha mẹ”, Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia phối hợp cùng Honda Việt Nam trao tặng 1.000 mũ bảo hiểm đạt chuẩn cho nhân dân và trẻ em trên địa bàn tỉnh Sơn La. Đáng chú ý nhất trong đó là việc trao tặng những chiếc mũ bảo hiểm đặc biệt dành cho phụ nữ dân tộc Thái đen trên địa bàn tỉnh.
So sánh chiếc mũ bảo hiểm được thiết kế đặc biệt dành cho người phụ nữ Thái đen và mũ bảo hiểm thông thường |
Đây số mũ bảo hiểm này nằm trong chiến dịch trao tặng 20.000 mũ bảo hiểm mang tên “Cùng Honda chắp cánh tương lai” trong năm 2016, với mong muốn tăng tỷ lệ người tham gia giao thông đội mũ bảo hiểm đạt chuẩn chất lượng, góp phần nâng cao ý thức khi tham gia giao thông của người dân trên cả nước.
(*) Tằng cẩu, hay búi tóc trên đỉnh đầu, là một luật tục của đồng bào dân tộc Thái đen. Phụ nữ người Thái đen khi lấy chồng, theo phong tục phải búi tóc lên trên đỉnh đầu. Đây là dấu hiệu để phân biệt giữa phụ nữ có chồng và chưa chồng. Một mặt, tằng cẩu thể hiện sự thủy chung của người phụ nữ; mặt khác, là cách tôn trọng chồng và gia đình nhà chồng. Khi lấy chồng, người ta tổ chức trang trọng lễ tằng cẩu, người phụ nữ chỉ bỏ tằng cẩu khi chồng mất.