Thanh Hoá: Nghề dệt thổ cẩm giúp đồng bào dân tộc Thái thoát nghèo bền vững

Nghề dệt thổ cẩm không chỉ là nét đẹp văn hóa của đồng bào dân tộc Thái ở xã Lũng Niêm, mà dệt thổ cẩm còn giúp đồng bào dân tộc Thái thoát nghèo bền vững.
Thanh Hóa: Hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế, giúp hộ cận nghèo sớm thoát nghèo Thanh Hóa: Nghề khai thác, chế biến thủy sản giúp người dân phường Hải Bình thoát nghèo, làm giàu

Theo báo cáo của UBND xã Lũng Niêm (huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hoá), xã có hơn 98% đồng bào dân tộc Thái sinh sống. Nghề dệt thổ cẩm bắt đầu xuất hiện ở thôn Lặn Ngoài, xã Lũng Niêm từ thế kỷ XVIII (khoảng năm 1749), đến nay đã trải qua 273 năm hình thành và phát triển. Bắt đầu từ khi thôn Lặn Ngoài mới thành lập với thế hệ dòng họ Hà và dòng họ Lò.

Nghề dệt thổ cẩm giúp đồng bào dân tộc Thái xã Lũng Niêm, tỉnh Thanh Hóa thoát nghèo bền vững
Nghề dệt thổ cẩm ở xã Lũng Niêm, huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa là nét đẹp văn hóa của đồng bào dân tộc Thái

Năm 2021, nghề dệt thổ cẩm đã được Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa công nhận nghề truyền thống tại Quyết định số 5261/QĐ-UBND ngày 21/12/2021. Các loại sản phẩm của nghề dệt thổ cẩm chủ yếu như: Vải thổ cẩm, khăn, mũ, quần áo, gối, túi thổ cẩm, khăn trải bàn, đệm ghế… Giá bán bình quân của sản phẩm trên thị trường: giá bán của các sản phẩm dao động trong khoảng từ 50 nghìn đồng đến 1 triệu đồng trên 1 sản phẩm.

Hiện nay, thị trường tiêu thụ chính của sản phẩm của làng nghề chủ yếu phục vụ cho khách du lịch đến địa phương thăm các khu du lịch sinh thái, khu du lịch cộng đồng như: Pù Luông, Bản Đôn, Bản Hiêu và Son Bá Mười và các khu du lịch trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.

Bà Hà Thị Thoi, Bí thư Đảng ủy xã Lũng Niêm, huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa cho biết, Thôn Lặn Ngoài có 138 hộ. Trong đó, có 83 hộ (chiếm 60%) làm nghề dệt thổ cẩm truyền thống, tạo việc làm cho 215 lao động, trong đó có 88 lao động là hội viên phụ nữ trực tiếp tham gia dệt thổ cẩm, 90 lao động tham gia gián tiếp. Toàn thôn Lặn Ngoài có 71 khung cửi dệt thổ cẩm và 13 điểm trưng bày sản phẩm.

Nghề dệt thổ cẩm giúp đồng bào dân tộc Thái xã Lũng Niêm, tỉnh Thanh Hóa thoát nghèo bền vững
Xã Lũng Niêm có 88 lao động là hội viên phụ nữ trực tiếp tham gia dệt thổ cẩm giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc Thái và phát triển kinh tế

Người cao tuổi nhất hiện nay đang còn làm nghề dệt thổ cẩm là bà Lò Thị Dân (70 tuổi). Nói về quy trình làm ra các mặt hàng thổ cẩm truyền thống, bà Lò Thị Dân cho hay: Để sản xuất ra được sản phẩm thổ cẩm phải qua rất nhiều khâu, nhưng chủ yếu chỉ tập trung vào sản xuất thủ công. Đầu tiên là trồng, chăm sóc và thu hoạch bông. Quả bông được tách ra, rồi dùng dụng cụ bật cho những sợi bông tơi và nhuyễn, thành dạng thô. Bông bật xong được đưa vào dụng cụ cán để tạo sự liên kết giữa các sợi bông. Sau khi cán, bông được vò thành từng nắm nhỏ rồi dùng dụng cụ để kéo thành sợi dài. Sợi bông được kéo xong, tiếp tục được đưa vào xa kéo sợi để xe bông thành chỉ. Sau đó, sợi được cuộn thành những cuộn chỉ to.

Để tấm vải có màu sắc, trước khi dệt, bà con vào rừng tìm một số loài cây để lấy lá, lấy vỏ, lấy rễ để làm màu đem về nấu cho đến khi nước có màu sắc rồi nhúng cuộn sợi vào nước khoảng 30 phút, sau đó đem phơi khô.

Mỗi loại cây có một màu sắc, để có nhiều màu, dùng nhiều loại cây khác nhau hoặc pha chế để phối màu theo kinh nghiệm dân gian. Trong đó có câu ca “Muốn đen nhuộm chàm, nhuộm vỏ; muốn đỏ nhuộm vang; muốn vàng nhuộm nghệ…”. Sợi được ngâm màu và phơi khô, đảm bảo độ săn, dai, bền và chắc sẽ được mắc vào khung cửi để dệt nên những tấm vải theo ý muốn của người dệt.

Nghề dệt thổ cẩm giúp đồng bào dân tộc Thái xã Lũng Niêm, tỉnh Thanh Hóa thoát nghèo bền vững
Du khách đến với sản phẩm dệt thổ cẩm tại thôn Lặn Ngoài, xã Lũng Niêm

Đến công đoạn dệt cũng đòi hỏi sự khéo léo của đôi tay, nhịp nhàng của đôi chân và tinh tế của đôi mắt để làm nên những sản phẩm có đường nét nhuần nhuyễn, màu sắc hài hòa, hoa văn tinh xảo, mang bản sắc dân tộc Thái ở huyện Bá Thước.

Cũng theo Bí thư Đảng ủy xã Lũng Niêm, nghề dệt thổ cẩm có vai trò quan trọng đối với đời sống kinh tế, xã hội, văn hóa của xã. Quan trọng nhất là giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, xóa đói, giảm nghèo và dần làm giàu. Từ đó ổn định và từng bước nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn. Nghề dệt thổ cẩm truyền thống không chỉ tạo ra nhiều việc làm, mà còn nâng cao đời sống cho người dân nơi đây, góp phần đưa xã Lũng Niêm đạt chuẩn nông thôn mới cuối năm 2020.

Nếu như ngày xưa những sản phẩm dệt thổ cẩm chỉ được tạo ra để phục vụ nhu cầu sinh hoạt hằng ngày của người dân bản địa, thì nay các sản phẩm này đã trở thành mặt hàng được nhiều du khách lựa chọn khi đến tham quan, trải nghiệm với người dân.

Mỗi một sản phẩm thủ công truyền thống đều có câu chuyện, gửi gắm trong đó những lời răn dạy, những kiến thức tích lũy từ đời sống của đồng bào... và bảo tồn nghề dệt truyền thống là bảo tồn cả kho tàng văn hóa dân gian quý giá của đồng bào dân tộc Thái nơi đây.

Đến nay đã có 81 hộ gia đình tham gia với 88 lao động trực tiếp sản xuất. Sản phẩm dệt thổ cẩm của thôn Lặn Ngoài đã được huyện Bá Thước lựa chọn tham gia các hội chợ, triển lãm trong và ngoài tỉnh. Đặc biệt đầu năm 2019, sản phẩm dệt thổ cẩm của thôn đã vinh dự được tham gia trưng bày tại Lễ hội văn hóa thổ cẩm Việt Nam lần thứ nhất tại tỉnh Đắk Nông và đã đạt loại A; cuối năm 2019 đạt giải B tại Lễ hội thổ cẩm tỉnh Điện Biên.

Trao đổi với phóng viên Báo Công Thương, ông Bùi Văn Tùng, Chủ tịch UBND xã Lũng Niêm cho biết: Nghề dệt thổ cẩm đã tạo ra việc làm thường xuyên, cho thu nhập ổn định cho mỗi lao động hàng năm khoảng 43 triệu đồng. Nhờ có nghề dệt thổ cẩm truyền thống, nên thu nhập bình quân của mỗi lao động trong thôn Lặn Ngoài hàng năm đạt khoảng 52 triệu đồng.

Nghề dệt thổ cẩm giúp đồng bào dân tộc Thái xã Lũng Niêm, tỉnh Thanh Hóa thoát nghèo bền vững
Thổ cẩm của đồng bào dân tộc Thái ở xã Lũng Niêm

Nói về tương lai của làng nghề dệt thổ cẩm, Chủ tịch UBND xã Lũng Niêm Bùi Văn Tùng cho hay: Để xây dựng làng nghề truyền thống kết hợp phát triển du dịch đòi hỏi nguồn kinh phí lớn. Xã không có kinh phí để tổ chức thực hiện, đề nghị các cấp các ngành quan tâm hỗ trợ kinh phí để xây dựng các hạng mục để đầu tư xây dựng nhà sàn trưng bày sản phẩm tại vị trí sân vận động thôn; Nâng cấp đường nội thôn, hệ thống mương cấp nước; Hệ thống chiếu sáng khu vực thôn sử dụng cột đèn thép tráng kẽm chiều cao 7,5m hệ đèn năng lượng mặt trời, đèn LED công suất 150W, đặt trên móng cột bê tông cốt thép có gắn bản mã; Hệ thống cấp nước sạch tập trung phục vụ cho sinh hoạt của nhân dân.

Hy vọng, với những bàn tay khéo léo của đồng bào dân tộc người Thái thôn Lặn Ngoài, xã Lũng Niêm, những sản phẩm thổ cẩm nơi đây sẽ vươn xa ra các thị trường lớn, góp phần gìn giữ nghề dệt thổ cẩm truyền thống, giảm nghèo bền vững và nâng cao thu nhập cho đồng bào người Thái ở xã Lũng Niêm, huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa.

Hoàng Minh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Tỉnh Thanh Hóa

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Bài 2 - Tự hào vì quê hương có nhà máy điện hạt nhân

Bài 2 - Tự hào vì quê hương có nhà máy điện hạt nhân

Với người dân Thuận Nam, trải qua 8 năm khó khăn do dự án dừng, giờ đây người dân hết sức tự hào vì quê hương mình có Nhà máy điện hạt nhân.
Hậu Giang: Phát triển công nghiệp là ưu tiên hàng đầu trong năm 2025

Hậu Giang: Phát triển công nghiệp là ưu tiên hàng đầu trong năm 2025

Trong năm 2025, tỉnh Hậu Giang đặt mục tiêu tăng trưởng GRDP ở mức 8,8%, trong đó phát triển công nghiệp là một trong những ưu tiên hàng đầu của tỉnh.
Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 1 - Đồng thuận và mong chờ

Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 1 - Đồng thuận và mong chờ

Sau 8 năm “ngủ yên”, dự án điện hạt nhân Ninh Thuận được đánh thức, báo hiệu một thời kỳ phát triển mới cho vùng đất vốn chỉ có cát trắng, nắng và gió.
Khởi công cụm công nghiệp Bắc Sơn 2, vốn đầu tư hơn 280 tỷ đồng

Khởi công cụm công nghiệp Bắc Sơn 2, vốn đầu tư hơn 280 tỷ đồng

Cụm công nghiệp Bắc Sơn 2 (Lạng Sơn) được đầu tư hơn 280 tỷ đồng, dự kiến thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước phát triển ngành công nghiệp địa phương.
Năm 2025, Tây Ninh thúc đẩy phát triển công nghiệp chế biến, chế tạo

Năm 2025, Tây Ninh thúc đẩy phát triển công nghiệp chế biến, chế tạo

Trong năm 2025, tỉnh Tây Ninh đặt mục tiêu tăng trưởng 8% GRDP, cùng với đó tỉnh sẽ rất chú trọng thúc đẩy phát triển các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo.

Tin cùng chuyên mục

Nhận diện các thương hiệu OCOP tại Thanh Hóa: Bài 3- Những bất cập trong triển khai thực hiện Chương trình OCOP

Nhận diện các thương hiệu OCOP tại Thanh Hóa: Bài 3- Những bất cập trong triển khai thực hiện Chương trình OCOP

Sau 6 năm triển khai, Chương trình OCOP ở Thanh Hóa đã đạt nhiều kết quả, nhưng vẫn còn không ít bất cập, khiến chương trình OCOP chưa phát huy hết tiềm năng.
Năm 2025, Đồng Nai ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng kinh tế 2 con số

Năm 2025, Đồng Nai ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng kinh tế 2 con số

Theo lãnh đạo tỉnh Đồng Nai, bước sang năm 2025 tỉnh sẽ tập trung ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng kinh tế với mục tiêu phấn đấu tăng 10% so với năm 2024.
Bài 2 - Nâng sao đếm số, nhiều OCOP đứng trước nguy cơ

Bài 2 - Nâng sao đếm số, nhiều OCOP đứng trước nguy cơ ''chết yểu''

Nâng sao, đếm số sản phẩm OCOP thực hiện theo phong trào khiến nhiều sản phẩm OCOP bị ''hụt hơi'' trong cuộc đua trụ hạng, gây lãng phí ngân sách Nhà nước.
Bà Rịa – Vũng Tàu: Khởi động dự án khu công nghiệp thông minh, sinh thái

Bà Rịa – Vũng Tàu: Khởi động dự án khu công nghiệp thông minh, sinh thái

Khu công nghiệp Phú Mỹ 2 và Phú Mỹ 2 mở rộng (Bà Rịa - Vũng Tàu) được định hướng là khu công nghiệp kiểu mẫu, khu công nghiệp thông minh, sinh thái.
Ninh Thuận: Đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu tư vào các ngành kinh tế trọng điểm

Ninh Thuận: Đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu tư vào các ngành kinh tế trọng điểm

Nhờ đổi mới nội dung, phương thức xúc tiến đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, trong năm 2024, lĩnh vực xúc tiến đầu tư của Ninh Thuận đã thu được nhiều kết quả.
Nhận diện các thương hiệu OCOP tại Thanh Hóa: Bài 1- OCOP, làn gió mới trong phát triển kinh tế nông thôn

Nhận diện các thương hiệu OCOP tại Thanh Hóa: Bài 1- OCOP, làn gió mới trong phát triển kinh tế nông thôn

Sau 6 năm triển khai, Chương trình mỗi xã một sản phẩm OCOP đã mang lại nguồn lợi về kinh tế, thu nhập bền vững cho người nông dân tỉnh Thanh Hóa.
Tuyên Quang: Sản xuất tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp theo hướng bền vững

Tuyên Quang: Sản xuất tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp theo hướng bền vững

Nhận thức vai trò của sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm trong phát triển nông nghiệp, Tuyên Quang đã tập trung đẩy mạnh phát triển liên kết sản xuất bền vững.
Nhiều điểm sáng trong bức tranh kinh tế TP. Vũng Tàu năm 2024

Nhiều điểm sáng trong bức tranh kinh tế TP. Vũng Tàu năm 2024

Trong năm 2024, 15/16 chỉ tiêu kinh tế của TP. Vũng Tàu hoàn thành vượt kế hoạch, còn giải ngân vốn đầu tư công dự kiến hoàn thành vào cuối 2024.
Đồng Tháp: Tuân thủ pháp luật để hoạt động thương mại biên giới phát triển bền vững

Đồng Tháp: Tuân thủ pháp luật để hoạt động thương mại biên giới phát triển bền vững

Ngày 11/12, Cục Xuất nhập khẩu phối hợp với Sở Công Thương Đồng Tháp tổ chức Hội nghị Phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật lĩnh vực thương mại biên giới.
Cảng biển Quảng Ninh: Đón đầu cơ hội tăng trưởng

Cảng biển Quảng Ninh: Đón đầu cơ hội tăng trưởng

Kết thúc 10 tháng năm 2024, hoạt động xuất nhập khẩu qua các cảng biển Quảng Ninh đã ghi nhận những dấu hiệu tích cực với sản lượng hàng hóa vượt bậc.
Hải Dương: Tăng trưởng kinh tế đứng thứ 6/63 tỉnh, thành phố trong cả nước

Hải Dương: Tăng trưởng kinh tế đứng thứ 6/63 tỉnh, thành phố trong cả nước

Theo UBND tỉnh Hải Dương, năm 2024, tăng trưởng kinh tế của tỉnh đứng thứ 6/63 tỉnh, thành phố trong cả nước, ước tăng 10,2% (vượt mục tiêu tăng trên 9%).
Hải Dương: Cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thành lập mới 2.000 doanh nghiệp

Hải Dương: Cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thành lập mới 2.000 doanh nghiệp

Ước cả năm 2024, tỉnh Hải Dương đã cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thành lập mới 2.000 doanh nghiệp, tăng 6,2% so với thực hiện năm 2023.
Thái Nguyên hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng UKVFTA, mở rộng xuất khẩu sang thị trường Anh

Thái Nguyên hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng UKVFTA, mở rộng xuất khẩu sang thị trường Anh

Thái Nguyên triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp khai thác tối đa tiềm năng của Hiệp định UKVFTA, mở ra cơ hội lớn xuất khẩu vào thị trường Anh.
Đồng Tháp: Sản xuất công nghiệp tiếp tục phục hồi và phát triển

Đồng Tháp: Sản xuất công nghiệp tiếp tục phục hồi và phát triển

Từ đầu năm 2024 đến nay, bức tranh kinh tế Đồng Tháp phát đi nhiều chuyển biến tích cực, khởi sắc trên hầu hết lĩnh vực, trong đó, ngành hàng sen là điểm nhấn.
Đa dạng hoá sản phẩm, đưa du lịch Sơn La phát triển

Đa dạng hoá sản phẩm, đưa du lịch Sơn La phát triển

Thời gian qua, ngành du lịch Sơn La đã triển khai thực hiện chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý, tuyên truyền, quảng bá, phát triển du lịch.
Thành phố Sơn La - Gia tăng giải pháp xúc tiến tiêu thụ nông sản

Thành phố Sơn La - Gia tăng giải pháp xúc tiến tiêu thụ nông sản

Thời gian qua, thành phố Sơn La đã triển khai những giải pháp bài bản từ sản xuất đến xúc tiến tiêu thụ nông sản, mang lại hiệu quả cao.
Top 10 sản phẩm công nghiệp chủ lực TP. Hà Nội năm 2024

Top 10 sản phẩm công nghiệp chủ lực TP. Hà Nội năm 2024

UBND TP. Hà Nội vừa quyết định công nhận sản phẩm công nghiệp chủ lực và top 10 sản phẩm công nghiệp chủ lực của thành phố năm 2024.
Quảng Ninh: Hạ Long tích cực hoàn thành công tác chuẩn bị cho bầu cử

Quảng Ninh: Hạ Long tích cực hoàn thành công tác chuẩn bị cho bầu cử

TP. Hạ Long đã hoàn tất công tác chuẩn bị cho bầu cử trưởng thôn, khu phố nhiệm kỳ 2025-2027, đảm bảo cơ sở vật chất, tuyên truyền và đồng thuận trong nhân dân.
Vĩnh Long: Sản xuất công nghiệp, bán lẻ hàng hoá tăng trưởng khá

Vĩnh Long: Sản xuất công nghiệp, bán lẻ hàng hoá tăng trưởng khá

Trong tháng 11 và 11 tháng năm 2024, chỉ số sản xuất công nghiệp và doanh thu bán lẻ hàng hoá trên địa bàn Vĩnh Long tiếp tục tăng trường khá.
Vĩnh Phúc chủ động đón dòng vốn đầu tư chất lượng cao

Vĩnh Phúc chủ động đón dòng vốn đầu tư chất lượng cao

Phát triển khu công nghiệp đạt hiệu quả cao và hướng tới phát triển bền vững là yêu cầu mang tính cấp thiết và phải được đặt lên hàng đầu tại tỉnh Vĩnh Phúc.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động