Mở đường xuất khẩu chính ngạch củ cải Xín Mần (Hà Giang)

Thông qua những dự án liên kết mới, sản phẩm nông sản của xã biên giới Xín Mần, Hà Giang từng bước tạo thương hiệu, mở đường xuất khẩu chính ngạch...
Sau khi sầu riêng được xuất khẩu chính ngạch, không để tình trạng phát triển "nóng" diện tích trồng Bưởi Diễn Hòa Bình xuất khẩu chính ngạch đến Vương quốc Anh nhờ UKVFTA

Thu hút đầu tư cho sản phẩm nông nghiệp

Xín Mần là huyện biên giới, vùng cao của tỉnh Hà Giang, có địa hình phức tạp với độ cao trung bình từ 1.200 - 1.600m so với mực nước biển. Huyện vùng cao này có nhiệt độ mát mẻ vào mùa hè, mùa đông lạnh giá, nhiệt độ thường xuyên xuống dưới 5 độ C, xuất hiện băng tuyết hoặc mưa phùn kết hợp với sương mù bao phủ. Do đặc thù khí hậu như vậy, Xín Mần thích hợp với việc trồng các loại rau màu có giá trị kinh tế cao phát triển, đặc biệt là vào mùa đông như củ cải.

Những năm gần đây, lĩnh vực nông nghiệp xã Xín Mần nói riêng và huyện Xín Mần nói chung có bước phát triển mạnh mẽ về cả phương diện quy mô lẫn chất lượng nông sản. Xín Mần cũng xác định nông nghiệp là ngành mũi nhọn và để ngày càng nhiều sản phẩm nhà nông trở thành mặt hàng tạo ra lợi nhuận trực tiếp cho bà con, chính vì vậy, thời gian qua, Ủy ban nhân dân huyện Xín Mần từng bước mở cửa, kêu gọi thu hút đầu tư cho sản phẩm nông nghiệp từ các đơn vị doanh nghiệp và cá nhân tạo ra nhiều mô hình, sản phẩm mới mang tính thương mại cho bà con nhân dân các xã.

Mở đường xuất khẩu chính ngạch củ cải Xín Mần (Hà Giang)
Thu mua củ cải của người dân xã Xín Mần

Với những chính sách mở cửa của huyện Xín Mần, nhiều doanh nghiệp và nhà đầu tư đã chủ động tìm đến và liên kết hợp tác sản xuất rau sạch với người dân trong xã như Công ty Cổ phần Nông nghiệp Tốt (Phú Thọ), Công ty TNHH Việt Nam Misaki… Bên cạnh đó, việc liên kết trồng và thu mua củ cải xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản đã và đang được duy trì, mang lại thu nhập từ 50 - 70 triệu đồng/ha/vụ, lợi nhuận cao gấp nhiều lần so với trồng ngô trước đây.

Được biết, từ năm 2021, Công ty TNHH Việt Nam Misaki đã trồng thử nghiệm diện tích củ cải tại xã Xín Mần (Hà Giang) với hơn 4ha. Sau khoảng 3 tháng trồng thử nghiệm, sản xuất theo quy trình hữu cơ, cây củ cải ở Xín Mần phát triển tốt cho củ to có độ dinh dưỡng cao, đạt tiêu chuẩn doanh nghiệp đặt ra.

Thông qua mô hình sản xuất củ cải xuất khẩu theo quy trình hữu cơ được trồng thử nghiệm ở 14 hộ dân, sau 3 tháng đã cho sản lượng 120 tấn/4ha, thu nhập khoảng 80 triệu/ha, cao gấp 4 lần so với trồng ngô. Chính vì vậy, năm 2022, mô hình sản xuất củ cải xuất khẩu theo quy trình hữu cơ đã mở rộng diện tích sản xuất với 13ha. Theo ghi nhận, vụ đông năm 2022, toàn xã Xín Mần trồng 14ha củ cải, trong đó có 5ha củ cải được liên kết với Công ty TNHH Việt Nam Misaki, 3ha liên kết với Hợp tác xã sản xuất nông nghiệp Xín Mần. Tổng sản lượng củ cải vụ đông 2022 đạt khoảng trên 600 tấn. Sản lượng củ cải được các doanh nghiệp và hợp tác xã đã tiến hành thu mua 100% sản lượng với mức giá là 2.000 đồng/kg.

Qua đánh giá, thời tiết năm nay khá thuận lợi, thích hợp cho cây củ cải sinh trưởng và phát triển tốt, năng suất đạt 50 - 55 tấn/ha. Mô hình liên kết với Công ty TNHH Việt Nam Misaki trồng củ cải đã được thực hiện từ năm 2021, bước đầu đã và đang phát huy hiệu quả, qua đó giúp nông nghiệp địa phương ngày càng phát triển, mang lại thu nhập cao cho người dân địa phương.

Theo bà con nông dân ở Xín Mần, thời tiết năm nay khá thuận lợi thích hợp cho cây củ cải sinh trưởng và phát triển tốt, năng suất, chất lượng cao, không bị sâu bệnh. Đại diện Hợp tác xã nông sản Mơi Hạnh (Hà Giang) cho biết, vụ đông 2022, hợp tác xã liên kết trồng 5ha củ cải với Công ty TNHH Việt Nam Misaki, sau 65 ngày đã tiến hành thu hoạch, chất lượng củ cải đạt tiêu chuẩn tốt, năng suất ước đạt trên 50 tấn/ha.

Xây dựng thương hiệu cho nông sản địa phương

Hiệu quả từ việc thử nghiệm trồng củ cải ở xã Xín Mần đã từng bước tạo vùng nguyên liệu xuất khẩu ra thị trường Nhật Bản với mục tiêu ổn định, lâu dài, từ đó tạo thu nhập ổn định cho nhân dân vùng biên giới.

Được thành lập tháng 3/2021, sau hơn 1 năm hoạt động, Hợp tác xã sản xuất nông nghiệp Xín Mần (xã Xín Mần, huyện Xín Mần) đã đầu tư nhà xưởng, cơ sở vật chất phục vụ cho chế biến. Đến nay, hợp tác xã đang là đầu mối thu mua nông sản cho người dân địa phương và cung cấp ra thị trường các sản phẩm sạch, đảm bảo chất lượng.

Mở đường xuất khẩu chính ngạch củ cải Xín Mần (Hà Giang)
Sản phẩm củ cải sấy của Xín Mần

Được biết, từ năm 2021, hợp tác xã đã chủ yếu tập trung vào thu mua, chế biến củ cải nương sấy khô. Đến nay, hợp tác xã đã có 7 thành viên chính và liên kết với gần 30 hộ dân trồng rau sạch trên địa bàn xã Xín Mần. Mỗi ngày hợp tác xã thu mua khoảng 50 tạ củ cải tươi, thu mua đến đâu chế biến đến đó. Củ cải tươi sau khi thu mua cho người dân, một phần sẽ liên kết với công ty, doanh nghiệp ở Hà Nội và Phú Thọ để tiêu thụ; một phần sẽ được chế biến thành sản phẩm sấy khô. Các thành viên hợp tác xã đóng góp vốn để trang bị cơ sở vật chất, trong đó đầu tư kinh phí mua máy thái củ cải, xây dựng nhà xưởng, máy sấy và máy ép chân không.

Từ mô hình đã được thử nghiệm thành công, do vậy củ cải sấy khô của Hợp tác xã Xín Mần được chế biến từ củ cải đường trồng theo mô hình này. Theo đại diện hợp tác xã, các công đoạn chế biến không sử dụng hóa chất, thuốc bảo quản và đảm bảo chứng nhận về an toàn thực phẩm.

Bên cạnh chất lượng sản phẩm, việc thiết kế và đóng gói được hợp tác xã chú trọng, thực hiện với mẫu mã đẹp, bắt mắt, thu hút để đáp ứng nhu cầu thị trường. Mỗi gói có khối lượng tịnh 200 gram củ cải đã sấy khô và hút chân không, giá bán ra thị trường 50 nghìn đồng/gói. Ông Đinh Công Thiện - Giám đốc Hợp tác xã sản xuất nông nghiệp Xín Mần cho biết: Ngoài việc thu mua củ cải đường cho các thành viên, hợp tác xã tiến hành thu mua tất cả củ cải đường của người dân trong và ngoài xã, với giá thu mua bằng giá bán ngoài thị trường.

Theo ông Thiện, sản phẩm củ cải đường sấy khô của hợp tác xã có độ dinh dưỡng cao, ăn giòn và ngọt, an toàn cho sức khỏe. Củ cải sấy khô dễ bảo quản và có thể sử dụng chế biến được nhiều món ăn, như: Xào, kho với thịt, làm lẩu, làm nộm, phụ liệu cho món bún thang… Vì vậy được nhiều người tiêu dùng lựa chọn. Sản phẩm đã có mặt tại các cửa hàng, khu trung tâm ăn uống trong và ngoài tỉnh Hà Giang. Song song với đó, cùng với sự tư vấn, hỗ trợ kỹ thuật của Phòng Nông nghiệp huyện, UBND xã Xín Mần, hợp tác xã đang hoàn tất các thủ tục, hồ sơ để dự thi OCOP cấp tỉnh.

Vừa qua, những container củ cải muối Xín Mần, Hà Giang đầu tiên đã được xuất khẩu chính ngạch sang Nhật Bản. Đây là kết quả từ việc liên kết chuỗi giá trị giữa Hà Giang với Công ty TNHH Việt Nam Misaki. Sự kiện này là cơ hội để tổ chức phát triển sản phẩm nông sản tại Hà Giang theo hướng hàng hóa, chất lượng, an toàn, bền vững và liên kết chặt chẽ từ khâu sản xuất đến thị trường tiêu thụ. Chương trình bao gồm các sản phẩm như: Củ cải, gừng trâu, các mô hình liên kết củ kiệu, tre Bát Độ. Phía doanh nghiệp cũng đã hoàn thiện xưởng sơ chế và chế biến sâu củ cải quy mô 1.000 tấn/năm.

Để có những lô hàng củ cải muối xuất khẩu, doanh nghiệp đã liên kết chặt chẽ với bà con nông dân các vùng trồng, cơ sở đóng gói đã phải chuẩn bị sẵn sàng và trải qua rất nhiều khâu khảo sát, kiểm tra, đáp ứng yêu cầu về kiểm soát an toàn vệ sinh thực phẩm. Ông Phạm Duy Hiền - Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện Xín Mần cho biết, các doanh nghiệp tiếp tục tìm kiếm các thị trường khác để đảm bảo phát triển ổn định, qua đó tiến dần từng bước chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ các loại kém hiệu quả sang trồng củ cái giúp tăng thu nhập cho nông dân.

Hà Hương
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Thị trường Nhật Bản

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Vĩnh Long: Chỉ số sản xuất công nghiệp 10 tháng tăng 13%, ngành chế biến, chế tạo dẫn dắt

Vĩnh Long: Chỉ số sản xuất công nghiệp 10 tháng tăng 13%, ngành chế biến, chế tạo dẫn dắt

Một số ngành sản xuất chủ lực của tỉnh Vĩnh Long hoạt động khá khởi sắc trong 10 tháng đầu năm 2024, điển hình là sản xuất giày da, trang phục, phụ tùng xe...
Sơn La xây dựng thương hiệu, mở rộng đầu ra cho nông sản

Sơn La xây dựng thương hiệu, mở rộng đầu ra cho nông sản

Thời gian qua, tỉnh Sơn La đã đẩy mạnh xây dựng thương hiệu, từ đó tìm đầu ra ổn định cho nông sản địa phương.
Sơn La hỗ trợ tiêu thụ nông sản trên sàn thương mại điện tử

Sơn La hỗ trợ tiêu thụ nông sản trên sàn thương mại điện tử

Với một địa phương có thế mạnh nông sản như Sơn La, livestream bán hàng đã trở thành công cụ hiệu quả để thu hút khách hàng, tăng doanh thu cho nông sản.
Sóc Trăng: Đa dạng hóa sản phẩm OCOP, thúc đẩy kinh tế nông thôn

Sóc Trăng: Đa dạng hóa sản phẩm OCOP, thúc đẩy kinh tế nông thôn

Hơn 5 năm triển khai đồng bộ chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) ở Sóc Trăng đã tạo ra nhiều hiệu quả tích cực trong phát kinh tế nông thôn.
Sơn La bảo tồn và phát triển các bản du lịch gắn với giá trị văn hóa truyền thống

Sơn La bảo tồn và phát triển các bản du lịch gắn với giá trị văn hóa truyền thống

Thời gian qua, việc bảo tồn và phát triển các bản du lịch gắn với giá trị văn hóa truyền thống đã giúp Sơn La thu hút lượng lớn du khách.

Tin cùng chuyên mục

Huyện Bắc Yên - Sơn La  dành nguồn vốn lớn đầu tư hạ tầng thiết yếu cho bà con dân tộc

Huyện Bắc Yên - Sơn La dành nguồn vốn lớn đầu tư hạ tầng thiết yếu cho bà con dân tộc

Năm 2024, huyện Bắc Yên (tỉnh Sơn La) được phân bổ hơn 84,8 tỷ đồng đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu cho đồng bào dân tộc thiểu số.
Sơn La xây dựng chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ măng cho đồng bào dân tộc thiểu số

Sơn La xây dựng chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ măng cho đồng bào dân tộc thiểu số

Dự án “Nâng cao quyền năng kinh tế cho phụ nữ dân tộc thiểu số thông qua phát triển chuỗi măng sạch” được tỉnh Sơn La triển khai trên địa bàn 19 xã của 5 huyện.
Bình Phước: Tháng 10, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng hơn 20% với cùng kỳ

Bình Phước: Tháng 10, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng hơn 20% với cùng kỳ

Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tháng 10/2024 của tỉnh Bình Phước ước tính tăng hơn 7% so tháng trước và tăng hơn 20% so với tháng cùng kỳ năm trước.
Hải Phòng: Đẩy nhanh tốc độ thành lập các khu, cụm công nghiệp mới

Hải Phòng: Đẩy nhanh tốc độ thành lập các khu, cụm công nghiệp mới

10 tháng năm 2024, chỉ số phát triển sản xuất công nghiệp Hải Phòng tăng 14,45% so với cùng kỳ. Hải Phòng đang đẩy nhanh thành lập các khu, cụm công nghiệp mới.
Bà Rịa – Vũng Tàu: Nhiều điểm sáng về kinh tế, thương mại, dịch vụ 10 tháng năm 2024

Bà Rịa – Vũng Tàu: Nhiều điểm sáng về kinh tế, thương mại, dịch vụ 10 tháng năm 2024

Từ đầu năm đến nay, vượt qua những khó khăn, thách thức, kinh tế - xã hội tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu phục hồi ở hầu hết các ngành, lĩnh vực.
Phương tiện giao thông tăng nhanh, gây áp lực hạ tầng giao thông tại Đắk Lắk

Phương tiện giao thông tăng nhanh, gây áp lực hạ tầng giao thông tại Đắk Lắk

Những năm qua, lượng phương tiện giao thông trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk tăng nhanh, nhưng hạ tầng giao thông lại không đáp ứng kịp nhu cầu.
Ngành Công Thương Hà Nội: Kết nối, tạo đầu ra ổn định cho sản phẩm OCOP

Ngành Công Thương Hà Nội: Kết nối, tạo đầu ra ổn định cho sản phẩm OCOP

Kết nối, tạo đầu ra ổn định cho sản phẩm OCOP, đây là cách mà ngành Công Thương Hà Nội đưa sản phẩm an toàn đến với người tiêu dùng Thủ đô.
Cần Thơ: Số lượng lao động trong các khu công nghiệp tăng mạnh

Cần Thơ: Số lượng lao động trong các khu công nghiệp tăng mạnh

Theo Sở Kế hoạch và Đầu tư TP.Cần Thơ, số lao động làm việc tại các khu công nghiệp trên địa bàn thành phố lên tới 45.252 người, tăng 4.865 người so với cùng kỳ
Trà Vinh: Tháng 10, thu gần 5.300 tỷ đồng từ bán lẻ hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng

Trà Vinh: Tháng 10, thu gần 5.300 tỷ đồng từ bán lẻ hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng

Sở Công Thương Trà Vinh cho biết, trong tháng 10/2024 ghi nhận tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ trên địa bàn tỉnh ước đạt gần 5.300 tỷ đồng.
Bình Dương: Nhiều giải pháp phát triển sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu

Bình Dương: Nhiều giải pháp phát triển sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu

Nhờ sự hỗ trợ thiết thực và hiệu quả từ chương trình khuyến công, các sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu của Bình Dương đã phát triển, khẳng định vị thế.
Quảng Ninh đặt mục tiêu chuyển đổi số mạnh mẽ, hướng tới nền kinh tế số

Quảng Ninh đặt mục tiêu chuyển đổi số mạnh mẽ, hướng tới nền kinh tế số

Quảng Ninh đang khẳng định vị thế là một trong những địa phương đi đầu trong công cuộc chuyển đổi số tại Việt Nam.
Quảng Ninh: Đồng hành cùng doanh nghiệp, phát triển công nghiệp hỗ trợ bền vững

Quảng Ninh: Đồng hành cùng doanh nghiệp, phát triển công nghiệp hỗ trợ bền vững

Để đẩy mạnh thu hút đầu tư phát triển công nghiệp hỗ trợ, Quảng Ninh đã dành sự quan tâm, tích cực vào cuộc, đồng hành với doanh nghiệp trong lĩnh vực này.
Đồng Nai: Đẩy mạnh phát triển hạ tầng logistic trên địa bàn tỉnh

Đồng Nai: Đẩy mạnh phát triển hạ tầng logistic trên địa bàn tỉnh

Tỉnh Đồng Nai tổ chức lập quy hoạch xây dựng tỉnh đến năm 2030, tầm nhìn 2050, trong đó phát triển hạ tầng logistic đang được tập trung đẩy mạnh.
Thừa Thiên Huế: Kim ngạch xuất khẩu 10 tháng đạt hơn 1 tỷ USD

Thừa Thiên Huế: Kim ngạch xuất khẩu 10 tháng đạt hơn 1 tỷ USD

10 tháng năm 2024, tình hình phát triển kinh tế - xã hội Thừa Thiên Huế có bước tăng trưởng khá, trong đó kim ngạch xuất khẩu đạt hơn 1 tỷ USD, tăng hơn 17%.
Sản xuất công nghiệp tỉnh Đồng Nai tiếp tục tăng trưởng ổn định

Sản xuất công nghiệp tỉnh Đồng Nai tiếp tục tăng trưởng ổn định

Trong tháng 10 và 10 tháng đầu 2024, sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai tiếp tục tăng trưởng ổn định, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng khá.
Quảng Ninh: Khai tác tối đa tiềm năng phục vụ phát triển kinh tế biển

Quảng Ninh: Khai tác tối đa tiềm năng phục vụ phát triển kinh tế biển

Quảng Ninh đã và đang tận dụng tối đa tiềm năng từ các khu kinh tế biển để phát triển, hướng tới mục tiêu trở thành một địa phương mạnh và giàu từ biển.
Tiền Giang: Bàn giải pháp tăng cường kết nối logistics thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa

Tiền Giang: Bàn giải pháp tăng cường kết nối logistics thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa

Việc tối ưu hóa các giải pháp logistics giúp Tiền Giang nâng cao hiệu quả sản xuất, giảm chi phí vận chuyển, đồng thời thúc đẩy xuất nhập khẩu, thu hút đầu tư.
Hàn Quốc đứng thứ 5 về đầu tư nước ngoài tại Bình Dương

Hàn Quốc đứng thứ 5 về đầu tư nước ngoài tại Bình Dương

Với 775 dự án, tổng vốn đầu tư hơn 3,4 tỷ USD, hiện Hàn Quốc đứng thứ 5 trong số 65 quốc gia, vùng lãnh thổ, có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Bình Dương.
Tỉnh Quảng Ninh: Đẩy mạnh hỗ trợ, nâng tầm hợp tác xã

Tỉnh Quảng Ninh: Đẩy mạnh hỗ trợ, nâng tầm hợp tác xã

Tại tỉnh Quảng Ninh những năm qua, kinh tế tập thể từng bước phát triển cả về số lượng và chất lượng, đa dạng về hình thức hợp tác.
TP. Hồ Chí Minh đối thoại gỡ khó vay vốn giữa ngân hàng và doanh nghiệp xuất khẩu

TP. Hồ Chí Minh đối thoại gỡ khó vay vốn giữa ngân hàng và doanh nghiệp xuất khẩu

Hàng chục câu hỏi của doanh nghiệp xuất khẩu liên quan đến chính sách, tiếp cận vốn vay, lãi suất, ngoại tệ, thủ tục tiếp cận vốn… đã được giải đáp.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động