Mật ngọt trên đất Sơn La

Các xã vùng cao của Sơn La có khí hậu mát mẻ, thuận lợi cho đàn ong cư trú. Đây cũng là 1 trong những nguồn sinh kế bền vững cho bà con vùng dân tộc địa phương.
Sơn La: 12 sản phẩm của huyện Mai Sơn đạt tiêu chuẩn OCOP 3 sao, 4 sao Sơn La: Tìm đầu ra cho các sản phẩm sơn tra

Điều kiện thuận lợi cho phát triển đàn ong

Với 3/4 là đồi núi và cao nguyên, đất đai tương đối màu mỡ, Sơn La là vùng đất thích hợp với các loại cây công nghiệp, cây lâu năm. nhiệt đới gió mùa vùng núi, mùa đông lạnh khô, mùa hè nóng ẩm, mưa nhiều. Khí hậu Sơn La chia làm 4 mùa rõ rệt: xuân, hạ, thu, đông. Sơn La nóng ẩm vào mùa xuân, nắng nóng vào lúc giao mùa hạ, se se lạnh vào mùa thu, lạnh buốt vào mùa đông. Do địa hình bị chia cắt sâu và mạnh nên hình thành nhiều tiểu vùng khí hậu, cho phép phát triển một nền sản xuất nông - lâm nghiệp phong phú. Vùng cao nguyên Mộc Châu rất phù hợp với cây trồng và vật nuôi vùng ôn đới. Vùng dọc sông Đà phù hợp với cây rừng nhiệt đới xanh quanh năm.

Mật ngọt trên đất Sơn La
Mật ong là món quà quý của núi rừng

Bà con vùng dân tộc thiểu số và miền núi Sơn La bám đất đồi để sống. Đất đồi cho cây trái, cho hoa lá quanh năm. Vào mùa hè, hoa nhãn, hoa xoài đua nhau nở trắng cả núi đồi. Vào mùa xuân là những vạt hoa cà phê nở thành chùm, kết thành những dải hoa dài trên cành khẳng khiu, dụ ong bướm đến làm mật. Những cánh rừng tự nhiên với bạt ngàn hoa lá cũng là điều kiện sinh trưởng lý tưởng cho đàn ong địa phương, tạo nên một sản phẩm đặc trưng, chất lượng, là nguồn sinh kế bền vững cho rất nhiều bà con đồng bào dân tộc như Mường, Thái, H’mông, Dao… ở địa phương.

Khai thác lợi thế của địa phương có nhiều nguồn hoa, nhất là hoa nhãn, thời gian qua, bà con dân tộc các hộ dân ở huyện Sông Mã đã phát triển mô hình nuôi ong lấy mật, liên kết thành lập Hợp tác xã nuôi ong mật Sông Mã, mở ra hướng phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập cho người dân.

Anh Lê Văn Kính - Giám đốc HTX nuôi ong mật Sông Mã, thông tin: HTX hiện có 16 thành viên nuôi ong, trung bình mỗi hộ nuôi 150 đàn, chủ yếu là giống ong mật nhập ngoại. Với vùng cây ăn quả lớn; hoa nhãn, xoài và hoa rừng đã tạo cho sản phẩm mật ong chất lượng tốt. Sản lượng mật của HTX luôn đạt năng suất 30 lít/đàn/năm, với giá thu mua giao động từ 70.000-150.000 đồng/lít tùy loại, thu nhập bình quân của thành viên HTX đạt trên 200 triệu đồng/năm sau khi đã trừ chi phí. HTX quan tâm xây dựng thương hiệu, quảng bá giới thiệu sản phẩm, đến nay, mật ong của HTX không chỉ được tiêu thụ trên địa bàn tỉnh mà còn tại một số tỉnh thành lớn trên cả nước.

Sông Mã là vựa nhãn lớn nhất tỉnh, đây cũng là nguồn hoa chất lượng để phát triển nuôi ong. Việc nuôi ong lấy mật dưới tán cây nhãn có vốn đầu tư ban đầu không lớn, không tốn nhiều nhân lực, mà còn tăng thêm thu nhập cho gia đình. Sau nhiều năm chia tổ để tăng đàn, đến nay gia đình đã có 500 đàn ong, mỗi năm thu khoảng 16 tấn mật các loại, với giá bán 150.000 đồng/lít mật, trừ chi phí cho thu nhập khoảng 500 triệu đồng/năm từ bán ong giống và mật ong.

Ngoài Sông Mã là vùng nuôi ong lớn của Sơn La, nhiều địa phương khác cũng coi nuôi ong là một trong những nguồn sinh kế quan trọng của bà con đồng bào dân tộc. Mật ong là đặc sản quý giá của Sơn La đã có từ rất lâu. Với khí hậu ôn hòa, hoa trái quanh năm, diện tích hàng ngàn hecta cây ăn quả, cây công nghiệp cùng những cánh rừng bạt ngàn các loại hoa cỏ tự nhiên cho mật và phấn hoa có chất lượng tốt, giúp cho mật ong Sơn La có vị thơm ngon đặc biệt.

Mật ong Sơn La được thu hoạch bằng phương pháp thủ công nên giữ nguyên hương thơm, vị ngọt tự nhiên và hoàn toàn nguyên chất, mang hương vị đặc biệt của các loài hoa rừng. Những năm gần đây, nhờ áp dụng khoa học kỹ thuật trong việc nuôi, chăm sóc đàn ong, đảm bảo chất lượng mật khai thác, thực hiện tốt khâu bảo quản sản phẩm, mật ong Sơn La ngày càng đạt chất lượng tốt hơn, giữ được lâu hơn, đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng theo quy định.

Mật ngọt trên đất Sơn La
Mật ong là sản phẩm cho giá trị cao

Một năm, trên địa bàn tỉnh có 7 mùa hoa để ong lấy mật. Người nuôi ong hiểu rõ kỹ thuật chăm sóc đàn ong và nắm được thời gian các mùa hoa trong năm, thì một đàn ong có thể cho sản lượng từ 40-50 kg mật/năm. Với giá bán 200 nghìn đồng/kg mật ong và 110-120 triệu đồng/tấn phấn hoa thì việc thu hồi vốn nuôi ong chỉ chưa đến một năm sau đầu tư.

Nghề nuôi ong ngoài khai thác mật còn có thể khai thác nhiều sản phẩm khác từ ong như: Phấn hoa, sữa ong chúa, sáp ong, keo ong, nhộng ấu trùng ong... Nhờ nghề nuôi ong lấy mật và khai thác các sản phẩm khác từ ong đã giúp những hộ nuôi ong có thu nhập khá cao từ vài trăm triệu đồng trở lên.

Những năm gần đây, trung bình, sản lượng mật thu được của toàn tỉnh khoảng 3.600 tấn/năm. Giá trị từ nuôi ong và các phụ phẩm từ nuôi ong trong toàn tỉnh ước đạt 230-250 tỷ đồng. Qua đánh giá, có 90% số hộ nuôi ong có thu nhập từ 80 đến 200 triệu đồng/năm và 10% số hộ có thu nhập từ 500 triệu đồng đến 1 tỷ đồng/năm từ nghề nuôi ong lấy mật. Đây thật sự là con số đáng quý và là khối lượng hàng hóa lớn, mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho người nông dân Sơn La

Toàn tỉnh hiện có 48 chi hội nuôi ong mật, với hơn 2.100 hội viên; có 7 hợp tác xã, cơ sở sản xuất, kinh doanh mật ong. Các hộ nuôi ong mật đã áp dụng phương pháp nuôi ong theo thùng kế (tức là từ thùng ong chính thực hiện kê thêm một tầng nữa).

Phương pháp này có nhiều ưu điểm vượt trội so với nuôi ong ở thùng đơn truyền thống. Bởi nuôi theo thùng kế, đàn ong lớn nhanh nên năng suất mật cao; hàm lượng thủy phần dưới 20%. Khi thu hoạch mật, người nuôi chỉ cần lấy các cầu ở tầng kế ra mà không làm ảnh hưởng đến hoạt động đẻ trứng của ong chúa và nuôi dưỡng ấu trùng của ong thợ ở tầng trệt. Nhờ đó, mật ong thơm ngon hơn phương pháp nuôi ong truyền thống.

Nâng cao giá trị mật ong Sơn La

Với giá trị lớn về chất lượng và dinh dưỡng, năm 2014, mật ong Sơn La đã được Cục Sở hữu trí tuệ cấp Bằng chứng nhận nhãn hiệu tập thể. Sau đó, mật ong được công nhận là sản phẩm OCOP từ năm 2019. Hiện nay, mật ong Sơn La không những có mặt thị trường trong nước mà còn vươn ra thị trường quốc tế như Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan...

Năm 2023, tỉnh Sơn La triển khai tổ chức trao đổi kinh nghiệm nuôi ong giữa các hộ nuôi ong các huyện, thành phố, đổi mới phương pháp chuyển giao tiến bộ kỹ thuật phù hợp với nhu cầu của các hộ nuôi ong, góp phần nâng cao chất lượng mật ong gắn với tiêu thụ sản phẩm...

Mật ngọt trên đất Sơn La
Quảng bá sản phẩm mật ong ở các sự kiện xúc tiến thương mại

Bên cạnh đó, Sở Công Thương cũng phối hợp triển khai mạnh các giải pháp xúc tiến thương mại, giúp hộ nuôi ong tiếp cận với giao dịch và quảng bá sản phẩm mật ong theo công nghệ 4.0. Tham gia quảng bá nông sản tại các hội chợ được tổ chức trong và ngoài tỉnh. Phấn đấu toàn tỉnh có khoảng 90.000 đàn ong, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh. Đồng thời, định danh thương hiệu mật ong Sơn La trên thị trường.

Bảo Ngọc
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: sản phẩm OCOP

Tin cùng chuyên mục

Giá trị thẩm mỹ trong trang phục truyền thống phụ nữ Xá Phó

Giá trị thẩm mỹ trong trang phục truyền thống phụ nữ Xá Phó

Lào Cai đặt mục tiêu mỗi xã đạt tối thiểu 1 tiêu chí xây dựng nông thôn mới năm 2024

Lào Cai đặt mục tiêu mỗi xã đạt tối thiểu 1 tiêu chí xây dựng nông thôn mới năm 2024

Lào Cai: Bố trí hơn 103 tỷ đồng sắp xếp, ổn định dân cư trong năm 2024

Lào Cai: Bố trí hơn 103 tỷ đồng sắp xếp, ổn định dân cư trong năm 2024

Cần khai thác tiềm năng, thế mạnh của vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Cần khai thác tiềm năng, thế mạnh của vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Longform | Xây dựng cơ sở Đảng gắn với phát triển kinh tế vùng biên: Câu chuyện từ huyện Xín Mần

Longform | Xây dựng cơ sở Đảng gắn với phát triển kinh tế vùng biên: Câu chuyện từ huyện Xín Mần

Đồng bào dân tộc Mông ở Sỉn Khâu vui đón Tết

Đồng bào dân tộc Mông ở Sỉn Khâu vui đón Tết

Gương sáng người Mông với quyết tâm thoát nghèo, vượt khó

Gương sáng người Mông với quyết tâm thoát nghèo, vượt khó

Trải nghiệm ngày Tết cổ truyền dân tộc Mông tại Hang Kia, Pà Cò

Trải nghiệm ngày Tết cổ truyền dân tộc Mông tại Hang Kia, Pà Cò

Lai Châu: Khánh thành 2 cây cầu, giúp trẻ em vùng dân tộc thiểu số tới lớp an toàn

Lai Châu: Khánh thành 2 cây cầu, giúp trẻ em vùng dân tộc thiểu số tới lớp an toàn

Thừa Thiên Huế: Tôn vinh 48 gương điển hình đồng bào dân tộc thiểu số

Thừa Thiên Huế: Tôn vinh 48 gương điển hình đồng bào dân tộc thiểu số

Tiêu thụ sản phẩm OCOP bằng câu chuyện văn hoá

Tiêu thụ sản phẩm OCOP bằng câu chuyện văn hoá

Dự án “Từ trang trại đến bàn ăn”: Tạo đầu ra bền vững cho nông sản đồng bào dân tộc

Dự án “Từ trang trại đến bàn ăn”: Tạo đầu ra bền vững cho nông sản đồng bào dân tộc

Hải Phòng: Đẩy mạnh kết nối cung cầu, tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc các huyện đảo

Hải Phòng: Đẩy mạnh kết nối cung cầu, tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc các huyện đảo

Kết nối giao thương sản phẩm hàng hóa vùng đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Bắc Kạn

Kết nối giao thương sản phẩm hàng hóa vùng đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Bắc Kạn

Nghề dệt thổ cẩm và nuôi vịt Cổ Lũng nâng cao thu nhập cho bà con huyện Bá Thước

Nghề dệt thổ cẩm và nuôi vịt Cổ Lũng nâng cao thu nhập cho bà con huyện Bá Thước

Tuyên Quang: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm OCOP của đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Tuyên Quang: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm OCOP của đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Bộ Công Thương thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm miền núi và đồng bào dân tộc thiểu số

Bộ Công Thương thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm miền núi và đồng bào dân tộc thiểu số

Lai Châu: Đa dạng chính sách giúp tiêu thụ nông sản cho bà con vùng dân tộc thiểu số và miền núi

Lai Châu: Đa dạng chính sách giúp tiêu thụ nông sản cho bà con vùng dân tộc thiểu số và miền núi

Chợ nông sản Đắk Lắk online: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm của bà con dân tộc thiểu số

Chợ nông sản Đắk Lắk online: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm của bà con dân tộc thiểu số

Nghề nuôi ong ở Lai Châu: Chắt chiu mật ngọt cho đời

Nghề nuôi ong ở Lai Châu: Chắt chiu mật ngọt cho đời

Xem thêm