Thứ năm 21/11/2024 16:40

Luật Đất đai (sửa đổi): Nghiên cứu, xác định cụ thể đối tượng hỗ trợ ở các tỉnh vùng núi

Dự thảo Luật Đất đai sửa đổi cần làm rõ hơn những vấn đề liên quan đến quyền bình đẳng được tiếp cận đất đai của đồng bào dân tộc thiểu số.

Tại Điều 17 dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) quy định chung về trách nhiệm của Nhà nước về đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số, tôi thấy hoàn toàn đúng đắn và có nhiều quy định mới, chặt chẽ, rõ ràng hơn.

Đại biểu Ma Thị Thúy - Đoàn ĐBQH tỉnh Tuyên Quang

Tuy nhiên, chưa có sự phân biệt về vùng, miền, nơi cư trú, miền núi với đồng bằng, khu vực đặc biệt khó khăn với các khu vực có trình độ phát triển cao hơn của người dân tộc thiểu số, do vậy có thể dẫn đến việc không bình đẳng trong thực thi chính sách.

Mặt khác, thực tế hiện nay trên địa bàn các tỉnh vùng núi, một số vùng có tỷ lệ đồng bào dân tộc thiểu số chiếm tỷ lệ đa số, người dân tộc Kinh chiếm số lượng rất ít, đa số miền xuôi đi xây dựng vùng kinh tế mới trước năm 1975, hoàn cảnh kinh tế khó khăn cũng giống như đồng bào dân tộc thiểu số nhưng không được hưởng, hoặc được hưởng chính sách hỗ trợ từ Nhà nước ít hơn người dân tộc thiểu số ở bản địa.

Vì vậy, nếu chỉ hỗ trợ cho đồng bào dân tộc thiểu số có thể gây bất bình đẳng cho những nhóm người khác sinh sống trên cùng địa bàn, cùng có mức độ khó khăn như nhau. Đề nghị Ban soạn thảo cần nghiên cứu, xác định cụ thể đối tượng hỗ trợ đảm bảo chặt chẽ, khả thi và được bình đẳng.

Về Điều 66 lấy ý kiến về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, đề nghị Ban soạn thảo cần quy định việc lấy ý kiến nhân dân về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất là một bước bắt buộc trong quá trình lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, vì đây là nội dung rất quan trọng.

Đồng thời, phải xác định rõ đối tượng nhân dân được lấy ý kiến, không nên quy định chung chung các đối tượng được lấy ý kiến như dự thảo luật. Theo đó, nhân dân được lấy ý kiến là những tổ chức, cá nhân nằm trong khu vực chịu sự tác động của quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.

Ngoài ra, khi người dân góp ý cần quy định tỷ lệ phần trăm ý kiến góp ý, nếu như chưa đồng thuận với dự thảo quy hoạch thì phải điều chỉnh, thay đổi toàn bộ hoặc một phần hay không thay đổi thì phải giải trình cho nhân dân được biết lý do.

Về Điều 71, tại khoản 2 quy định về công bố công khai quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được quy định công khai tại trụ sở cơ quan. Nếu quy định chỉ công khai tại trụ sở cơ quan tôi thấy chỉ mang tính hình thức, vì thực tế người dân khó có thể tiếp cận được trụ sở của các cơ quan để đến xem, nghiên cứu thông tin quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.

Ngoài các quy định về hình thức công khai được quy định, tôi đề nghị Ban soạn thảo bổ sung thêm một số hình thức công khai như phát trên hệ thống loa phát thanh của huyện, của xã và thông qua hội nghị ở thôn, tổ dân phố theo quy định tại khoản 1 Điều 12 của Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở năm 2022.

Về Điều 82, tại khoản 1, tôi đề nghị Ban soạn thảo nên xem xét chuyển thành điểm b khoản 2 Điều 82 và chuyển khoản 2 thành khoản 1 của Điều 82. Vì khi có thông báo thu hồi đất tại điểm a khoản 2 mới mời chủ sử dụng đất bị thu hồi để phổ biến các chính sách. Nếu để khoản 1 như dự thảo sẽ phát sinh thêm nhiều cuộc họp, hơn nữa sẽ kéo dài thời gian và lúc này cũng chưa biết chính xác người bị thu hồi đất.

Cũng tại điểm b khoản 2 Điều 82 về thời gian thông báo thu hồi đến quyết định thu hồi đất đối với đất nông nghiệp là 90 ngày, đất phi nông nghiệp là 180 ngày. Nếu quy định thời gian như vậy là quá dài, vì có những dự án diện tích thu hồi chỉ vài nghìn m2, như vậy sẽ gây ảnh hưởng đến tiến độ dự án. Do vậy, đề xuất nên sửa lại đối với đất nông nghiệp là 30 ngày và đối với đất phi nông nghiệp là 60 ngày.

Điều 93, bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất ở. Tại khoản 2 đề nghị bổ sung quy định cụ thể hơn về việc xử lý và biện pháp khắc phục hậu quả khi xảy ra sai phạm trong trường hợp người sử dụng đất vi phạm do cố tình khai báo không trung thực để hưởng chính sách tái định cư hoặc là cơ quan thực hiện bồi thường, tái định cư để xảy ra sai phạm trong quá trình thực hiện bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất ở.

Về bảng giá đất, Điều 155, tại khoản 1, tôi đề xuất nên quy định "bảng giá đất được xây dựng theo chu kỳ là 2 năm 1 lần". Vì theo Luật Đất đai năm 2003 quy định chu kỳ xây dựng bảng giá đất là 1 năm 1 lần, luật 2013 quy định 5 năm 1 lần, đều có những hạn chế nhất định.

Do dự thảo Luật sửa đổi đã bỏ khung giá đất và cách xây dựng bảng giá khác, xây dựng theo vị trí đối với khu vực có bản đồ địa chính số và cơ sở dữ liệu giá đất thì xây dựng bảng giá đất đến từng thửa đất theo vùng giá trị thửa đất chuẩn. Do vậy, tôi đề xuất nên xây dựng chu kỳ 2 năm là phù hợp để giảm thiểu chi phí cũng như thời gian, lực lượng tham gia khảo sát xây dựng bảng giá đất.

Về Điều 177, đất do các công ty nông, lâm nghiệp quản lý, sử dụng. Tại điểm a khoản 3 quy định "giao đất, cho thuê đất để thực hiện chính sách đối với đồng bào dân tộc thiểu số", hiện nay ở các địa phương việc lập phương án giao đất cho cho các hộ gia đình, cá nhân đối với diện tích do các nông, lâm trường bàn giao về cho địa phương quản lý còn gặp rất nhiều khó khăn, vướng mắc.

Nguyên nhân là do diện tích đất các nông, lâm trường trả lại địa phương đã có người sử dụng đất từ trước đây. Trường hợp lập phương án giao đất cho các cá nhân khác như ưu tiên cho đồng bào dân tộc thiểu số thì phải xử lý tài sản trên đất, như hiện nay trên đất còn đất rừng sản xuất, cây chè, cây ăn quả, tài sản trên đất hình thành từ nhiều nguồn vốn khác nhau, đến khi bàn giao nhưng thời gian hợp đồng vẫn còn, có liên quan đến quyền lợi của người đang sử dụng đất.

Do vậy, tôi cũng đề nghị quy định cụ thể cách thức xử lý các vướng mắc trên để thực hiện việc quản lý, sử dụng đất đạt hiệu quả và sớm giao đất cho đồng bào dân tộc thiểu số theo quy định của luật này.

Đại biểu Mai Thị Thúy - Đoàn ĐBQH Tuyên Quang
Bài viết cùng chủ đề: Luật Đất đai (sửa đổi)

Tin cùng chuyên mục

Khoảng 30 nguy cơ đe dọa an ninh phi truyền thống

Khen thưởng nhiều tập thể, cá nhân trong dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

Nạn đánh bắt chim trời diễn ra tràn lan ở Hà Tĩnh

Hà Nội: Khẩn cấp chống sạt lở mái đê hữu Đáy ở Quốc Oai

Bắc Giang: Nâng cao trách nhiệm người đứng đầu về đảm bảo an toàn thực phẩm

Thừa Thiên Huế: Xe chở rác tông lan can cầu treo, hai người mất tích

Truyền thông góp phần thúc đẩy sản xuất và tiêu dùng bền vững

Thuốc lá: Kẻ thù không đội trời chung của làn da

Nhân sự 20/11: Bộ Chính trị bổ nhiệm nhân sự; Bộ Công an bổ nhiệm hai lãnh đạo tại tỉnh Bình Dương

Dự báo thời tiết biển hôm nay 21/11/2024: Có mưa rào và dông trên biển

Dự báo thời tiết hôm nay 21/11/2024: Hà Tĩnh đến Quảng Ngãi cục bộ có mưa to

Aspire Hub hướng tới hỗ trợ học sinh trường quốc tế và trường song ngữ tại Việt Nam

Thanh Trì (Hà Nội): Rác thải bủa vây vỉa hè đường Phạm Tu gây ô nhiễm môi trường

Cần triển khai nhiều hơn mô hình phòng, chống đuối nước đối với trẻ em

Nhiều khách 'sập bẫy' khi đăng ký dịch vụ lưu trú, mua sắm trước thềm Festival hoa Đà Lạt

Chiêm ngưỡng những thiết kế thời trang tái chế độc đáo của học sinh dân tộc thiểu số ở Gia Lai

Trường Đại học Công Thương TP. Hồ Chí Minh: Xây dựng môi trường học tập hiện đại, phù hợp thực tế

Trường Đại học Kinh tế- Kỹ thuật Công nghiệp: Nhiều giải pháp đổi mới trong đào tạo

Cảnh giác với “thủ đoạn mới” giả mạo ứng dụng CSKH EVNSPC để lừa đảo khách hàng sử dụng điện

Bắc Giang: Quyết liệt nhiều giải pháp đột phá nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện