Dự kiến sau sáp nhập, diện tích các địa phương ra sao?

Chính phủ đã nghiên cứu kỹ lưỡng, đa chiều với tư duy đổi mới để xây dựng phương án sắp xếp, sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh.
Phê duyệt đề án sắp xếp chính quyền địa phương 2 cấp Chi tiết phương án trung tâm hành chính sau sáp nhập tỉnh Tổ chức chính quyền địa phương cấp xã dự kiến có 4 phòng ban

Chính phủ đã nghiên cứu kỹ lưỡng, đa chiều với tư duy đổi mới và tầm nhìn chiến lược xây dựng phương án sắp xếp, sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh trình Bộ Chính trịBan Chấp hành Trung ương thông qua.

Định hướng số đơn vị hành chính cấp tỉnh thực hiện sắp xếp

Theo Đề án sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp, có tổng số 52 đơn vị hành chính cấp tỉnh thực hiện sắp xếp, gồm 4 thành phố: Hải Phòng, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Cần Thơ và 48 tỉnh gồm: Hà Nam, Hưng Yên, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Thái Bình, Hải Dương, Nam Định, Ninh Bình, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Phú Thọ, Bắc Giang, Hòa Bình, Tuyên Quang, Lào Cai, Yên Bái, Hà Giang, Ninh Thuận, Quảng Trị, Phú Yên, Quảng Bình, Quảng Ngãi, Khánh Hòa, Đắk Nông, Tây Ninh, Bình Dương, Bình Thuận, Bình Phước, Bà Rịa-Vũng Tàu, Bến Tre, Bạc Liêu, Vĩnh Long, Hậu Giang, Trà Vinh, Tiền Giang, Sóc Trăng, Đồng Tháp, An Giang, Long An, Cà Mau, Quảng Nam, Bình Định, Đắk Lắk, Đồng Nai, Gia Lai, Kon Tum, Lâm Đồng và Kiên Giang.

Riêng đối với tỉnh Cao Bằng có diện tích tự nhiên chưa đạt theo quy định (6.700,4 km2, chỉ đạt 83,8% tiêu chuẩn) nhưng không thực hiện sắp xếp vì tỉnh có đường biên giới quốc gia rất dài giáp với nước Trung Quốc, địa hình đồi núi cao chia cắt phức tạp, hiểm trở, có gần 95% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số.

Chính phủ đã trình Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương về phương án cụ thể sắp xếp các tỉnh, thành.
Chính phủ đã trình Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương về phương án cụ thể sắp xếp các tỉnh, thành. Ảnh minh họa

Phương án sắp xếp cụ thể đối với 52 đơn vị hành chính cấp tỉnh

Sáp nhập tỉnh Hà Giang và tỉnh Tuyên Quang thành một tỉnh mới có tên gọi là tỉnh Tuyên Quang, trung tâm hành chính - chính trị đặt tại TP. Tuyên Quang. Diện tích 13.795,6km², dân số 1.731.600 người.

Sáp nhập tỉnh Lào Cai và tỉnh Yên Bái thành một tỉnh mới có tên gọi là tỉnh Lào Cai, trung tâm hành chính - chính trị đặt tại TP. Yên Bái. Diện tích 13.257km², dân số 1.656.500 người.

Sáp nhập tỉnh Bắc Kạn và tỉnh Thái Nguyên thành một tỉnh mới có tên gọi là tỉnh Thái Nguyên, trung tâm hành chính - chính trị đặt tại TP. Thái Nguyên. Diện tích 8.375,3km², dân số 1.694.500 người.

Sáp nhập tỉnh Hòa Bình, tỉnh Vĩnh Phúc và tỉnh Phú Thọ thành một tỉnh mới có tên gọi là tỉnh Phú Thọ, trung tâm hành chính - chính trị đặt tại TP. Việt Trì. Diện tích 9.361,4km², dân số 3.663.600 người.

Sáp nhập tỉnh Bắc Giang và tỉnh Bắc Ninh thành một tỉnh mới có tên gọi là tỉnh Bắc Ninh, trung tâm hành chính - chính trị đặt tại TP. Bắc Giang. Diện tích 4.718,6km², dân số 3.509.100 người.

Sáp nhập tỉnh Thái Bình và tỉnh Hưng Yên thành một tỉnh mới có tên gọi là tỉnh Hưng Yên, trung tâm hành chính - chính trị đặt tại TP. Hưng Yên. Diện tích 2.514,8km², dân số 3.208.400 người.

Sáp nhập tỉnh Hải Dương và TP. Hải Phòng thành một thành phố trực thuộc Trung ương có tên gọi là TP. Hải Phòng, trung tâm hành chính - chính trị đặt tại TP. Thủy Nguyên. Diện tích 3.194,7km², dân số 4.102.700 người.

Sáp nhập tỉnh Hà Nam, tỉnh Nam Định và tỉnh Ninh Bình thành một tỉnh mới có tên gọi là tỉnh Ninh Bình, trung tâm hành chính - chính trị đặt tại TP. Hoa Lư. Diện tích 3.942,6km², dân số 3.818.700 người.

Sáp nhập tỉnh Quảng Bình và tỉnh Quảng Trị thành một tỉnh mới có tên gọi là tỉnh Quảng Trị, trung tâm hành chính - chính trị đặt tại TP. Đồng Hới. Diện tích 12.700km², dân số 1.584.000 người.

Sáp nhập tỉnh Quảng Nam và TP. Đà Nẵng thành một thành phố trực thuộc Trung ương có tên gọi là TP. Đà Nẵng, trung tâm hành chính - chính trị đặt tại Q. Hải Châu. Diện tích 11.859,6km², dân số 2.819.900 người.

Sáp nhập tỉnh Kon Tum và tỉnh Quảng Ngãi thành một tỉnh mới có tên gọi là tỉnh Quảng Ngãi, trung tâm hành chính - chính trị đặt tại TP. Quảng Ngãi. Diện tích 14.832,6km², dân số 1.861.700 người.

Sáp nhập tỉnh Gia Lai và tỉnh Bình Định thành một tỉnh mới có tên gọi là tỉnh Gia Lai, trung tâm hành chính - chính trị đặt tại TP. Quy Nhơn. Diện tích 21.576,5km², dân số 3.153.300 người.

Sáp nhập tỉnh Ninh Thuận và tỉnh Khánh Hòa thành một tỉnh mới có tên gọi là tỉnh Khánh Hòa, trung tâm hành chính - chính trị đặt tại TP. Nha Trang. Diện tích 8.555,9km², dân số 1.882.000 người.

Sáp nhập tỉnh Đắk Nông, tỉnh Bình Thuận và tỉnh Lâm Đồng thành một tỉnh mới có tên gọi là tỉnh Lâm Đồng, trung tâm hành chính - chính trị đặt tại TP. Đà Lạt. Diện tích 24.233,1km², dân số 3.324.400 người.

Sáp nhập tỉnh Phú Yên và tỉnh Đắk Lắk thành một tỉnh mới có tên gọi là tỉnh Đắk Lắk, trung tâm hành chính - chính trị đặt tại TP. Buôn Ma Thuột. Diện tích 18.096,4km², dân số 2.831.300 người.

Sáp nhập tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, tỉnh Bình Dương và TP. Hồ Chí Minh thành một thành phố trực thuộc Trung ương có tên gọi là TP. Hồ Chí Minh, trung tâm hành chính - chính trị đặt tại Quận 1. Diện tích 6.772,6km², dân số 13.608.800 người.

Sáp nhập tỉnh Bình Phước và tỉnh Đồng Nai thành một tỉnh mới có tên gọi là tỉnh Đồng Nai, trung tâm hành chính - chính trị đặt tại TP. Biên Hòa. Diện tích 12.737,2km², dân số 4.427.700 người.

Sáp nhập tỉnh Tây Ninh và tỉnh Long An thành một tỉnh mới có tên gọi là tỉnh Tây Ninh, trung tâm hành chính - chính trị đặt tại TP. Tân An. Diện tích 8.536,5km², dân số 2.959.000 người.

Sáp nhập tỉnh Sóc Trăng, tỉnh Hậu Giang và TP. Cần Thơ thành một thành phố trực thuộc Trung ương có tên gọi là TP. Cần Thơ, trung tâm hành chính - chính trị đặt tại Q. Ninh Kiều. Diện tích 6.360,8km², dân số 3.207.000 người.

Sáp nhập tỉnh Bến Tre, tỉnh Vĩnh Long và tỉnh Trà Vinh thành một tỉnh mới có tên gọi là tỉnh Vĩnh Long, trung tâm hành chính - chính trị đặt tại TP. Vĩnh Long. Diện tích 6.296,2km², dân số 3.367.400 người.

Sáp nhập tỉnh Tiền Giang và tỉnh Đồng Tháp thành một tỉnh mới có tên gọi là tỉnh Đồng Tháp, trung tâm hành chính - chính trị đặt tại TP. Mỹ Tho. Diện tích 5.938,7km², dân số 3.397.200 người.

Sáp nhập tỉnh Bạc Liêu và tỉnh Cà Mau thành một tỉnh mới có tên gọi là tỉnh Cà Mau, trung tâm hành chính - chính trị đặt tại TP. Cà Mau. Diện tích 7.942,4km², dân số 2.140.600 người.

Sáp nhập tỉnh Kiên Giang và tỉnh An Giang thành một tỉnh mới có tên gọi là tỉnh An Giang, trung tâm hành chính - chính trị đặt tại TP. Rạch Giá. Diện tích 9.888,9km², dân số 3.679.200 người.

Việc sắp xếp đơn vị hành chính căn cứ vào 6 tiêu chí đặt ra (diện tích tự nhiên; quy mô dân số; lịch sử, truyền thống, văn hóa, dân tộc; địa kinh tế; địa chính trị; quốc phòng, an ninh) và định hướng của Bộ Chính trị, Ban Bí thư tại Kết luận số 127-KL/TW ngày 28/02/2025, Kết luận số 130-KL/TW ngày 14/3/2025 và Kết luận số 137-KL/TW ngày 28/3/2025.
Lê An
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Bộ Chính trị

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Thời tiết hôm nay 7/5: Hà Nội mưa rào và dông

Thời tiết hôm nay 7/5: Hà Nội mưa rào và dông

Thời tiết hôm nay 7/5, khu vực Hà Nội có mây, chiều tối có lúc có mưa rào và dông; ngày nắng, có nơi nắng nóng.
Thời tiết biển hôm nay 7/5/2025: Vịnh Thái Lan có mưa, dông

Thời tiết biển hôm nay 7/5/2025: Vịnh Thái Lan có mưa, dông

Dự báo thời tiết biển hôm nay 7/5/2025, gió trên hầu khắp các vùng biển hoạt động với cường độ yếu đến trung bình, Vịnh Thái Lan có mưa, dông.
Bộ Nội vụ: Tiến tới trả lương theo vị trí việc làm

Bộ Nội vụ: Tiến tới trả lương theo vị trí việc làm

Bộ Nội vụ sẽ tham mưu cấp có thẩm quyền đẩy nhanh lộ trình cải cách tiền lương, tiến tới trả lương theo vị trí việc làm gắn với kết quả đánh giá sản phẩm.
Hà Nội triển khai phong trào

Hà Nội triển khai phong trào 'Bình dân học vụ số'

Hà Nội triển khai phong trào “Bình dân học vụ số” nhằm nâng cao kỹ năng số cho người dân, phát triển chính quyền và xã hội số hiệu quả.
Đảng ủy Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương có tân Phó Bí thư

Đảng ủy Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương có tân Phó Bí thư

Chiều 6/5, tại Hà Nội, Đảng ủy Mặt trận Tổ quốc (MTTQ), các đoàn thể Trung ương tổ chức Hội nghị triển khai quyết định của Bộ Chính trị về công tác cán bộ.

Tin cùng chuyên mục

Bộ Y tế thông tin về trách nhiệm với sữa giả, thực phẩm giả

Bộ Y tế thông tin về trách nhiệm với sữa giả, thực phẩm giả

Bộ Y tế cho rằng, khâu quản lý giám sát thực phẩm phần lớn đã phân cấp, ủy quyền cho các tỉnh, thành phố và các sở y tế.
Mô hình chợ an toàn thực phẩm: Động lực cho nông thôn mới

Mô hình chợ an toàn thực phẩm: Động lực cho nông thôn mới

Việc triển khai mô hình chợ thí điểm bảo đảm an toàn thực phẩm tại vùng nông thôn góp phần nâng cao chất lượng sống và đáp ứng tiêu chí xây dựng nông thôn mới.
Bộ Y tế thông tin lộ trình miễn viện phí sau chỉ đạo của Tổng Bí thư

Bộ Y tế thông tin lộ trình miễn viện phí sau chỉ đạo của Tổng Bí thư

Chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm về tiến tới miễn viện phí cho toàn dân là mục tiêu mà ngành Y tế đang quyết tâm thực hiện.
Nhìn lại sự nghiệp của PGS.TS, nhạc sĩ Nguyễn Lân Cường

Nhìn lại sự nghiệp của PGS.TS, nhạc sĩ Nguyễn Lân Cường

PGS.TS, nhạc sĩ Nguyễn Lân Cường đã qua đời tại Bệnh viện Đại học Y Dược, Đại học Quốc gia Hà Nội sau thời gian chống chọi với bệnh ung thư dạ dày.
Tranh cãi dùng hóa chất, lòng se điếu vào

Tranh cãi dùng hóa chất, lòng se điếu vào 'tầm ngắm' kiểm tra

Tranh cãi lòng se điếu dùng hóa chất, cơ quan chức năng vào cuộc kiểm tra nguồn gốc, lấy mẫu kiểm nghiệm để đảm bảo an toàn thực phẩm.
Ứng dụng AI và cảm biến trong nông nghiệp nông thôn

Ứng dụng AI và cảm biến trong nông nghiệp nông thôn

Từ nông dân, hợp tác xã đến doanh nghiệp, tất cả đang từng bước ứng dụng AI và cảm biến trong nông nghiệp nông thôn, tạo nền tảng bền vững phát triển kinh tế.
Xen canh thông minh, nông dân Kon Tum thu lợi kép

Xen canh thông minh, nông dân Kon Tum thu lợi kép

Trên diện tích cà phê quen thuộc, nông dân Kon Tum đã mạnh dạn đưa cây mắc ca trồng xen canh, mang lại thu nhập ổn định, gấp đôi so với canh tác thông thường.
Liên Hợp Quốc truyền tải thông điệp hòa bình tại Đại lễ Vesak 2025

Liên Hợp Quốc truyền tải thông điệp hòa bình tại Đại lễ Vesak 2025

Trong bối cảnh thế giới đang đối mặt với nhiều thách thức, đại diện Liên Hợp Quốc mong muốn Đại lễ Vesak 2025 là cơ hội để hướng tới hòa bình và bền vững,
Từ đầu năm đến nay, tai nạn giao thông giảm mạnh

Từ đầu năm đến nay, tai nạn giao thông giảm mạnh

Tính chung 4 tháng đầu năm 2025, trên địa bàn cả nước xảy ra 6.121 vụ tai nạn giao thông. So với cùng kỳ năm trước, số vụ tai nạn giao thông giảm 28,2%.
Thăm Bảo tàng Hồ Chí Minh - nơi Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước

Thăm Bảo tàng Hồ Chí Minh - nơi Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước

Tọa lạc tại Bến Nhà Rồng, Bảo tàng Hồ Chí Minh - Chi nhánh TP. Hồ Chí Minh là nơi lưu dấu bước chân đầu tiên trong hành trình tìm đường cứu nước của Bác.
Khách quốc tế đến Việt Nam tăng mạnh

Khách quốc tế đến Việt Nam tăng mạnh

Tính chung 4 tháng đầu năm 2025, khách quốc tế đến Việt Nam đạt 7,67 triệu lượt người, tăng 23,8% so với cùng kỳ năm trước.
PCI 2024: Hải Phòng lần đầu tiên đoạt ngôi vị quán quân

PCI 2024: Hải Phòng lần đầu tiên đoạt ngôi vị quán quân

Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2024 lần đầu tiên ghi nhận thành phố Hải Phòng vươn lên đứng đầu với 74,84 điểm.
Thời tiết hôm nay 6/5: Bắc Bộ có mưa rào và dông

Thời tiết hôm nay 6/5: Bắc Bộ có mưa rào và dông

Thời tiết hôm nay 6/5: Bắc Bộ có mưa rào và dông vài nơi vào chiều tối và đêm. Khu vực đồng bằng Bắc Bộ, Sơn La, Hoà Bình có nắng nóng.
Thời tiết biển hôm nay 6/5/2025: Cảnh báo gió giật cấp 6

Thời tiết biển hôm nay 6/5/2025: Cảnh báo gió giật cấp 6

Dự báo thời tiết biển hôm nay 6/5/2025, vùng biển từ Cà Mau đến Kiên Giang có mưa rào, dông rải rác, khả năng xảy ra lốc xoáy và gió giật mạnh cấp 6-7.
Xu hướng

Xu hướng 'tiêu dùng xanh' tạo làn sóng mới trên thị trường

Tiêu dùng xanh đang trở thành làn sóng mới trên thị trường Việt, khi người trẻ và tiểu thương cùng chuyển dịch nhận thức, chủ động thay đổi hành vi mỗi ngày.
‘Giọt hồng yêu thương

‘Giọt hồng yêu thương' và sự sẻ chia sống có trách nhiệm

Mới đây, tại Hà Nội, Đức Tín Group đã phối hợp với Bệnh viện Việt Đức tổ chức chương trình hiến máu “Giọt hồng yêu thương 2025”.
Nấm độc núp bóng review, phá hoại thị trường - Bài 2: Doanh nghiệp chân chính bị tàn sát bởi review bẩn

Nấm độc núp bóng review, phá hoại thị trường - Bài 2: Doanh nghiệp chân chính bị tàn sát bởi review bẩn

Không ít doanh nghiệp chân chính bị thiệt hại nặng nề vì những thông tin sai sự thật, thiếu kiểm chứng từ những “nấm độc” núp bóng review.
Tạo đột phá khoa học - công nghệ: 7 nhiệm vụ trọng tâm

Tạo đột phá khoa học - công nghệ: 7 nhiệm vụ trọng tâm

Ngành Nông nghiệp và Môi trường đưa ra 7 nhiệm vụ trọng tâm để tạo đột phá phát triển khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia.
Hội Nông dân 5.0: Chuyển đổi số để bắt kịp xu thế mới

Hội Nông dân 5.0: Chuyển đổi số để bắt kịp xu thế mới

Hội Nông dân Việt Nam đang chuyển mình mạnh mẽ, từ tổ chức truyền thống sang mạng lưới đổi mới sáng tạo và ứng dụng công nghệ số.
Xe tang cháy dữ dội trên cao tốc Nội Bài - Lào Cai

Xe tang cháy dữ dội trên cao tốc Nội Bài - Lào Cai

Chiếc xe đưa tang đang lưu thông trên cao tốc Nội Bài - Lào Cai đoạn qua địa phận tỉnh Vĩnh Phúc thì bốc cháy dữ dội.
Mobile VerionPhiên bản di động