Từ 1/8, điều kiện để cá nhân và hộ gia đình chuyển đổi đất khác thành đất ở là gì?

Từ ngày 1/8, việc chuyển đổi các loại đất nông nghiệp và đất phi nông nghiệp (không phải đất ở) sang đất ở cần phải được Nhà nước cho phép.
Từ 1/8: Trường hợp nào không được sang tên sổ đỏ? 8 trường hợp bị thu hồi đất do vi phạm theo Luật Đất đai 2024 Luật Đất đai 2024: Giải pháp thực thi hiệu quả cho nhà đầu tư

Trao đổi với phóng viên Báo Công Thương, luật sư Phan Quốc Thắng, Công ty Luật TNHH FAITH (Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội) cho biết, theo điểm a, khoản 3, Điều 9 Luật Đất đai năm 2024 (có hiệu lực thi hành từ 1/8 tới đây) về phân loại đất, đất ở gồm đất ở tại nông thôn, đất ở tại đô thị và được xếp vào nhóm đất phi nông nghiệp.

Tại khoản 5, Điều 116 Luật Đất đai năm 2024 về căn cứ để giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất quy định: Căn cứ cho phép chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp trong khu dân cư, đất nông nghiệp trong cùng thửa đất có đất ở sang đất ở hoặc chuyển mục đích sử dụng các loại đất phi nông nghiệp không phải là đất ở sang đất ở đối với hộ gia đình, cá nhân là quy hoạch sử dụng đất cấp huyện hoặc quy hoạch chung hoặc quy hoạch phân khu theo quy định của pháp luật về quy hoạch đô thị đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

Từ 1/8, điều kiện để cá nhân và hộ gia đình chuyển đổi đất khác thành đất ở là gì?
Luật Đất đai năm 2024 chính thức có hiệu lực từ ngày 01/8/2024. (Ảnh minh họa)

Khoản 5, Điều 116 Luật Đất đai năm 2024 cũng quy định các trường hợp cho phép chuyển mục đích sử dụng đối với hộ gia đình, cá nhân như sau: Chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp trong khu dân cư; chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp trong cùng thửa đất có đất ở sang đất ở; chuyển mục đích sử dụng các loại đất phi nông nghiệp không phải đất ở sang đất ở.

Bên cạnh đó, căn cứ cho phép chuyển mục đích sử dụng đất gồm: Theo quy hoạch sử dụng đất cấp huyện hoặc theo quy hoạch chung hoặc theo quy hoạch phân khu theo quy định của pháp luật về quy hoạch đô thị đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

Qua phân tích trên, luật sư Phan Quốc Thắng cho biết, sau khi hiểu được khái niệm của đất ở, ta có thể hiểu việc lên đất ở chính là việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ các loại đất khác sang đất ở.

Căn cứ theo quy định tại Điều 121 Luật Đất đai năm 2024, các loại đất sau đây khi chuyển mục đích sử dụng đất phải được Nhà nước cho phép.

Cụ thể, chuyển đất trồng lúa, đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất sang loại đất khác trong nhóm đất nông nghiệp; chuyển đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp.

Chuyển các loại đất khác sang đất chăn nuôi tập trung khi thực hiện dự án chăn nuôi tập trung quy mô lớn.

Chuyển đất phi nông nghiệp được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất sang loại đất phi nông nghiệp khác được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc cho thuê đất.

Chuyển đất phi nông nghiệp không phải là đất ở sang đất ở; chuyển đất xây dựng công trình sự nghiệp, đất sử dụng vào mục đích công cộng có mục đích kinh doanh sang đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp.

Chuyển đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp không phải là đất thương mại, dịch vụ sang đất thương mại, dịch vụ.

Từ quy định trên có thể thấy, việc chuyển các loại đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp không phải đất ở sang đất ở thuộc trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất phải được sự cho phép của Nhà nước.

Luật sư cũng lưu ý thêm, khi chuyển mục đích sử dụng đất các loại đất này thành đất ở, người sử dụng đất phải thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật. Chế độ sử dụng đất, quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất sẽ được áp dụng theo loại đất sau khi được chuyển mục đích sử dụng.

Huyền Trang
Bài viết cùng chủ đề: quyền sử dụng đất

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Luật Nhà ở 2023: Người dân dễ dàng sở hữu nhà ở xã hội hơn nhờ các quy định mới

Luật Nhà ở 2023: Người dân dễ dàng sở hữu nhà ở xã hội hơn nhờ các quy định mới

Từ ngày 1/8, người dân sẽ dễ dàng sở hữu nhà ở xã hội hơn nhờ các quy định mới về bãi bỏ điều kiện cư trú và bổ sung nhóm đối tượng đủ điều kiện mua, thuê nhà.

Tin cùng chuyên mục

Bộ Công Thương gửi thẩm định dự thảo Luật Điện lực sửa đổi

Bộ Công Thương gửi thẩm định dự thảo Luật Điện lực sửa đổi

Bộ Công Thương vừa có văn bản gửi Bộ Tư pháp đề nghị thẩm định hồ sơ dự án Luật Điện lực sửa đổi.
Bộ Công Thương lấy ý kiến về Dự thảo Luật điện lực (sửa đổi)

Bộ Công Thương lấy ý kiến về Dự thảo Luật điện lực (sửa đổi)

Ngày 28/3, Bộ trưởng Bộ Công Thương đã ký văn bản 2034/BCT-ĐTĐL về việc xin ý kiến đối với dự án Luật Điện lực (sửa đổi).
Bộ Công Thương đang tham vấn ý kiến hoàn thiện Dự án Luật Hóa chất (sửa đổi)

Bộ Công Thương đang tham vấn ý kiến hoàn thiện Dự án Luật Hóa chất (sửa đổi)

Bộ Công Thương đăng tải dự thảo Luật Hoá chất (sửa đổi) trên Cổng thông tin điện tử Chính phủ, Cổng thông tin điện tử của Bộ để lấy ý kiến rộng rãi.
Xem thêm

Đọc nhiều

Mobile VerionPhiên bản di động