Chủ nhật 22/12/2024 19:16

Lúa ngập úng nghiêm trọng, Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu chỉ đạo khẩn

Mưa lớn gây thiệt hại nặng nề cho vụ lúa hè thu, Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu lập đoàn kiểm tra thực tế tình hình thu hoạch lúa.

Theo thống kê, đến thời điểm hiện tại, tỉnh Bạc Liêu, vụ lúa hè thu đã có hơn 12.600 ha bị đổ ngã, diện tích thiệt hại dưới 30% là hơn 2.200ha, thiệt hại từ 30 - 70% là gần 7.800 ha, diện tích thiệt hại từ 70% trở lên là 2.650 ha và có 216 ha diện tích lúa mất trắng không thu hoạch được. Nông dân đã tập trung thu hoạch lúa hè thu, nhưng do mưa liên tục nên tiến độ lúa thu hoạch rất chậm.

Trong đó, tại huyện Hoà Bình và Vĩnh Lợi là hai địa phương có lúa hè thu chịu ảnh hưởng và thiệt hại nhiều do mưa bão liên tục. Để nắm bắt thực tế tình hình, ngày 19/9, ông Phạm Văn Thiều, Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu, đã dẫn đầu đoàn công tác đến khảo sát tại hai địa phương này.

Ông Phạm Văn Thiều, Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu kiểm tra lúa bị ngập úng ở xã Minh Diệu, huyện Hòa Bình. Ảnh: BLO

Đoàn đến kiểm tra các trà lúa hè thu bị ngập úng ở ấp 33, 36 (xã Minh Diệu, huyện Hòa Bình) và ấp Trung Hưng 1B, xã Vĩnh Hưng A (huyện Vĩnh Lợi). Trong đó, một số diện tích lúa hè thu của bà con nông dân chín và hơn 10 ngày chưa thu hoạch do mưa liên tục.

Bà con nông dân huyện Hòa Bình, Vĩnh Lợi kiến nghị tỉnh nên quan tâm đầu tư xây dựng ô đê bao khép kín gắn với trạm bơm điện, vì khu vực nào có ô đê bao khép kín gắn với trạm bơm điện thì chủ động trong công tác tiêu úng.

Qua kiểm tra thực tế, Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Văn Thiều đã chia sẻ với nông dân về những thiệt hại do thời tiết gây ra. Chủ tịch UBND tỉnh cũng chỉ đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh xây dựng lịch điều tiết nước linh hoạt, kịp thời mở các cống tiêu thoát nước chống úng để bảo vệ sản xuất; chủ động theo dõi chặt chẽ tình hình thời tiết, cảnh báo về mưa lớn để người dân chủ động phòng tránh ứng phó giảm thiệt hại, sẵn sàng các biện pháp tiêu úng, bảo vệ sản xuất. Các đơn vị chuyên môn và các địa phương cần tăng cường công tác đi kiểm tra, theo dõi hệ thống cống, hệ thống trạm bơm và ô thủy lợi khép kín để tiêu nước chống úng.

Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu đề nghị ngành chức năng phối hợp với chính quyền địa phương lên phương án đầu tư mở rộng các ô đê bao khép kín có trạm bơm điện để phục vụ sản xuất cho nông dân, nhất là trong mùa mưa bão…

Trước đó, ngày 16/9, Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu Phạm Văn Thiều ban hành văn bản chỉ đạo ngành Nông nghiệp và các địa phương tăng cường công tác phòng chống ngập úng, triều cường, bảo vệ sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh.

Theo đó, Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu yêu cầu Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị liên quan khẩn trương bảo vệ diện tích sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản trước nguy cơ mưa lớn, triều cường từ nay đến cuối tháng 9/2024. Các đơn vị cần điều tiết nước linh hoạt, mở hệ thống cống thoát nước và vận hành hệ thống cống biển chống ngập cho các đô thị Nam Quốc lộ 1A.

Ngoài ra, Sở Nông nghiệp cần phối hợp chặt chẽ với các địa phương trong việc tiêu thoát nước, hỗ trợ thu hoạch vụ lúa hè thu, xuống giống vụ lúa thu đông và vụ lúa trên đất tôm. Cũng như, tiếp tục theo dõi chặt chẽ bản tin dự báo, cảnh báo về mưa lớn, ngập lụt, thông tin kịp thời, đầy đủ đến các cấp chính quyền, người dân biết để chủ động phòng tránh, ứng phó, giảm thiểu thiệt hại; sẵn sàng triển khai các biện pháp tiêu úng, bảo vệ sản xuất.

Các địa phương cũng phải vận động nông dân gia cố bờ bao, bảo vệ diện tích trồng trọt, nuôi trồng, cây ăn trái, rau màu, và sẵn sàng hỗ trợ người dân ứng phó với mưa lớn, triều cường.

Ngân Nga
Bài viết cùng chủ đề: sản phẩm nông nghiệp

Tin cùng chuyên mục

Sóc Trăng: Nông dân kỳ vọng lớn vào vụ hành tím sớm phục vụ Tết

Tuyên Quang: Giá trị sản xuất ngành công nghiệp huyện Na Hang tăng 12%

Thanh Hóa: Triển khai có hiệu quả chính sách giảm nghèo bền vững

Đồn Biên phòng Lũng Cú tiếp tục trồng cây xanh bảo vệ biên giới

Bài 2 - Tự hào vì quê hương có nhà máy điện hạt nhân

Sở Công Thương Hà Giang: Quảng bá, giới thiệu sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu

Khai mạc Tuần Du lịch – Văn hóa Lai Châu năm 2024

Quảng bá, tiêu thụ sản phẩm OCOP và đặc sản tỉnh Nghệ An năm 2024

Phát triển Khu kinh tế cửa khẩu Bắc Phong Sinh thành khu kinh tế năng động, thông minh

Kết nối đầu tư, thương mại và du lịch 2 tỉnh Sơn La và Thanh Hóa

Hậu Giang: Phát triển công nghiệp là ưu tiên hàng đầu trong năm 2025

Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 1 - Đồng thuận và mong chờ

Đồng Tháp: Tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế đạt 93,75%, cao hơn bình quân cả nước

Ngành Công Thương Thanh Hóa triển khai hiệu quả khuyến công, góp phần xóa đói giảm nghèo

Vĩnh Phúc: Người dân, doanh nghiệp là trung tâm của khởi nghiệp đổi mới sáng tạo

Phê chuẩn kết quả bầu ông Dương Minh Dũng làm Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai

Sóc Trăng: Nông dân ‘đổi đời’ nhờ xuất khẩu vú sữa sang thị trường Hoa Kỳ

Giao lưu văn hóa giữa lực lượng biên phòng Hà Giang (Việt Nam) và Vân Nam (Trung Quốc)

Bài cuối - Giải pháp đưa Chương trình OCOP phát triển bền vững

Khởi công cụm công nghiệp Bắc Sơn 2, vốn đầu tư hơn 280 tỷ đồng