Thứ hai 25/11/2024 00:11

Livestream - Xu hướng hay sự bùng nổ của sự phát triển thương mại?

Ngày 27/9, KOOPlanIT Vietnam ra mắt nền tảng Mạng xã hội Livestream tương tác trực tuyến aura - đánh dấu bước phát triển mạnh mẽ trong thị trường này.

Trong bối cảnh cạnh tranh mạnh mẽ hiện tại, theo ông Trần Hiệp - Giám đốc KOOPlanIT Việt Nam, nền tảng mạng xã hội tương tác trực tuyến aura là sản phẩm chiến lược dài hạn, phát triển dựa trên việc đầu tư giải pháp công nghệ kết hợp với công nghệ STO - công nghệ đầu tư phân mảnh trên nền tảng auro.

Ông có thể cho biết vì sao nội dung số vẫn đang là “miếng bánh ngon” với các nhà đầu tư?

Như mọi người thấy, nội dung số từ trước tới nay vẫn luôn là một thị trường sôi động và có sự biến đổi không ngừng trên cả thế giới và Việt Nam. Và có thể dễ dàng nhận thấy các nền tảng lớn, nhỏ trên thị trường này đang dần “trẻ hóa” người dùng. Chúng ta có thể thấy hiện tại có rất nhiều gương mặt nổi lên nhờ nội dung số, hay việc đón nhận các xu hướng của người dùng đang trở nên phổ biến. Vì vậy, chúng tôi tin rằng đây vẫn là một thị trường rất sôi động và đủ hấp dẫn để thu hút các nhà đầu tư.

Ông Trần Hiệp - Giám đốc KOOPlanIT Việt Nam.

Theo ông, aura có lợi thế cạnh tranh gì so với các sản phẩm khác trên thị trường?

Aura là một sản phẩm được vận hành bởi đội ngũ của KOOPlanIT Việt Nam, trực thuộc KDKOO - một agency lớn tại Hàn Quốc, chuyên cung cấp dịch vụ Giải trí đa phương tiện trong các lĩnh vực Thể thao, eSport, trò chơi và các chương trình giải trí, hiện tại đang có mặt tại các nước như Hàn Quốc, Mỹ, Trung Quốc, và Châu Âu.

Ở aura, chúng tôi có một đội ngũ nhân sự dày dặn kinh nghiệm trong các lĩnh vực Game, eSport, kỹ thuật phát triển sản phẩm cùng tinh thần 100% phát triển sản phẩm dựa trên các nguồn lực nội bộ, chúng tôi mong muốn sẽ mang đến một sản phẩm thú vị và hấp dẫn cho người dùng.

Ông có thể cho chúng tôi biết định hướng phát triển của aura trong thời gian sắp tới không?

Trước mắt, chúng tôi sẽ phát triển và vận hành aura trở thành một nền tảng mạng xã hội tương tác trực tuyến với các tính năng cơ bản như /chu-de/livestream.topic trực tuyến, các tính năng của mạng xã hội như chia sẻ bài viết, chia sẻ Video, chia sẻ Story, … Trong tương lai, chúng tôi mong muốn sẽ phát triển sản phẩm như một megaverse nội dung và các sản phẩm digital dựa trên các xu hướng đầu tư STO, mang lại lợi ích tối đa cho tất cả người dùng chứ không riêng gì Content Creator.

Định hướng kinh doanh của aura là hướng tới người dùng hay content creator?

Định hướng kinh doanh của chúng tôi là mang lại lợi ích tối đa cho người dùng. Với Content Creator, chúng tôi tập trung vào chính sách hấp dẫn, những hoạt động tích cực trong việc tôn vinh chất xám để thu hút Content Creator. Với người dùng, chúng tôi tập trung tối ưu các tính năng cho phép người dùng thu lợi trên tất cả các nội dung họ tạo ra.

Theo ông, những khó khăn trong việc vận hành một ứng dụng mạng xã hội như aura là gì?

Đầu tiên là yếu tố về mặt công nghệ, phải luôn đảm bảo chất lượng đường truyền, mang lại trải nghiệm tốt nhất cho người dùng.

Tiếp đó là về nội dung. Để tạo ra sức cạnh tranh, việc độc quyền và bản quyền nội dung luôn là ưu tiên hàng đầu của các đơn vị kinh doanh nội dung số. Việc này đi kèm với chi phí khá lớn. Vì thế đây là một vấn đề khá thách thức với các đơn vị như aura.

Cuối cùng là đầu tư phát triển con người. Đây là một công việc cần có chiến lược và cần có sự đầu tư dài hạn để phù hợp với định hướng phát triển của aura.

Xin cảm ơn ông!

Thông tin chi tiết:

Trang chủ: https://landing.auratv.me/

Fanpage: https://www.facebook.com/auratv.me

Hùng Anh
Bài viết cùng chủ đề: thương mại điện tử

Tin cùng chuyên mục

Chuyển đổi số để hàng Việt Nam vươn xa trên thị trường quốc tế

Sự kiện thương mại điện tử thúc đẩy phát triển kinh tế số ngành Công Thương 2024

Tăng trách nhiệm của sàn thương mại điện tử trong ngăn chặn hàng giả, hàng lậu

Online Friday 2024: Bước nhảy vọt của hàng Việt trong kỷ nguyên thương mại điện tử

3 nội dung chính của Diễn đàn Thương mại điện tử và Kinh tế số ngành Công Thương 2024

Mô hình 'con tôm ôm cây lúa' đưa đặc sản An Giang lên sàn thương mại điện tử

Công ty Coca-Cola Việt Nam: Đào tạo kinh doanh thương mại điện tử từ sản phẩm sơn mài truyền thống

Thương mại điện tử là động lực chính thúc đẩy tăng trưởng kinh tế số Việt Nam

Online Friday 2024: Kích hoạt hàng loạt khuyến mãi hấp dẫn, lan tỏa giá trị hàng Việt trên nền tảng số

Tổng cục Hải quan chỉ đạo quản lý hàng nhập khẩu giao dịch qua thương mại điện tử

Bộ Công Thương ra 'tối hậu thư' với sàn thương mại điện tử Temu, Shein

Online Friday 2024: Khuấy động thị trường thương mại điện tử cuối năm

Doanh nghiệp Việt mang xu hướng tiêu dùng xanh lên sàn thương mại điện tử

Ngành thương mại điện tử của Việt Nam đã tăng trưởng 18%

Thương mại điện tử thúc đẩy dòng chảy hàng hóa, dịch vụ và hỗ trợ doanh nghiệp

Thu gần 95 nghìn tỷ đồng tiền thuế, xem xét việc dùng AI kiểm soát doanh thu sàn thương mại điện tử

Xuất hiện tình trạng lừa đảo, mạo danh sàn thương mại điện tử Amazon

Thương mại điện tử không chỉ phát triển mạnh ở thành phố lớn mà đã vươn tới vùng sâu, vùng xa

Nền tảng hợp cộng thương mại truyền thống và thương mại điện tử: Giải pháp HKDO cho hộ kinh doanh Việt Nam

Ngày 21/11 diễn ra sự kiện ‘Thương mại điện tử thúc đẩy phát triển kinh tế số ngành Công Thương 2024’