Thứ sáu 15/11/2024 13:16

Lễ cúng máng nước dân tộc Xơ Đăng: Gắn kết tình đoàn kết cộng đồng

Sống ở lưng chừng núi, nên cuộc sống của người Xơ Đăng luôn phụ thuộc vào nguồn nước tự nhiên từ suối. Với quan niệm vạn vật hữu linh, mỗi cây, ngọn núi, con sông, con suối đều có thần cai quản, người Xơ Đăng tổ chức nghi lễ cúng máng nước để cầu xin nước về dồi dào, phục vụ cho cuộc sống. Nghi lễ được tổ chức mỗi khi mới thành lập làng, hay nguồn nước đang sử dụng không còn bảo đảm về chất và lượng, hoặc bước vào thu hoạch vụ mùa, chuẩn bị ăn lúa mới.
Già làng thực hiện nghi lễ cúng máng nước

Trước khi thực hiện lễ cúng, mỗi làng sẽ chuẩn bị 2 con gà trống và 1 con heo. Tất cả đàn ông trong làng đều mang lễ vật vào địa điểm lấy nước trên dòng suối. Tại đây, già làng lần lượt cắt tiết heo, gà để cho tiết chảy xuống dòng suối, từng gia đình dùng 1 ống nứa rừng múc nguồn nước dưới suối đã được hòa với tiết gà, heo mang về nhà nhóm bếp nấu nước, cơm và thức ăn mừng máng nước cho riêng gia đình mình.

Các cô gái Xơ Đăng mang ống nước từ suối về làng
Dùng nước rửa mặt và té vào nhau để cầu may mắn

Tiếp theo, già làng sẽ đọc bài cúng xin thần núi, thần rừng ban phước lành cho dân làng làm ăn thuận lợi, đoàn kết và ban cho dân làng nguồn nước trong lành để uống mát cái bụng quanh năm. Sau khi thực hiện xong nghi lễ, thanh niên trong làng chặt những ống tre, lồ ô đặt ống dẫn nước xuống khe suối để đưa nước về tận làng để người dân tiện sinh hoạt. Khi nguồn nước về tới máng của làng, già làng tiếp tục cắt tiết một con gà nữa để tạ ơn thần. Mỗi gia đình lấy một ống nước từ máng nước chung của buôn làng về nhà đổ vào ché rượu cần, nấu cơm cúng tại nhà mình rồi mang ché rượu, cơm và đồ cúng đến nhà rông tập trung làm lễ uống rượu cần mừng nguồn nước.

Đun nước nấu cơm

Sau khi tiến hành nghi lễ cúng máng nước, dân làng tụ họp ở nhà rông để vui hội. Già làng dặn dò con cháu phải biết gìn giữ nguồn nước trong sạch, dồi dào để cuộc sống luôn khỏe mạnh, ấm no. Lễ cúng máng nước là một phong tục đẹp hiện vẫn được đồng bào Xơ Đăng gìn giữ. Đó cũng là lễ hội gắn kết tình đoàn kết cộng đồng.

Thảo My

Tin cùng chuyên mục

Sơn La xây dựng chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ măng cho đồng bào dân tộc thiểu số

Tuyên Quang: Tập trung xây dựng hạ tầng cơ sở thiết yếu vùng dân tộc thiểu số

Lạng Sơn: Đưa di tích lịch sử, văn hóa thành sản phẩm du lịch bền vững

Huyện Mộc Châu bảo tồn và phát huy giá trị lễ hội Púng Hiéng của người Dao Tiền

Huyện Mường La - Sơn La đưa điện lưới quốc gia đến với bà con thôn bản

Huyện Mộc Châu - Sơn La đổi thay từ nguồn vốn dành cho đồng bào dân tộc thiểu số

Người Hà Lăng ở Kon Tum bảo tồn nét văn hoá truyền thống của 'nghề sinh ra từ làng'

Lạng Sơn: Từng bước nâng cao thể trạng, cải thiện tầm vóc trẻ em vùng cao

Về Gia Lai xem đồng bào Bahnar thi đan lát, dệt thổ cẩm truyền thống

Bắc Kạn: Tổ chức thành công Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số lần thứ IV - năm 2024

Huyện Quỳnh Nhai – Sơn La nỗ lực xây dựng hệ thống chợ để cải thiện đời sống người dân

Câu chuyện về nghệ nhân A Sứp - người nặng lòng với văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên

Lai Châu: Tháo gỡ khó khăn trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia

Huyện Mai Sơn - Xây dựng chuỗi sản xuất, tiêu thụ cà phê bền vững

Huyện Phù Yên - Sơn La: Hiệu quả cao từ nguồn vốn giảm nghèo cho bà con vùng đồng bào dân tộc

Sơn La nâng cao đời sống của người dân nhờ nguồn vốn Chương trình 1719

Sơn La phát triển mạnh du lịch, cải thiện đời sống bà con vùng dân tộc thiểu số

Kon Tum: Người Xơ Đăng bảo tồn nghề đan lát truyền thống

Những nghệ nhân nhí 'giữ hồn' cho văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên

Gia Lai: Kỳ vọng về nơi ở mới của người dân từng sống trong ngôi làng biệt lập