Thứ hai 28/04/2025 14:30

Lành mạnh hóa hoạt động kinh doanh online

Công nghệ đã giúp các phương thức kinh doanh trên môi trường internet phát triển nhanh chóng, tuy nhiên, đây cũng là mảnh đất màu mỡ để các đối tượng lợi dụng kinh doanh bất chính.
Hiện nay, tỷ lệ doanh nghiệp áp dụng thương mại điện tử (TMĐT) trong kinh doanh ở mức cao và liên tục tăng hàng năm. Bên cạnh đó, các mạng xã hội đang nổi lên là một phương thức giao dịch TMĐT phổ biến.

Theo bà Nguyễn Thị Minh Huyền - Phó Cục trưởng Cục TMĐT và Kinh tế số (KTS), Bộ Công Thương, sự bùng nổ của công nghệ, đặc biệt với phương thức kinh doanh qua mạng xã hội đã mang lại nhiều lợi ích cho cả người dân và doanh nghiệp. Tuy vậy, bên cạnh những mặt tích cực, internet và TMĐT cũng có những mặt trái và đang đặt ra nhiều vấn đề cần phải giải quyết. Điển hình là tình trạng vi phạm pháp luật trên website, các sàn giao dịch TMĐT và các mạng xã hội như: Không đăng ký, thông báo website, cung cấp sản phẩm không đảm bảo chất lượng, giả mạo doanh nghiệp khác nhằm lừa đảo khách hàng.

Người tiêu dùng cần lựa chọn các website uy tín khi mua sắm hàng hóa

Bằng nhiều giải pháp quyết liệt, đồng bộ, năm 2021, Cục TMĐT&KTS đã chủ trì phối hợp với các cơ quan chức năng yêu cầu các sàn, website tiến hành rà soát, ngăn chặn và gỡ bỏ 7.561 gian hàng với 18.725 sản phẩm vi phạm trên các sàn và website TMĐT lớn.

Bộ Công Thương cũng đang mở rộng, nâng cấp Cổng thông tin Quản lý hoạt động TMĐT và hoàn thiện xây dựng "Hệ thống quản lý và giải quyết phản ánh, khiếu nại, tranh chấp trực tuyến trong TMĐT"; xây dựng và trình Chính phủ ban hành Nghị định số 85/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 52/2013/NĐ-CP ngày 16/5/2013 của Chính phủ về TMĐT. Theo đó, quy định cụ thể hơn về thông tin hàng hóa, dịch vụ phải công bố trong giao dịch TMĐT; tăng cường trách nhiệm của thương nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ TMĐT trong việc quản lý các giao dịch trên nền tảng của mình; thu hẹp đối tượng thực hiện thủ tục thông báo với Bộ Công Thương; điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài...

Trên thực tế, với nhiều thách thức đang đặt ra, khi các hành vi vi phạm trong TMĐT diễn ra ngày càng phức tạp, Cục TMĐT&KTS đề xuất, các đơn vị liên quan cần tăng cường công tác phối hợp rà soát, trao đổi và cung cấp thông tin giữa các đơn vị trong đấu tranh, ngăn chặn kịp thời các trường hợp vi phạm; đồng thời, đào tạo nâng cao năng lực cho cán bộ làm công tác thực thi pháp luật, quản lý nhà nước; đẩy mạnh tuyên truyền, cảnh báo và phổ biến chính sách pháp luật, đảm bảo quyền và lợi ích người tiêu dùng.

Theo các chuyên gia, việc ban hành Nghị định số 85/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 52/2013/NĐ-CP ngày 16/5/2013 của Chính phủ về TMĐT đã và đang góp phần lành mạnh hóa hoạt động kinh doanh trên môi trường mạng.
Đỗ Nga

Tin cùng chuyên mục

Vá 'lỗ hổng' thương mại điện tử để nâng cao hiệu quả bảo vệ người tiêu dùng

Lazada hỗ trợ nhà bán hàng chuyển đổi số bằng AI

Bỏ phố, lên sàn: Bước ngoặt của các cửa hàng bán lẻ

Quảng bá sản phẩm 'made in Vietnam' trên thương mại điện tử

Định hình luật chơi mới cho thương mại điện tử Việt Nam

Trách nhiệm đơn vị dịch vụ hỗ trợ thương mại điện tử

Quản lý chặt các chủ thể tham gia thương mại điện tử

Tận dụng ưu đãi thuế De minimis từ Mỹ tăng xuất khẩu

Cơ bản nhất trí với đề xuất xây dựng, ban hành Luật Thương mại điện tử

Shopee - người bán: Cuộc đối thoại chính thức quanh phí PiShip

Cách thế giới thay đổi logistics trong thương mại điện tử

Không có nhân sự giỏi, thương mại điện tử khó vươn xa

Lan tỏa giá trị di sản Việt Nam qua không gian số

Lùi thời hạn nộp thuế: Người bán hàng trên sàn thương mại điện tử 'thở phào'

Học Kinh tế số: Cơ hội nào cho sinh viên thời 4.0?

Khi hàng kém chất lượng được ‘tô vẽ’ trên sàn

Hàng nghìn sản phẩm bày bán trên 'chợ điện tử' Bình Dương

Longform: Bộ Công Thương lên tiếng về việc Shopee, Tiktok Shop tăng phí

‘Đế chế’ Forever 21 sụp đổ và câu chuyện bay trên 'đôi cánh’ thương mại điện tử

Shopee tôn vinh sản phẩm địa phương và xuất khẩu trực tuyến "giá trị Việt"