Lan tỏa mạnh mẽ “tuyệt kỹ” của đồng bào dân tộc thiểu số Mông trắng

Thêu đắp vải trổ thủng là “tuyệt kỹ” của bà con dân tộc thiểu số Mông trắng tại xã Y Tý đang được Craft Link khôi phục, lan tỏa mạnh mẽ.
Đa dạng sản phẩm vùng dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Khánh Hòa Phát triển văn hoá các dân tộc thiểu số giúp giữ gìn văn hóa đất nước

Sau gần 10 năm đồng hành khôi phục, phát triển nghề thêu truyền thống của bà con dân tộc thiểu số Mông trắng tại xã Y Tý, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai, điều mà Công ty Cổ phần Doanh nghiệp xã hội Craft Link mang lại không chỉ là lưu giữ được nét văn hóa riêng biệt mà còn tạo sinh kế, cải thiện đời sống cho bà con. Bà Trần Tuyết Lan - Giám đốc Craft Link đã trao đổi với phóng viên Báo Công Thương xung quanh nội dung này.

Được biết Craft Link đã triển khai dự án hỗ trợ phát triển nghề thêu truyền thống cho đồng bào dân tộc Mông trắng ở xã Y Tý, xin bà chia sẻ về dự án này?

Năm 2014 được sự hỗ trợ của Hội liên hiệp Phụ nữ tỉnh Lào Cai, chính quyền huyện Bát Xát và xã Y Tý, chúng tôi triển khai dự án phát triển nghề thủ công truyền thống cho nhóm Mông trắng tại xã Y Tý. Khi bắt đầu triển khai dự án, chúng tôi có khảo sát 2 nhóm là nhóm Mông trắng ở Y Tý và nhóm Hà Nhì. Sau khi khảo sát xong, với nguyện vọng của chính quyền xã Y Tý và phù hợp với tiêu chí của dự án nhóm Mông trắng được lựa chọn thực hiện bởi lẽ thu nhập của người dân chủ yếu từ trồng lúa và chăn nuôi, không có thu nhập phụ. Sản phẩm thủ công làm ra chỉ để tiêu dùng hoặc trao đổi với chính những người Mông trắng khác chứ chưa trở thành hàng hoá.

Bà Trần Tuyết Lan
Bà Trần Tuyết Lan- Giám đốc Công ty cổ phần doanh nghiệp xã hội Craft Link. Ảnh TT

Dự án được bắt đầu triển khai với 20 chị, em tham gia, trong đó chỉ có 4-5 người thêu tốt và còn giữ được các kỹ năng truyền thống. Chính những chị, em này trực tiếp truyền dạy cho những người kỹ năng yếu hơn. Từ đó, không chỉ kỹ năng mà văn hoá truyền thống của nhóm được lưu truyền mạnh mẽ hơn.

Cụ thể Craft Link đã tiến hành những hoạt động hỗ trợ gì cho bà con Mông trắng thưa bà?

Trong 2 năm tiến hành dự án, chúng tôi thực hiện nhiều các chuyến tập huấn tại địa phương. Đội ngũ cán bộ của dự án gồm 4 thành viên ở lại địa bàn từ 7-10 ngày tập huấn cho các chị, em.

Thứ nhất về quản lý, giúp nhóm bầu lên Ban quản lý gồm 1 trưởng nhóm, 1 phó nhóm, 1 kế toán, 1 phụ trách quản lý chất lượng sản phẩm và chia trách nhiệm rõ ràng. Cán bộ dự án tập huấn cách điều hành nhóm sao cho hiệu quả, sau khi dự án kết thúc tự Ban quản lý sẽ điều hành nhóm.

Bên cạnh tập huấn về quản lý nhóm, chúng tôi hỗ trợ Ban quản lý quản lý xổ sách chi tiết, như làm kế toán đơn giản; marketing sản phẩm hiệu quả.

Thứ hai, sau khi kết thúc dự án khoảng 2 năm chúng tôi giúp nhóm tham dự các hội chợ trong nước và quốc tế, trực tiếp giới thiệu hàng hóa cũng như kỹ năng và họa tiết truyền thống đến với công chúng. Sản phẩm của nhóm được Craft Link hỗ trợ tiêu thụ trong hệ thống bán lẻ và xuất khẩu.

Sau khi kết thúc dự án vào năm 2016 chúng tôi luôn đồng hành hỗ trợ nhóm đến tận bây giờ bởi thiết kế phát triển sản phẩm là việc không thể ngừng hoặc ngắt đoạn, thị trường cũng như nhu cầu của khách hàng thay đổi thường xuyên. Cho nên nhóm cần sự trợ giúp thường xuyên trong thiết kế sản phẩm và khi cảm thấy nhóm yếu đi về mặt quản lý, chúng tôi trợ giúp để hoạt động tốt hơn.

Chúng tôi cũng mong muốn trong 1-2 năm tới sẽ xuất bản cuốn sách giới thiệu về kỹ năng truyền thống của nhóm Mông trắng ở Y Tý để lưu giữ cho thế hệ mai sau.

Để có thể bảo tồn nghề thêu truyền thống cũng như tạo sinh kế bền vững cho đồng bào Mông trắng thì thị trường rất quan trọng, Craft Link đã làm gì để đảm bảo đầu ra cho sản phẩm này, thưa bà?

Khi giới thiệu sản phẩm của các nhóm dân tộc thiểu số, trong đó có nhóm Mông trắng ở Y Tý tới công chúng chúng tôi cũng gặp nhiều khó khăn. Nếu giữ nguyên sản phẩm thì công chúng sẽ chỉ xem theo cách ngưỡng mộ, học hỏi và tìm hiểu chứ không sử dụng. Cái khó của Craft Link là làm thế nào đưa sản phẩm ra thị trường, được thị trường chấp nhận mà vẫn giữ được nét truyền thống. Do vậy, khi tiến hành dự án chúng tôi thường đưa ra phương án thiết kế phù hợp với thị hiếu nhưng vẫn giữ được bản sắc truyền thống của các nhóm.

Lan tỏa mạnh mẽ “tuyệt kỹ” của đồng bào dân tộc thiểu số Mông trắng
Trình diễn kỹ thuật thêu đắp vải trổ thủng của bà con dân tộc thiểu số Mông trắng tại Y Tý

Thông thường sẽ có hai mảng sản phẩm, bao gồm: Mảng sản phẩm nhóm có thể hoàn thiện tại địa phương, chúng tôi tập huấn cho nhóm từ khâu cắt, thiết kế, hoàn thiện sản phẩm và có thể marketing luôn tại thị trường địa phương. Đấy là những sản phẩm dành cho thị trường nội địa.

Mảng sản phẩm thiết kế cầu kỳ, tinh xảo và cần sự hỗ trợ của nhóm hoàn thiện đẹp hơn. Những sản phẩm này có thể đưa ra hội chợ trong nước và quốc tế.

Hiện sản phẩm của nhóm Mông trắng ở Y Tý đang được bán tại các cửa hàng khắp Bắc, Trung, Nam và tại các cửa hàng ở sân bay quốc tế để đón du khách đến thăm Việt Nam. Thông qua Craft Link sản phẩm của nhóm cũng được xuất khẩu đi một số nước như EU, Mỹ, Nhật Bản…

Riêng với sản phẩm xuất khẩu, để tăng tính hấp dẫn, chúng tôi luôn giới thiệu câu chuyện đằng sau sản phẩm, như: Sản phẩm được làm ra như thế nào, chất liệu sử dụng ra sao, ý nghĩa của mỗi hoa văn hoạ tiết và cả câu chuyện về cuộc sống của người dân Mông trắng tại Y Tý.

Thưa bà, bằng cách nào Craft Link có thể để lan tỏa rộng rãi câu chuyện đằng sau sản phẩm thủ công truyền thống của bà con ra thị trường quốc tế và thuyết phục được khách hàng?

Chúng tôi có nhiều cách để lan tỏa câu chuyện sản phẩm. Trên trang website, fanpage và hệ thống truyền thông online của Craft Link đều thể hiện rõ thông tin về từng nhóm sản xuất và hoa văn họa tiết sản phẩm của nhóm sản xuất đó. Khách quan tâm đều có thể tìm hiểu rất kỹ về các nhóm đã và đang được hỗ trợ.

Chúng tôi cũng xây dựng các video ngắn về từng nhóm bằng cả tiếng Anh và tiếng Việt, khi đưa sản phẩm ra thị trường sẽ gửi theo các video đó để khách hàng có thể hiểu về sản phẩm và về chính môi trường các nghệ nhân sinh sống.

Những video, thông tin về nhóm chúng tôi cũng đưa vào hệ thống QR code. Chỉ cần vài động tác đơn giản trên điện thoại thông minh khách hàng có thể nhìn thấy hình ảnh, câu chuyện của chính nhóm sản xuất đó.

Sau gần 10 năm đồng hành cùng nhóm Mông trắng bà nhận thấy sự thay đổi như thế nào của bà con?

Đầu tiên là về cuộc sống của bà con cải thiện hơn nhiều. Trước khi tiến hành dự án, bà con nơi đây không có thu nhập gì ngoài trồng trọt và chăn nuôi. Sau 2 năm kết thúc dự án bà con bắt đầu có thu nhập phụ thứ 2 từ nghề thêu truyền thống.

Nhận thức, kỹ năng và nội lực của bà con được nâng lên một tầm mới. Họ học được nhiều kỹ năng mới như quản lý nhóm, kỹ năng quản lý xổ sách.

Đặc biệt vấn đề về giới. Trước kia phụ nữ Mông trắng tiếng nói trong gia đình hầu như không có, phụ thuộc vào người đàn ông. Sau khi được tiếp xúc rộng rãi hơn, giao lưu nhiều hơn thì họ thấy tự hào về chính truyền thống văn hóa, thấy được trao quyền, thấy giá trị bản thân được nâng lên. Từ đó, giúp họ khơi dậy được nội lực, giá trị và sự tự tin.

Trân trọng cảm ơn bà!

Hải Linh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Dân tộc thiểu số

Tin cùng chuyên mục

Thương nhớ Nậm Kéng

Thương nhớ Nậm Kéng

Người giữ lửa nghề thủ công truyền thống

Người giữ lửa nghề thủ công truyền thống

Trao 600 suất quà cho người nghèo Xín Mần trong chương trình “Xuân biên cương, ấm lòng dân bản”

Trao 600 suất quà cho người nghèo Xín Mần trong chương trình “Xuân biên cương, ấm lòng dân bản”

Bàn giải pháp thoát “lõi nghèo” cho vùng Trung du và miền núi Bắc bộ

Bàn giải pháp thoát “lõi nghèo” cho vùng Trung du và miền núi Bắc bộ

Đêm hội “Trăng thu biên cương” tại xã Mồ Sì San

Đêm hội “Trăng thu biên cương” tại xã Mồ Sì San

Quảng bá na, nông đặc sản Lạng Sơn đến người tiêu dùng Thủ đô

Quảng bá na, nông đặc sản Lạng Sơn đến người tiêu dùng Thủ đô

Tinh xảo kỹ thuật thêu ghép vải trổ thủng của đồng bào dân tộc Hmong trắng

Tinh xảo kỹ thuật thêu ghép vải trổ thủng của đồng bào dân tộc Hmong trắng

Xây dựng thương hiệu sản phẩm thủ công mỹ nghệ: Doanh nghiệp cần xác định rõ điểm mạnh, yếu

Xây dựng thương hiệu sản phẩm thủ công mỹ nghệ: Doanh nghiệp cần xác định rõ điểm mạnh, yếu

Tọa đàm: Xây dựng thương hiệu cho sản phẩm thủ công mỹ nghệ miền núi

Tọa đàm: Xây dựng thương hiệu cho sản phẩm thủ công mỹ nghệ miền núi

Lan tỏa nghệ thuật vẽ sáp ong của phụ nữ dân tộc Hmong hoa

Lan tỏa nghệ thuật vẽ sáp ong của phụ nữ dân tộc Hmong hoa

Yên Bái: 66.200 lượt hộ nghèo địa phương đã thoát nghèo

Yên Bái: 66.200 lượt hộ nghèo địa phương đã thoát nghèo

Tuyên Quang: Huy động mọi nguồn lực trong xã hội để giảm nghèo bền vững

Tuyên Quang: Huy động mọi nguồn lực trong xã hội để giảm nghèo bền vững

Cần có Nghị quyết mới về bảo vệ rừng và phát triển lâm nghiệp bền vững

Cần có Nghị quyết mới về bảo vệ rừng và phát triển lâm nghiệp bền vững

Cần nhiều hơn chính sách ưu tiên cho phát triển tiểu thủ công nghiệp

Cần nhiều hơn chính sách ưu tiên cho phát triển tiểu thủ công nghiệp

Cải thiện sinh kế, bảo tồn văn hóa truyền thống cho đồng bào dân tộc thiểu số

Cải thiện sinh kế, bảo tồn văn hóa truyền thống cho đồng bào dân tộc thiểu số

Cargill khánh thành và bàn giao năm điểm trường mới tại khu vực miền núi phía Bắc

Cargill khánh thành và bàn giao năm điểm trường mới tại khu vực miền núi phía Bắc

Khởi động dự án “Ngôi làng hy vọng” năm 2023 cho người dân tộc khó khăn tại Hòa Bình

Khởi động dự án “Ngôi làng hy vọng” năm 2023 cho người dân tộc khó khăn tại Hòa Bình

Cao Bằng: Phát triển mô hình hợp tác xã giúp đồng bào dân tộc thiểu số giảm nghèo bền vững

Cao Bằng: Phát triển mô hình hợp tác xã giúp đồng bào dân tộc thiểu số giảm nghèo bền vững

Chương trình “góp cây tạo sinh kế” hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số

Chương trình “góp cây tạo sinh kế” hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số

Tỉnh Hà Giang: Hành trình hiện thực hoá giấc mơ an cư cho 6.700 gia đình

Tỉnh Hà Giang: Hành trình hiện thực hoá giấc mơ an cư cho 6.700 gia đình

Xem thêm