Thứ hai 18/11/2024 02:15

Lâm Đồng: Nhiều chỉ tiêu ngành Công Thương dự ước đều đạt theo kế hoạch được giao

Sở Công Thương tỉnh Lâm Đồng báo cáo, nhiều chỉ tiêu của ngành Công Thương dự ước đều đạt theo kế hoạch được giao trong 8 tháng năm 2024.

Ngày 8/9, ông Hoàng Trọng Hiền, Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Lâm Đồng cho biết, Sở vừa có báo cáo UBND tỉnh việc rà soát các vấn đề tồn đọng, vướng mắc trong lĩnh vực Công Thương. Qua rà soát, hầu hết các công việc và nhiệm vụ được UBND tỉnh giao đến nay đã hoàn thành, chỉ còn một số nội dung đang triển khai thực hiện.

Diện tích trồng chè tại tỉnh Lâm Đồng đang giảm. Ảnh: Lê Sơn

Cụ thể, 4 chỉ tiêu cơ bản thuộc ngành Công Thương theo dõi gồm: Giá trị sản xuất công nghiệp; tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng; kim ngạch xuất khẩu; kim ngạch nhập khẩu. Các chỉ tiêu của ngành dự ước đều đạt kế hoạch được UBND tỉnh giao.

Trong đó, ngành công nghiệp chế biến chế tạo có sự tăng trưởng khá (8 tháng tăng 12,43% so với cùng kỳ); hoạt động thương mại dịch vụ sôi động (8 tháng tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tăng 10,86% so với cùng kỳ).

Bên cạnh đó, xuất khẩu 8 tháng năm 2024 tăng 11,4% so với cùng kỳ, trong đó, 5/7 nhóm sản phẩm xuất khẩu chủ lực có sự tăng trưởng về giá trị, là: Alumin và hydroxit nhôm, cà phê, rau - củ - quả, hoa cắt cành, hàng dệt may và nguyên liệu dệt may; tăng trưởng chủ yếu là do giá xuất khẩu tăng và tỷ giá đồng USD/VND tăng cao hơn so với cùng kỳ.

Tuy nhiên, tất cả các sản phẩm chủ lực đều không tăng trưởng về số lượng như kỳ vọng. Nguyên nhân chủ yếu Alumin đang khó khăn trong việc mở rộng khai thác; cà phê mất mùa do khí hậu; diện tích trồng chè giảm; nhà máy xuất khẩu điều đóng cửa; biến đổi khí hậu nói chung ảnh hưởng đến sản lượng nông sản; đặc biệt, sầu riêng (quả tươi) là sản phẩm xuất khẩu chủ lực mới, đóng góp khoảng 60% giá trị xuất khẩu nhóm rau củ quả, tuy nhiên chủ yếu là xuất khẩu ủy thác, chưa có nhiều doanh nghiệp xuất khẩu của tỉnh được phía Trung Quốc cấp mã số cơ sở đóng gói.

Ngược lại, sản xuất điện giảm nhẹ (giảm 3,29% so với cùng kỳ); nguyên nhân, do hạn hạn kéo dài trong nhiều tháng đầu năm, lưu lượng nước tại các nhà máy thủy điện xuống thấp (nguồn điện của tỉnh chủ yếu là nguồn thủy điện – 37 công trình thủy điện hoạt động). Dự báo, những tháng cuối năm là mùa mưa, đảm bảo sản xuất điện theo kế hoạch (hiện nay, các nhà máy đang phát điện theo công suất, kế hoạch).

Ngoài ra, ngành khai khoáng có sự giảm nhẹ trong 8 tháng 2024 (giảm 1,39% so với cùng kỳ), giảm ở các mỏ khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường (cát, đá, cao lanh,...), do các doanh nghiệp không đủ điều kiện thực hiện khai thác, vướng các quy định có liên quan về đất đai (giao đất, chuyển đổi đất rừng..), chưa thực hiện tốt các quy định về môi trường và khai thác khoáng sản; thêm một khó khăn nữa, chỉ tiêu kim ngạch xuất khẩu dự kiến giai đoạn 2021-2025 không đạt theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Lâm Đồng lần thứ XI (tăng 14-15%/năm), dự ước tăng trưởng chỉ đạt 9,2%/năm. Tuy nhiên, do các ngành công nghiệp còn lại đều có sự tăng trưởng nên cơ bản giá trị sản xuất công nghiệp đạt kế hoạch tỉnh giao năm 2024.

Lê Sơn
Bài viết cùng chủ đề: Tỉnh Lâm Đồng

Tin cùng chuyên mục

Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam: Cơ hội cho ngành thép

Lai Châu: Kiểm tra hoạt động sử dụng vật liệu nổ công nghiệp trên địa bàn

Sửa đổi Luật Hóa chất: Đưa ngành công nghiệp hóa chất Việt Nam phát triển xứng tầm - Bài 3

Mỹ, Nga, Italy sẽ tham gia triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024

Quân khu 1 thực hành diễn tập bắn đạn thật nâng cao khả năng sẵn sàng chiến đấu

Sở Công Thương Bình Định trao đổi kinh nghiệm với ngành công thương Vĩnh Long, Long An, Cần Thơ

Bộ Công Thương và Samsung Electronics Việt Nam tổng kết khóa đào tạo kỹ sư khuôn mẫu tại Hàn Quốc

Sửa đổi Luật Hóa chất: Đưa ngành công nghiệp hóa chất Việt Nam phát triển xứng tầm - Bài 2

Sửa đổi Luật Hóa chất: Đưa ngành công nghiệp hóa chất Việt Nam phát triển xứng tầm - Bài 1

Nhiều tập đoàn nước ngoài muốn tăng tỷ lệ nội địa hoá tại Việt Nam

Cần giải pháp toàn diện để phát triển ngành công nghiệp vật liệu xây dựng hiện đại và bền vững

Ngành công nghiệp có giá trị cao như điện tử, linh kiện ô tô đang hút đầu tư

Doanh thu ngành vật liệu xây dựng chiếm khoảng 11% GDP quốc gia

Khuyến công Quảng Ngãi dự kiến hỗ trợ cao nhất đến 1 tỷ đồng/doanh nghiệp

Công nghiệp hỗ trợ điện tử: Làm gì để đẩy mạnh xuất khẩu?

Doanh nghiệp dệt may tăng tốc về đích

Bình Định: Phát triển công nghiệp hỗ trợ theo chiều sâu

Viện Nghiên cứu Cơ khí: Tích cực tham gia công nghiệp hỗ trợ sản xuất ô tô

Hải Phòng: Kết nối giao thương giữa Hiệp hội ô tô Berlin - Brandenburg và doanh nghiệp

Cà Mau: Hoạt động kinh tế 10 tháng đầu năm ghi nhận nhiều điểm sáng