Thứ sáu 09/05/2025 20:20

Lại xuất hiện vụ việc nghi bị lừa đảo trong xuất khẩu điều nhân sang thị trường Dubai

Hiệp hội Điều Việt Nam vừa có Thông báo số 45/TB-HHĐ gửi các doanh nghiệp ngành điều thông tin về vụ việc nghi bị lừa đảo trong xuất khẩu điều nhân sang Dubai.

Thông tin nêu rõ, Hiệp hội Điều Việt Nam (VINACAS) nhận được kiến nghị của Công ty Tín Mai - Hội viên VINACAS về vụ việc nghi bị lừa đảo trong xuất khẩu điều nhân.

Cụ thể, Công ty Tín Mai ký hợp đồng bán nhân điều cho BAB AL REHAB FOODSTUFF TRADING LLC OFFICE NO 1006. MAI TOWER, AL NAHDA, DUBAI, UAE Tel +971 43868859, +971586001304; Email: mailto:info@barft.com. Người giao dịch trực tiếp: Mr. Naeem Chaudhry, Mob/Whatsapp: +971 58 600 1304, email: mailto:naeem@barft.com.

Lại xuất hiện vụ nghi bị lừa đảo trong xuất khẩu điều nhân tại thị trường Dubai

Khách đã ứng 15% tiền. Công ty đã giao hàng và ngày 24/6/2023 đã đến cảng Jebel Ali, UAE. Hàng đã được lấy và trả container rỗng ngày 27/6/2023, trong khi Công ty Tín Mai vẫn chưa được thanh toán 85% trị giá lô hàng.

Mặc dù, ngân hàng Sacombank đã gửi 2 điện (Swift) đến ngân hàng bên mua AJMAN BANK PJSC - Sheikh Zayed Road Dubai Branch yêu cầu thanh toán và hoàn trả Bộ chứng từ nhưng không được thực hiện.

Qua kiểm tra, được biết Bộ chứng từ của lô hàng đã được DHL giao cho 1 nhân viên an ninh của ngân hàng AJMAN BANK PJSC - Sheikh Zayed Road Dubai Branch nhưng chưa biết sau đó bộ chứng từ đến đâu.

Bên hãng tầu cho biết, họ giao hàng khi có đầy đủ chứng từ theo quy định.

"Theo Công ty Tín Mai và Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam cho biết thì ngoài Công ty Tín Mai còn ít nhất 2 doanh nghiệp trong ngành tiêu và cây gia vị gặp tình trạng tương tự với cùng 1 khách hàng và Ngân hàng nói trên", VINACAS cho biết thêm.

Nhận thấy sự việc có dấu hiệu lừa đảo của khách hàng hoặc ngân hàng bên mua, để hỗ trợ các doanh nghiệp liên quan, ngoài việc liên hệ ngay với Thương vụ Việt Nam tại UAE nhờ hỗ trợ, ông Trần Hữu Hậu - Phó Tổng thư ký VINACAS – cho biết, lãnh đạo VINACAS sẽ phối hợp với Lãnh đạo Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam tổ chức cuộc họp với các doanh nghiệp để nắm đầy đủ các thông tin, từ đó sẽ chính thức kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam và UAE xem xét, hỗ trợ doanh nghiệp giải quyết vụ việc.

Nếu các Hội viên VINACAS hoặc doanh nghiệp ngành điều đang gặp sự việc tương tự, đề nghị liên lạc với Văn phòng VINACAS để cung cấp thông tin.

Cũng trong chiều nay 17/7, Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam đã có công văn gửi đến các doanh nghiệp trong Hiệp hội và đưa ra những cảnh báo khi giao dịch sang thị trường Dubai-UAE.

Công văn nêu rõ, theo cảnh báo của một số doanh nghiệp xuất khẩu nông sản chia sẻ với Hiệp hội, từ tháng 6/2023 một số doanh nghiệp Việt Nam khi ký hợp đồng xuất khẩu nông sản như hồ tiêu, quế, điều… sang Dubai đã gặp khó khăn về vấn đề thanh toán.

Cụ thể, báo cáo của các công ty cho biết, giao dịch xuất hiện hành vi có dấu hiệu lừa đảo từ cùng một người mua (công ty Bab Al Rehab Foodstuff Trading LLC) và cùng một ngân hàng (Ajman Bank PJSC) tại Dubai thuộc các Tiểu Vương quốc Ả Rập Thống nhất dẫn đến các lô hàng của các công ty đã bị mất trắng tại cảng Jebel Ali, UAE.

Giao dịch lừa đảo xảy ra ngay tại chính ngân hàng bên mua nơi các doanh nghiệp này gửi bộ chứng từ nhờ thu, liên quan đến nhân sự và nghiệp vụ giao dịch của ngân hàng, có dấu hiệu bắt tay hợp tác lừa đảo giữa ngân hàng và người mua.

Do đó người mua đã tiếp cận được bộ chứng từ gốc của lô hàng mà không cần thanh toán, đồng thời cắt đứt liên lạc với các doanh nghiệp nêu trên. Sự thất thoát này có vai trò và trách nhiệm liên đới của ngân hàng Ajman Bank PJSC với người mua để cùng tổ chức và âm mưu thực hiện các giao dịch lừa đảo các lô hàng của các doanh nghiệp Việt Nam.

Về vấn đề này, Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam đề nghị các doanh nghiệp hết sức cẩn trọng khi giao dịch với các khách hàng Dubai. Trong trường hợp có vấn đề phát sinh, xin vui lòng chia sẻ và cập nhật với Hiệp hội.

Nguyễn Hạnh
Bài viết cùng chủ đề: Xuất khẩu điều

Tin cùng chuyên mục

Chất lượng tốt, cà phê Robusta Việt Nam được nhiều thị trường ưa chuộng

Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu 4 tháng/2025 tăng 15,7% so với cùng kỳ

Chủ động thích ứng, doanh nghiệp tăng tốc xuất khẩu hàng hóa

Hà Nội: Xuất khẩu hàng hóa đạt 6,4 tỷ USD trong 4 tháng đầu năm 2025

Xuất nhập khẩu vượt 276 tỷ USD sau 4 tháng

Hợp tác Việt Nam - Kazakhstan: Mở lối sang ngành công nghiệp nền tảng, giá trị cao

Xuất khẩu tăng, ngành nông nghiệp xuất siêu hơn 5,1 tỷ USD

Bộ Công Thương sửa đổi quy định về xuất xứ hàng hóa và giấy chứng nhận C/O

Infographic | Xuất khẩu sang Liên bang Nga đạt 545,5 triệu USD trong quý 1/2025

Từ 5/5/2025, cấp C/O không ưu đãi, CNM và đăng ký mã số REX chuyển về Bộ Công Thương

Giải mã nguyên nhân khiến giá dừa xuất khẩu lập đỉnh

EC lùi thời gian thanh tra 'thẻ vàng' IUU đến cuối năm

Đề xuất mở rộng ưu đãi thuế VAT cho dịch vụ xuất khẩu

Sầu riêng Việt thêm đối thủ cạnh tranh tại thị trường tỷ dân

Doanh nghiệp Việt nửa thế kỷ vươn mình: Bài 2: Cần 'cuộc cách mạng' để kinh tế tư nhân bứt phá

Xuất khẩu nông sản sang EU: Không phải lượng mà là chất

Chinh phục thị trường Nhật Bản: Cơ hội nâng cao giá trị gạo Việt

Từ nhập siêu tới xuất siêu: Dấu ấn nửa thế kỷ hàng Việt hội nhập

Bộ Công Thương thu hồi 10 giấy chứng nhận kinh doanh xuất khẩu gạo

Quy định hạn ngạch nhập khẩu thuốc lá nguyên liệu năm 2025