Thứ hai 18/11/2024 14:19

Kỳ vọng xuất khẩu năm 2024 khởi sắc

Ngành Công Thương Bình Thuận đề ra chỉ tiêu phấn đấu đạt kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của tỉnh là 791,3 triệu USD, tăng 10,76% so với năm 2023

Năm 2024, ngành Công Thương /chu-de/tinh-binh-thuan.topic đề ra chỉ tiêu phấn đấu đạt kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của tỉnh là 791,3 triệu USD, tăng 10,76% so với năm 2023.

Nhìn lại năm 2023, các doanh nghiệp tham gia xuất khẩu hàng hóa tại địa phương tiếp tục chịu tác động trước bối cảnh khó khăn chung do xung đột Nga - Ukraine và tình hình sau dịch Covid-19. Mặt khác, kinh tế toàn cầu cũng đứng trước nguy cơ suy giảm tốc độ tăng trưởng, người dân và Chính phủ các nước thắt chặt chi tiêu khiến nhu cầu tiêu dùng sụt giảm nên ảnh hưởng đến xuất khẩu hàng hóa của Bình Thuận.

Kết quả thực hiện trong năm 2023 cho thấy, xuất khẩu hàng hóa toàn tỉnh kim ngạch đạt 714,4 triệu USD, giảm 8,59% so với năm trước đó. Đáng lưu ý là cả 2 nhóm hàng hóa xuất khẩu “đầu tàu” của địa phương đều giảm so với cùng kỳ: nhóm hàng thủy sản đạt 214,77 triệu USD (giảm 14,13%) và nhóm hàng hóa khác đóng góp 485,42 triệu USD (giảm 6,37%). Trong khi đó, dù nhóm hàng nông sản có mức tăng trưởng khá đạt 14,25 triệu USD (tăng 9,86%) nhưng lại chiếm tỷ trọng thấp trong tổng kim ngạch, nên tác động không đáng kể đến kết quả xuất khẩu hàng hóa chung toàn tỉnh.

Thanh Long - sản phẩm đóng góp kim ngạch đáng kể trong xuất khẩu hàng hóa của địa phương (Ảnh minh họa).

Năm 2024, ngành Công Thương Bình Thuận đặt kế hoạch hướng đến kim ngạch xuất khẩu hàng hóa đạt 791,3 triệu USD - con số này tuy thấp hơn gần 30 triệu USD so kế hoạch của năm 2023, nhưng tăng 10,76% so với kết quả thực hiện năm 2023. Thế nên tới đây, hoạt động xuất khẩu hàng hóa của tỉnh vẫn phải nỗ lực vượt khó, tận dụng tốt mọi cơ hội mới mong hoàn thành chỉ tiêu đề ra vì tình hình kinh tế thế giới dự báo còn nhiều diễn biến khó lường.

Dù vậy tình hình xuất khẩu hàng hóa gần đây cũng cho thấy tín hiệu lạc quan, đó là các doanh nghiệp sản xuất mặt hàng dệt may và da giày (thuộc nhóm hàng hóa khác) bắt đầu có đơn hàng xuất khẩu tăng trở lại trong 2 tháng cuối năm ngoái. Đối với nhóm hàng hải sản (chiếm tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu hơn 30%), hiện toàn tỉnh có 31 doanh nghiệp được xuất khẩu trực tiếp, xuất khẩu ủy thác sản phẩm ra thị trường nước ngoài. Các doanh nghiệp này tham gia xuất khẩu đa dạng mặt hàng như hải sản khô, hải sản đông lạnh các loại, sushi, sashimi, surimi - chả cá… vào các thị trường truyền thống cũng góp phần gia tăng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa cho địa phương.

Thêm kỳ vọng khởi sắc nữa là ngay trong tháng “mở màn” năm mới (tháng 1/2024), xuất khẩu hàng hóa Bình Thuận đã thể hiện mức tăng trưởng vượt bậc khi đạt kim ngạch 71,5 triệu USD, tăng 11,3% so tháng trước đó và tăng gần 70% so cùng kỳ năm ngoái. Cụ thể: Nhóm hàng thủy sản ước đạt 18 triệu USD (tăng 31,9% so cùng kỳ) và nhóm hàng hóa khác ước thực hiện 52,7 triệu USD (tăng hơn 90%), riêng nhóm hàng nông sản ước đem về 0,8 triệu USD (giảm 12,6%).

Được biết đến nay, Bình Thuận đã mở rộng xuất khẩu các mặt hàng chủ lực của địa phương đến gần 80 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới. Điển hình thị trường xuất khẩu chủ yếu của một số mặt hàng của tỉnh gồm: Hàng may mặc (Nhật Bản, Đài Loan), giày dép các loại (Mỹ, Hà Lan, Nhật Bản, Italia, Canada). Còn với hải sản các loại thì tập trung xuất khẩu sang Anh, Pháp, Mỹ, Đức, Hà Lan, Nhật Bản, Đài Loan, Trung Quốc, Hàn Quốc, Israel, Srilanka… Ngoài ra còn có thị trường tiêu thụ sản phẩm thanh long (Thái Lan, Canada, Ấn Độ, Trung Quốc, Hồng Kông, Australia), hạt điều nhân (Mỹ, Trung Quốc), cao su (Mỹ, Đài Loan). Cùng với đó, một số mặt hàng khác như đồ gỗ nội thất, giấy các loại, nước mắm... được xuất khẩu sang thị trường Mỹ, Australia, Bỉ, Nhật Bản, Hồng Kông.

Từ kết quả thực hiện của các nhóm hàng chủ lực trong tháng đầu năm mới và tiềm năng mở rộng thị trường tiêu thụ ở nước ngoài cùng những tín hiệu lạc quan, xuất khẩu hàng hóa của Bình Thuận kỳ vọng sẽ lấy lại đà tăng trưởng mạnh mẽ để hướng đến hoàn thành vượt chỉ tiêu đề ra trong năm 2024.

PV

Tin cùng chuyên mục

Quảng Ninh: Mở rộng thị trường, đa dạng nguồn khách du lịch

Lào Cai: Đề xuất 22 dự án ổn định dân cư tập trung cho 1.237 hộ vùng thiên tai khẩn cấp

Sơn La tham gia Triển lãm quốc tế công nghiệp thực phẩm Việt Nam 2024

Tuyên Quang: Đẩy mạnh phát triển dịch vụ, thương mại và du lịch vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi

Cầu Hòa Sơn trị giá 540 tỷ đồng nối Bắc Giang với Thái Nguyên chính thức thông xe

Quảng Ninh: Doanh nghiệp chuyển đổi số, nâng cao năng lực cạnh tranh

Quảng Ninh chuyển đổi số, thanh toán không dùng tiền mặt với dịch vụ công

Quảng Ninh vươn mình cùng hệ thống cảng biển hiện đại

Quảng Ninh: Thành công vượt bậc trong phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Độc đáo hoạt động thả diều nghệ thuật ở thị trấn Sông Đốc – Cà Mau

Long An: Sắp diễn ra Hội nghị xúc tiến đầu tư năm 2024

TP. Cần Thơ: Vì sao thu hút đầu tư chưa xứng với tiềm năng?

Vĩnh Phúc: Tỷ lệ nội địa hoá với sản xuất xe máy tại Honda đạt 96%

Sắp diễn ra Hội chợ xúc tiến sản phẩm nông nghiệp, OCOP Yên Bái tại Hà Nội

Quảng Ngãi: Công bố tình huống khẩn cấp về thiên tai tại núi Mang Kà Muồng

Điều động Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị giữ chức Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn

Bắc Ninh bàn giải pháp gỡ khó cho phát triển và quản lý chợ

Bộ Chính trị chuẩn y ông Nguyễn Đức Trung giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Nghệ An

Liên hoan Tuổi trẻ sáng tạo khu vực miền Trung năm 2024

Bắc Ninh tổ chức gặp mặt doanh nhân chuyên đề tháng 11/2024