Kỳ vọng khôi phục sản xuất công nghiệp Đà Nẵng (bài 3): Doanh nghiệp phải tái cơ cấu để thích ứng

Trong khi chờ các tín hiệu khởi sắc từ thị trường, doanh nghiệp sản xuất công nghiệp tại Đà Nẵng phải chủ động tái cơ cấu, tìm thị trường ngách để phát triển.
Kỳ vọng khôi phục sản xuất công nghiệp Đà Nẵng - Bài 2: Những trợ lực cho doanh nghiệp Kỳ vọng khôi phục sản xuất công nghiệp Đà Nẵng - Bài 1: Nhiều khó khăn

Tín hiệu tích cực, doanh nghiệp chủ động thích ứng

Kết quả điều tra xu hướng kinh doanh của doanh nghiệp ngành chế biến chế tạo thành phố Đà Nẵng cho thấy có đến hơn 50,7% doanh nghiệp cho rằng sản xuất kinh doanh qúy I/2023 khó khăn hơn so với quý IV/2022. Tuy nhiên, lại có tới 74,6% doanh nghiệp lạc quan tình hình sản xuất kinh doanh quý II/2023 sẽ ổn định hoặc khởi sắc và tốt hơn quý I/2023.

Tương tự, cũng có 74,6% doanh nghiệp tin tưởng tình hình tiêu thụ của quý II/2023 sẽ ổn định hoặc tăng hơn so với quý I/2023. Phần nhiều các doanh nghiệp cũng tin tưởng đơn đặt hàng trong quý II/2023 sẽ tăng trưởng trở lại.

Kỳ vọng khôi phục sản xuất công nghiệp Đà Nẵng (bài 3): Doanh nghiệp phải tái cơ cấu để thích ứng
Phần nhiều doanh nghiệp sản xuất công nghiệp chế biến chế tạo tại Đà Nẵng kỳ vọng và tin tưởng sản xuất quý II/2023 sẽ có khởi sắc so với quý I/2023

Trong quý I/2023, doanh thu của công ty Phúc Châu Anh giảm tới hơn 50% do sự “đứng bánh” của ngành xây dựng. Tuy nhiên, theo đại diện công ty với việc ngân hàng giảm lãi suất, và chủ trương kích cầu thị trường bất động sản (Nghị quyết 33 của Chính phủ về các chính sách tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản; triển khai gói cho vay 120.000 tỷ kích cầu thị trường bất động sản… - PV), doanh nghiệp kỳ vọng thị trường sẽ khởi sắc. “Doanh nghiệp kỳ vọng với các chính sách hỗ trợ từ Chính phủ, địa phương sẽ là tín hiệu tích cực để kích cầu thị trường, tăng trao đổi hàng hóa của doanh nghiệp nội địa và doanh nghiệp sẽ có nhiều hơn cơ hội để phục hồi và phát triển sản xuất, kinh doanh”, ông Lý Phước Anh – Đại diện Công ty bày tỏ.

Đối với hoạt động xuất khẩu, nhiều doanh nghiệp kỳ vọng với lợi thế là quốc gia có tốc hội nhập kinh tế quốc tế cao, độ mở nền kinh tế lớn, nhiều hiệp định FTA đã ký kết và có hiệu lực sẽ tạo thêm động lực sản xuất cho xuất khẩu giữ được đà tăng trưởng.

Ông Lê Hoàng Khánh Nhựt – Tổng Giám đốc Công ty CP Cao su Đà Nẵng (DRC) cho biết mặc dù có nhiều khó khăn tuy nhiên doanh nghiệp vẫn hoàn thành 100% kế hoạch đặt ra.

Theo ông Nhựt, mặc dù hoạt động sản xuất kinh doanh có giảm sút do thị trường chung của cả nước khó khăn. Nhưng bù lại, thị phần xuất khẩu tăng 12% so với cùng kỳ năm ngoái. “Hiện sản phẩm của DRC xuất khẩu ở hơn 40 quốc gia. Dù thị trường thế giới có những tác động tiêu cực nhưng xuất khẩu của chúng tôi vẫn giữ được và bù đắp cho thị phần nội địa tốt. Chỉ có hiệu quả sản xuất chưa cao như mong muốn, nhưng kế hoạch thì vẫn đạt”, ông Nhựt cho biết và thông tin thêm, hiện DRC vẫn đảm bảo việc làm cho hơn 1.800 lao động. “Khó khăn lớn nhất của doanh nghiệp xuất khẩu hiện nay là chênh lệch tỷ giá hối đoái giữa đồng Việt Nam và ngoại tệ (đồng USD) tệ khá cao, ảnh hưởng nhiều đến doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp", ông Nhựt nói.

Kỳ vọng khôi phục sản xuất công nghiệp Đà Nẵng (bài 3): Doanh nghiệp phải tái cơ cấu để thích ứng
DRC là một trong những "điểm sáng" xuất khẩu Đà Nẵng khi kim ngạch xuất khẩu tăng 12%, bù đắp cho thị trường trong nước bị tụt giảm do sức mua giảm mạnh

Doanh nghiệp chủ động thích ứng

Công ty Châu Phúc Anh hiện đang nỗ lực để duy trì chuỗi cung ứng. Theo đại diện công ty, khó khăn hiện là khó khăn chung. Để khắc phục khó khăn sắp tới đơn vị sẽ đẩy mạnh tiếp thị thị trường, tiếp thị sản phẩm tận tay khách hàng để mở rộng thị trường. Bên cạnh đó, việc chào bán sản phẩm sẽ ưu tiên mức giá tốt nhất, gần như phi lợi nhuận. “Lợi nhuận của doanh nghiệp ảnh hưởng rất lớn. Ưu tiên hàng đầu của doanh nghiệp là duy trì sản xuất, không để đứt gãy sản xuất cũng như đảm bảo việc làm, giữ nhân công lao động. Vì vậy, doanh nghiệp chấp nhận gần như phi lợi nhuận. Kinh doanh có lúc này lúc khác nên doanh nghiệp chấp nhận và chủ động thích ứng”, Đại diện công ty nói.

“DRC tin tưởng hoạt động sản xuất, kinh doanh quý II/2023 sẽ tốt hơn. Từ tháng 4/2023 chúng tôi đã nhìn thấy những xu hướng tốt lên ở các đơn hàng ở cả xuất khẩu và nội địa. Chúng tôi đã khởi động dự án nhà máy công suất 1 triệu lốp Radial và vẫn đang tiếp tục thực hiện giai đoạn tiếp theo (mở thầu dự án) để dự án hoàn thành đúng tiến độ”, ông Nhựt thông tin.

Theo ông Phạm Bắc Bình – Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa TP. Đà Nẵng, duy thoái kinh tế toàn cầu là khó khăn chung, vì vậy, tất cả các doanh nghiệp phải cố gắng “thắt lưng buộc bụng” để vượt qua.

Ông Bình cũng cho rằng đây cũng chính "khúc chững" của thị trường để doanh nghiệp xem xét lại, nếu doanh nghiệp nào không tái cơ cấu thì sẽ có nhiều hơn nguy cơ sự cố và bị đào thải. Theo ông Bình, các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa có lợi thế hơn các doanh nghiệp lớn khi có khả năng tái cơ cấu nhanh hơn. “Đây là giai đoạn khó khăn nhiều biến động nhưng cũng là cơ hội để tái cơ cấu và tái phát triển sản xuất kinh doanh. Doanh nghiệp nhỏ và vừa thành phố đang có phong trào tái khởi nghiệp lần 2”, ông Bình cho hay.

Kỳ vọng khôi phục sản xuất công nghiệp Đà Nẵng (bài 3): Doanh nghiệp phải tái cơ cấu để thích ứng
Trong bối cảnh sức mua trong nước thấp, thị trường xuất khẩu còn nhiều biến động, doanh nghiệp sản xuất phải chủ động tái cơ cấu, tìm thị trường ngách để vượt khó

Ngoài ra, đại diện Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Đà Nẵng cũng lưu ý, thành phố Đà Nẵng hiện đi đầu trong ban hành và thực hiện các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp. Các chính sách này chỉ áp dụng với một số đối tượng giới hạn và có những điều kiện cụ thể. Mà điều kiện cần lớn nhất đó là dự án tốt và có tính minh bạch trong tài chính. “Tôi nhấn mạnh đây là cơ hội để doanh nghiệp tái cơ cấu lại mình, tái cơ cấu lại bức tranh tài chính. Phải bài bản lại hoạt động kinh doanh, minh bạch thì mới có cơ hội thụ hưởng các chính sách hỗ trợ”, ông Bình nói.

Ông Phạm Bắc Bình – Chủ tịch HHDN Nhỏ và vừa TP. Đà Nẵng: Hiện thành phố có chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp vay với lãi suất ưu đãi từ Quỹ đầu tư phát triển thành phố. Tuy nhiên, số doanh nghiệp tiếp cận được nguồn quỹ tốt này vô cùng hạn chế với nhiều điều kiện khó khăn.

Được biết, hiện Quỹ đã mở rộng lĩnh vực ngành nghề, đối tượng doanh nghiệp được cho vay để mở rộng nhà xưởng, mua sắm thiết bị… Đây cũng là tín hiệu lạc quan, tín hiệu tốt hơn để nhiều doanh nghiệp có cơ hội tiếp cận nguồn quỹ này.

Vũ Lê
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: thành phố Đà Nẵng

Tin cùng chuyên mục

Tuyên Quang: Nâng tầm sản phẩm công nghiệp nông thôn

Tuyên Quang: Nâng tầm sản phẩm công nghiệp nông thôn

Triển lãm Thép Đông Nam Á 2024

Triển lãm Thép Đông Nam Á 2024

Ninh Bình: Nâng cao năng lực sản xuất nhờ khuyến công

Ninh Bình: Nâng cao năng lực sản xuất nhờ khuyến công

Ngành cơ khí Việt Nam làm gì để bứt phá?

Ngành cơ khí Việt Nam làm gì để bứt phá?

"Lực đẩy" cho công nghiệp Bắc Ninh tăng trưởng

"Lực đẩy" cho công nghiệp Bắc Ninh tăng trưởng

Lâm Đồng: Kiến nghị các Bộ, ngành Trung ương gỡ khó các thủ tục triển khai thành lập cụm công nghiệp

Lâm Đồng: Kiến nghị các Bộ, ngành Trung ương gỡ khó các thủ tục triển khai thành lập cụm công nghiệp

Tương lai thế giới sẽ ra sao khi Trung Quốc tăng tốc nghiên cứu phát triển robot hình người

Tương lai thế giới sẽ ra sao khi Trung Quốc tăng tốc nghiên cứu phát triển robot hình người

100% công trình thuỷ điện vận hành an toàn góp phần đảm bảo điện và cấp nước hạ du

100% công trình thuỷ điện vận hành an toàn góp phần đảm bảo điện và cấp nước hạ du

Vì sao ngành dệt may chưa gỡ được nút thắt về nguyên, phụ liệu?

Vì sao ngành dệt may chưa gỡ được nút thắt về nguyên, phụ liệu?

Trà Vinh đẩy nhanh tiến độ triển khai kế hoạch khuyến công

Trà Vinh đẩy nhanh tiến độ triển khai kế hoạch khuyến công

Bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu khu vực miền Trung - Tây Nguyên 2024

Bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu khu vực miền Trung - Tây Nguyên 2024

Giảm phát thải carbon trong ngành thép: Thách thức và cơ hội cho Việt Nam

Giảm phát thải carbon trong ngành thép: Thách thức và cơ hội cho Việt Nam

Sắp diễn ra Hội nghị khuyến công khu vực phía Bắc lần thứ XVIII năm 2024

Sắp diễn ra Hội nghị khuyến công khu vực phía Bắc lần thứ XVIII năm 2024

Ngành dệt may “dốc sức” giữ “tài sản quý giá nhất”

Ngành dệt may “dốc sức” giữ “tài sản quý giá nhất”

Ngành công nghiệp giấy Việt Nam đứng đầu Đông Nam Á

Ngành công nghiệp giấy Việt Nam đứng đầu Đông Nam Á

Tập đoàn công nghệ lớn gia tăng hiện diện tại Việt Nam: Cơ hội nào cho ngành điện tử?

Tập đoàn công nghệ lớn gia tăng hiện diện tại Việt Nam: Cơ hội nào cho ngành điện tử?

Ưu đãi mới, mở dư địa cho phát triển cụm công nghiệp

Ưu đãi mới, mở dư địa cho phát triển cụm công nghiệp

Tăng trưởng chưa bền vững, Vĩnh Phúc đẩy mạnh các giải pháp phát triển công nghiệp

Tăng trưởng chưa bền vững, Vĩnh Phúc đẩy mạnh các giải pháp phát triển công nghiệp

Quảng Ngãi đề xuất gỡ khó cho phát triển cụm công nghiệp

Quảng Ngãi đề xuất gỡ khó cho phát triển cụm công nghiệp

Phát triển công nghiệp quốc phòng gắn với mua sắm vũ khí hiện đại, chuyển giao công nghệ mới

Phát triển công nghiệp quốc phòng gắn với mua sắm vũ khí hiện đại, chuyển giao công nghệ mới

Xem thêm