Thứ bảy 10/05/2025 19:12
Thúc đẩy phát triển sản phẩm công nghiệp chủ lực Hà Nội

Kỳ II: Nhiều giải pháp hỗ trợ phát triển

Với mục tiêu đến năm 2020 trở thành trung tâm công nghiệp công nghệ cao của cả nước, Hà Nội đang tập trung phát triển các sản phẩm công nghiệp chủ lực (SPCNCL) nhằm đưa thủ đô trở thành thành phố có nền công nghiệp hiện đại, đầu tàu kinh tế của khu vực phía Bắc.
Công ty Kim khí Thăng Long duy trì được tốc độ tăng trưởng khá trong bối cảnh khó khăn

Cơ hội mới cho SPCNCL

Các SPCNCL của Hà Nội đã chứng tỏ vị thế của mình khi tạo ra hiệu quả kinh tế, thu nhập cho người lao động, mức nộp ngân sách…, cao hơn mặt bằng chung của ngành công nghiệp thành phố. Đặc biệt là đã góp phần nâng cao tỷ lệ nội địa hóa, đổi mới công nghệ, thay thế phụ tùng, linh kiện nhập khẩu, tạo ra sức cạnh tranh cho các sản phẩm công nghiệp cả nước.

Việt Nam đang hội nhập ngày càng sâu rộng với việc ký kết nhiều hiệp định thương mại song phương và đa phương, đặc biệt là Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), trở thành thị trường đầu tư hấp dẫn với sự góp mặt nhiều tập đoàn và công ty đa quốc gia lớn trên thế giới, đã mang lại cơ hội mới cho SPCNCL Hà Nội phát triển. Dù khả năng cạnh tranh của một số sản phẩm còn hạn chế nhưng nhìn chung, hầu hết SPCNCL đã có thị trường tiêu thụ khá. Thị trường nội địa ngày càng mở rộng. Nhiều SPCNCL đã có được thị trường xuất khẩu với kim ngạch tăng dần qua từng năm.

Tuy nhiên, quá trình hội nhập đã làm bộc lộ thêm những bất cập mới. Nhiều SPCNCL vẫn ở dạng gia công đơn giản, phụ thuộc nhiều đầu vào nhập khẩu. Năng suất lao động thấp, kỹ năng của nguồn nhân lực cũng như trình độ quản lý của doanh nghiệp còn yếu đã làm giảm năng lực cạnh tranh. Thực hiện các cam kết trong tiến trình hội nhập đã gây nhiều khó khăn và áp lực cho các doanh nghiệp. Hơn nữa, việc SPCNCL Hà Nội phụ thuộc nhiều vào xuất - nhập khẩu cũng đem lại nhiều rủi ro do thị trường biến động khó lường. Bên cạnh đó, mặc dù đã đạt được kết quả nhất định nhưng SPCNCL Hà Nội vẫn chưa tận dụng tốt cơ hội trong hội nhập nhằm thu hút chuyển giao công nghệ tiên tiến, công nghệ cao; chưa thu hút được nhiều doanh nghiệp FDI đầu tư vào sản phẩm công nghiệp hỗ trợ chuyên sâu do dung lượng thị trường nhỏ.

Mặc khác, theo ý kiến của một số chuyên gia, SPCNCL Hà Nội đã và đang phát triển nhưng các doanh nghiệp có SPCNCL chưa tìm được giải pháp phối hợp, liên kết với nhau trong sản xuất để đạt hiệu quả cao.

Hỗ trợ thiết thực

Để tạo điều kiện cho SPCNCL phát triển, trong những năm qua, UBND TP. Hà Nội đã có nhiều cơ chế hỗ trợ, ưu đãi về tài chính, khoa học công nghệ, xúc tiến thương mại đối với các doanh nghiệp có các sản phẩm được công nhận là SPCNCL của thành phố. Cụ thể, Hà Nội đã có cơ chế hỗ trợ lãi suất vay sau đầu tư doanh nghiệp trên 3,5 tỷ đồng, hỗ trợ quỹ từ nguồn khoa học công nghệ hơn 10 tỷ đồng. Hà Nội cũng đã dành trên 3 tỷ đồng cho chương trình xúc tiến thương mại, đưa các doanh nghiệp có các sản phẩm được công nhận là SPCNCL của thành phố tham gia các hội chợ triển lãm trong và ngoài nước để mở rộng thị trường, đẩy mạnh xuất khẩu.

Sản phẩm comple May 10 được khách hàng trong và ngoài nước ưa chuộng

Bên cạnh đó, UBND TP. Hà Nội, trực tiếp là Sở Công Thương, đã thường xuyên tổ chức khảo sát thực tế, đối thoại trực tiếp với các doanh nghiệp có SPCNCL để kịp thời nắm bắt những khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp, kịp thời tháo gỡ hiệu quả, tạo môi trường thuận lợi giúp doanh nghiệp phát triển sản xuất, kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh.

Bước sang giai đoạn 2016 - 2020, với mục tiêu đến năm 2020 trở thành trung tâm công nghiệp công nghệ cao của cả nước, Hà Nội đang tập trung phát triển các SPCNCL. Thành phố chủ trương phát triển có chọn lọc một số ngành công nghiệp có giá trị gia tăng lớn, sử dụng công nghệ cao, phấn đấu đến năm 2020, tăng số lượng sản phẩm được công nhận là SPCNCL lên 150 sản phẩm, đưa Hà Nội trở thành thành phố có nền công nghiệp hiện đại, đầu tàu của khu vực phía Bắc.

Theo ông Đàm Tiến Thắng - Phó Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội, ngoài các giải pháp chung nhằm cải cách, tạo lập môi trường kinh doanh thuận lợi, để thúc đẩy Chương trình phát triển SPCNCL, Hà Nội sẽ quyết liệt thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ. Theo đó, Hà Nội sẽ tiếp tục cải cách thủ tục hành chính trong tất cả các ngành (đặc biệt lĩnh vực thuế, hải quan) theo hướng: Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong thực hiện thủ tục hành chính, giảm thời gian, đơn giản hóa thành phần hồ sơ, nâng cao tinh thần trách nhiệm trong thực thi công vụ của cán bộ, công chức để các thủ tục hành chính ngày càng minh bạch, thuận tiện, công bằng cho doanh nghiệp.

Trong giai đoạn 2016 - 2020, Chương trình phát triển SPCNCL thành phố Hà Nội sẽ chú trọng đến sản phẩm công nghiệp công nghệ cao thuộc các nhóm ngành của các doanh nghiệp tại Khu công nghệ cao Hòa Lạc, bởi đây là công nghệ nguồn, có thể hỗ trợ cho sự phát triển của công nghiệp Hà Nội và cả nước. Những sản phẩm sản xuất từ khu công nghiệp công nghệ cao Hòa Lạc có khả năng cạnh tranh tốt với các sản phẩm quốc tế. Cùng với đó là các sản phẩm công nghiệp tại Khu công nghiệp hỗ trợ Nam Hà Nội (Hanssip). Với quy mô khoảng 600ha, Hanssip là khu công nghiệp chuyên sâu về công nghiệp hỗ trợ công nghệ cao, hàm lượng chất xám cao, hiện đại…

TP. Hà Nội sẽ tiếp tục tăng cường công tác xúc tiến thương mại, đặc biệt là các chương trình xúc tiến thương mại trọng điểm, đẩy mạnh việc tìm kiếm khai thác các thị trường mới nổi, các thị trường mà Việt Nam đã ký kết các hiệp định thương mại đa phương và song phương. Chú trọng khai thác các khu vực cung cấp nguyên phụ liệu, linh kiện phụ tùng, máy móc thiết bị để tận dụng lợi thế khi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) có hiệu lực.

Một vấn đề quan trọng nữa là Hà Nội sẽ đẩy mạnh triển khai thực hiện các chương trình đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ chuyên môn và công nhân kỹ thuật lành nghề, phối hợp với các trường đại học, các trung tâm đào tạo trong và ngoài nước mở các lớp đào tạo cán bộ kỹ thuật, công nhân lành nghề, bảo đảm cung cấp nguồn nhân lực đáp ứng cho các doanh nghiệp sản xuất SPCNCL của thành phố.

Ông Đàm Tiến Thắng - Phó Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội:

Nhà nước chỉ có vai trò định hướng, tạo môi trường kinh doanh công bằng, ổn định, minh bạch. Các doanh nghiệp cần tự vươn lên nâng cao năng lực cạnh tranh bằng nội lực của chính mình bằng cách tích cực đầu tư đổi mới công nghệ, xây dựng và phát triển thương hiệu, tăng cường liên kết, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm.

Lê Kim Liên

Tin cùng chuyên mục

Luật Hoá chất sửa đổi: Định hướng hình thành các khu công nghiệp chuyên ngành

4 tháng năm 2025: Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tăng 8,4%

Cơ hội lớn cho ngành giao thông và công nghiệp hỗ trợ

Bộ Công Thương lấy ý kiến Thông tư hướng dẫn thiết kế cơ sở dự án khai thác khoáng sản

PMI ngành sản xuất của Việt Nam tháng 4 giảm còn 45,6 điểm

Số hoá trong ngành công nghiệp: Doanh nghiệp sản xuất đã sẵn sàng?

Phát triển công nghiệp thời chiến: Xây nền kinh tế, chi viện tiền tuyến

Ninh Bình công bố quy hoạch mới, xác định các động lực tăng trưởng trong tình hình mới

5 giải pháp ‘kích hoạt’ tiềm năng ngành công nghiệp hóa chất

Vượt sóng kinh tế thế giới, Việt Nam chủ động bứt phá

Chuẩn hóa thiết kế mỏ: Bộ Công Thương lấy ý kiến dự thảo thông tư mới

Ninh Bình: Chủ động thích ứng chính sách thuế quan mới của Hoa Kỳ, sát cánh cùng doanh nghiệp xuất khẩu

Tổng hội Cơ khí: Đổi mới tư duy, chủ động hội nhập

Kinh tế tư nhân - lực đẩy cho ngành thép chuyển mình

Hải Phòng: Khởi công xây dựng Khu công nghiệp Tiên Thanh

Động lực tăng trưởng mới từ công nghiệp hỗ trợ Ninh Bình

Tăng trưởng kinh tế lan tỏa từ các ‘trụ cột’ công nghiệp địa phương

Quảng Ngãi tính chuyện lấn biển làm sân bay Lý Sơn

Việt Nam sắp có ray thép cho đường sắt tốc độ cao và công nghiệp quốc phòng

Doanh nghiệp cơ khí trong nước có thể chế tạo được đầu máy, toa xe