Thứ năm 02/01/2025 00:17

Kinh tế số: Kỳ vọng đạt 45 tỷ USD vào năm 2025

Nền kinh tế kỹ thuật số của Việt Nam dự kiến sẽ tăng trưởng 20%/năm trong giai đoạn 2023 - 2025 và đang trên đà đạt khoảng 45 tỷ USD vào năm 2025.

Theo báo cáo của Google, nền kinh tế kỹ thuật số của Việt Nam dự kiến sẽ tăng trưởng 20%/năm trong giai đoạn 2023 - 2025 và đang trên đà đạt khoảng 45 tỷ USD vào năm 2025, nhanh nhất Đông Nam Á. Các chuyên gia nhận định, với dân số trẻ, khả năng chuyển đổi số người tiêu dùng diễn ra mạnh mẽ, sức tiêu dùng số ngày càng tăng là cơ sở để Việt Nam đạt mức tăng trưởng như kỳ vọng.

Thương mại điện tử Việt Nam tăng trưởng số 1 thế giới

Theo Bộ Công Thương,thương mại điện tử Việt Nam đang trải qua giai đoạn 10 năm phát triển rực rỡ. Thương mại điện tử tiếp tục giữ vững vị trí top đầu thế giới về tốc độ tăng trưởng, tạo động lực phát triển kinh tế số và dẫn dắt chuyển đổi số, với quy mô năm 2023 dự kiến đạt 20,5 tỷ USD, tăng khoảng 4 tỷ USD (tương đương 25%) so với năm 2022.

Ảnh: Nam Hải

Hiện nay, thương mại điện tử ngày càng khẳng định là cấu phần quan trọng của nền kinh tế số tại Việt Nam. Cùng với đó, thị trường thương mại điện tử nước ta cũng đã hình thành các hệ thống cung ứng dịch vụ thứ cấp cho thị trường bao gồm: Dịch vụ nền tảng công nghệ hỗ trợ giao dịch thương mại điện tử, marketing, truyền thông tiếp thị trực tuyến, chuyển phát... Sự kết nối và chia sẻ của các hệ thống cung ứng dịch vụ này ngày càng giúp tối ưu quy trình liên kết giữa nhà sản xuất với người tiêu dùng. Đánh giá về sự tăng trưởng của thương mại điện tử, ông Nguyễn Bình Minh - đại diện Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam - cho rằng, tăng trưởng của thương mại điện tử trong những năm qua cho thấy xu hướng tiêu dùng đã có sự thay đổi, khả năng tiếp cận và ứng dụng công nghệ thông tin của người tiêu dùng ngày càng cao hơn.

Theo Ths. Nguyễn Bình Minh, với cơ cấu dân số trẻ, khả năng chuyển đổi số diễn ra mạnh mẽ, sức tiêu dùng số ngày càng tăng. Nền tảng hạ tầng cũng được nâng cấp liên tục tạo nhiều cơ hội mới cho doanh nghiệp tham gia thị trường. Bên cạnh đó, hành lang pháp lý của Việt Nam cũng đã có nhiều sự điều chỉnh kịp thời, tạo điều kiện cho thương mại điện tử phát triển thuận lợi và đúng định hướng. "Với nhiều động lực trong quan hệ kinh tế quốc tế, vị thế của Việt Nam trên thị trường hiện nay cũng ngày càng lên cao, nền kinh tế số chắc chắn sẽ tiếp tục tăng trưởng nhanh và ổn định trong những năm tới. Theo đó, dự báo về sự tăng trưởng của nền kinh tế số đạt khoảng 45 tỷ USD vào năm 2025 hoàn toàn khả thi" - ông Nguyễn Bình Minh nhận định.

5 yếu tố thúc đẩy thương mại điện tử phát triển bền vững

Bên cạnh những kết quả tích cực, cùng với sự phát triển quá nhanh đã và đang khiến thương mại điện tử đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức như: Đảm bảo nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa; đảm bảo an toàn, an ninh thông tin cá nhân; hạ tầng logistics thương mại điện tử còn chưa đáp ứng kịp tốc độ tăng trưởng của thị trường; niềm tin của người tiêu dùng trong giao dịch trực tuyến...

Nhằm từng bước giải quyết các khó khăn, thách thức trong thương mại điện tử, đáp ứng sự tăng trưởng như kỳ vọng, chia sẻ về giải pháp, bà Lê Hoàng Oanh - Cục trưởng Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương) - cho biết, để thương mại điện tử phát triển bền vững, cần phải đảm bảo 5 yếu tố:

Thứ nhất, yếu tố đầu tiên để có sự phát triển bền vững của thương mại điện tử là phải duy trì tốc độ tăng trưởng tích cực, ổn định. Thời gian qua, thương mại điện tử tăng trưởng rất mạnh. Trải qua nhiều "làn sóng" phát triển, thương mại điện tử Việt Nam đến nay đã giữ được tốc độ tăng trưởng liên tục trong 15 năm qua với trung bình 20%/năm, trừ giai đoạn ảnh hưởng bởi Covid-19.

Các loại hàng hóa, dịch vụ thường được người tiêu dùng mua sắm trực tuyến nhiều nhất là quần áo, giày dép và mỹ phẩm... Ảnh minh họa

Bên cạnh hành lang pháp lý, các chính sách phát triển cũng cần được xây dựng và triển khai. Các bên liên quan như doanh nghiệp lớn trong ngành, doanh nghiệp hạ tầng cần chung tay với cơ quan quản lý nhà nước, gương mẫu, đi đầu, hỗ trợ doanh nghiệp; sử dụng lợi thế của thương mại điện tử để nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh.

Thứ hai, để đảm bảo sự phát triển thương mại điện tử bền vững, cần sự cân bằng và hài hòa lợi ích các bên liên quan, từ doanh nghiệp sản xuất, nền tảng thương mại điện tử, đơn vị dịch vụ chuyển phát, thanh toán, người tiêu dùng... Đồng thời, thu hẹp dần khoảng cách, tiến tới cân bằng sự phát triển thương mại điện tử, giữa các vùng miền. Đảm bảo liên kết vùng trong phát triển thương mại điện tử.

Điều này có nghĩa, việc đầu tư, phát triển các hạ tầng hỗ trợ như logistics, hạ tầng công nghệ, cũng như các hoạt động đào tạo, nâng cao năng lực cho người lao động, cần chú trọng phát huy tính liên kết vùng, lợi thế vùng nguyên liệu, nguồn lao động tại khu vực chứ không chỉ mạnh địa phương nào địa phương đó phát triển. Phát triển chuỗi liên kết và cung ứng trong vùng sẽ tạo ra được sức mạnh tổng thể cho sản phẩm địa phương có đủ sức cạnh tranh khi tham gia vào thị trường thương mại điện tử.

Thứ ba, phát triển xanh. Thương mại điện tử cũng là lĩnh vực có thể đóng góp nhiều vào việc tiết kiệm năng lượng và giảm thiểu rác thải độc hại cho môi trường. Với việc tối ưu hóa quy trình kinh doanh, quy trình giao vận, thương mại điện tử sẽ giảm một lượng lớn khí thải phương tiện ra môi trường, đồng thời tiết kiệm được năng lượng tiêu thụ hao phí.

Cùng với người tiêu dùng, các sàn thương mại điện tử, các nền tảng số có thể khuyến khích các sản phẩm xanh, ưu tiên sử dụng các sản phẩm bảo vệ môi trường. Bằng hệ thống công nghệ thông tin, các doanh nghiệp cũng có thể hình thành quy trình kiểm soát, đánh giá việc thực hiện các quy trình xanh, nâng cao nhận thực của toàn hệ thống về bảo vệ môi trường.

Thứ tư, phát triển thương mại điện tử bền vững không thể thiếu yếu tố niềm tin. Trong 10 năm qua, mặc dù thị trường thương mại điện tử Việt Nam đã phát triển rất nhanh về lượng, nhưng lý do lớn nhất mà người tiêu dùng vẫn coi là trở ngại khi mua hàng trực tuyến vẫn là “chất lượng kém so với quảng cáo”, “không tin tưởng đơn vị bán hàng”, “khó kiểm định chất lượng hàng hóa”.

Từ góc độ cơ quan quản lý nhà nước, bên cạnh việc thường xuyên thanh tra, kiểm tra, giám sát, để thay đổi được thực trạng này, cần tiếp tục hoàn thiện pháp luật cạnh canh trên môi trường thương mại điện tử; hoàn thiện quy định pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; thường xuyên thanh tra, kiểm tra, giám sát để kịp thời phát hiện và xử lý vi phạm; xây dựng các quy tắc, chuẩn mực kinh doanh trên môi trường mạng.

Thứ năm, nguồn nhân lực. Thương mại điện tử là lĩnh vực mới, đang phát triển nhanh tuy nhiên quy mô nguồn nhân lực chưa theo kịp nhu cầu phát triển của thương mại điện tử. Ước tính, chỉ có 30% nhân lực tại các công ty cung cấp giải pháp thương mại điện tử hiện nay được đào tạo chính quy. Điều này cũng khiến nhu cầu về nhân lực thương mại điện tử còn rất lớn, nếu không đảm bảo, rất khó phát triển bền vững.

Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số nhận định, hiện nay là thời điểm chín muồi để cùng tiến hành chuyển đổi toàn diện cho thị trường thương mại điện tử Việt Nam.
Đỗ Nga
Bài viết cùng chủ đề: thương mại điện tử

Tin cùng chuyên mục

Phở sắn nguyên chất Caromi: Tinh hoa ẩm thực trên Sàn Việt

Thương mại điện tử thổi luồng sinh khí mới cho hợp tác xã

Mật ong Cẩm Tú - Tinh hoa từ vườn nhãn lên sàn thương mại điện tử

Trung bình 1 người tiêu dùng Việt Nam mua hàng trực tuyến 4 lần/tháng

Nấm Mối Đen Uyên Khang: Khẳng định thương hiệu nhờ sàn thương mại điện tử

Đúc rút thực tiễn kịp thời để thúc đẩy sản xuất, kinh doanh

Thương mại điện tử: Khẳng định vai trò tiên phong trong nền kinh tế số

Đà Nẵng: Ứng dụng thương mại điện tử, hướng đi mới cho tiểu thương chợ truyền thống

Thương mại điện tử: Đường dài không mấy dễ đi

Gia Lai: Ngành Công Thương đẩy mạnh xúc tiến thương mại gắn với chuyển đổi số

Hà Nội đồng hành, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ

Bộ Công Thương tích cực đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt

Gia Lai: Tăng cơ hội tiếp cận thương mại điện tử cho doanh nghiệp nhỏ và vừa

Thương mại điện tử: 'Cuộc đua' tiếp tục sôi động

Nước mắm Ngọc Lan: Thương hiệu vươn xa nhờ thương mại điện tử

Hỗ trợ doanh nghiệp Hải Phòng tham gia vào các nền tảng xuất nhập khẩu trực tuyến

Người tiêu dùng Việt vào top 11 thế giới về mua hàng online

TET to the TOP 2025: Khai phá tiềm năng kinh doanh từ TikTok

Cá khoai rim Đầm Sen 'chiếm sóng' thị trường trong nước nhờ thương mại điện tử

80% người tiêu dùng trực tuyến đánh giá thương mại điện tử gây ra tác động xấu tới môi trường