Thứ tư 14/05/2025 12:43

Hà Giang: Hoạt động thương mại, dịch vụ chuyển biến tích cực

Năm 2024, thị trường sản xuất, kinh doanh thương mại, dịch vụ tại Hà Giang chuyển biến tích cực. Hàng hóa đa dạng, phong phú đáp ứng được nhu cầu của người dân.

Thị trường hàng hóa ổn định

Năm vừa qua, mặc dù ảnh hưởng nặng nề do thiên tai gây ra nhưng thị trường hàng hóa trên địa bàn Hà Giang vẫn được duy trì và phát triển ổn định. Hoạt động sản xuất, kinh doanh thương mại, dịch vụ đã có nhiều chuyển biến tích cực. Hàng hóa đa dạng, phong phú về chủng loại, đảm bảo về chất lượng cung ứng đầy đủ, đáp ứng được nhu cầu mua sắm của người tiêu dùng; không xảy ra hiện tượng găm hàng, tăng giá bất hợp lý. Các hoạt động du lịch, dịch vụ diễn ra sôi động và có bước phát triển mạnh được du khách trong nước và quốc tế đến tham quan và trải nghiệm.

Các Đội Quản lý thị trường thường xuyên bám địa bàn, kiểm tra, kiểm soát lượng hàng hóa lưu thông tại tỉnh Hà Giang. (Ảnh: Cục QLTT Hà Giang)

Ngay từ đầu năm, lực lượng quản lý thị trường (QLTT) Hà Giang bám sát chỉ đạo của Tổng cục Quản lý thị trường, UBND tỉnh, Ban Chỉ đạo 389 Hà Giang về triển khai công tác quản lý thị trường năm 2024. Cục đã ban hành kế hoạch công tác năm, kế hoạch kiểm tra định kỳ, kế hoạch chuyên đề và công văn đăng ký chỉ tiêu thi đua để các Đội tập trung, đoàn kết, nỗ lực trong công tác tổ chức thực hiện hoạt động kiểm tra, kiểm soát, hoàn thành tốt kế hoạch đề ra và vượt 126,1% kế hoạch chỉ tiêu định hướng năm 2024.

Ông Vũ Quốc Khánh – Cục trưởng Cục Quản lý thị trường Hà Giang cho biết: “Thời gian qua, chúng tôi đã phối hợp với các sở, ban, ngành trên địa bàn theo dõi chặt chẽ diễn biến giá cả thị trường, mở nhiều đợt kiểm tra, kiểm soát chống buôn lậu, kinh doanh hàng gian, hàng giả, chống đầu cơ, găm hàng; tăng cường kiểm tra chặt chẽ các phương tiện đo lường, chất lượng, ghi nhãn hàng hóa của các tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất, kinh doanh trên địa bàn”.

Kết quả, năm 2024, Cục Quản lý thị trường Hà Giang đã kiểm tra 752 vụ (giảm 107 vụ), đạt 87,5 % so với cùng kỳ năm 2023. Số vụ xử phạt vi phạm hành chính: 568 vụ với 586 hành vi vi phạm (giảm 132 vụ) (thuộc thẩm quyền của quản lý thị trường 567 vụ; thẩm quyền UBND 01 vụ), đạt 81,14% so với cùng kỳ năm 2023. Số tiền nộp ngân sách nhà nước là 2.522.261.625 đồng, đạt 95,75% so với cùng kỳ năm 2023; tăng 126,1 % so với kế hoạch giao chỉ tiêu định hướng năm 2024.

Bên cạnh những kết quả đạt được, vẫn còn tồn tại một số hạn chế như: việc áp dụng hệ thống xử phạt vi phạm hành chính (INS) của một số đơn vị còn lúng túng nên hiệu quả kiểm tra, kiểm soát thị trường chưa cao.

Hiệu quả công tác xử lý vi phạm hành chính trong công tác chống buôn lậu, hàng cấm, hàng giả chưa cao; trách nhiệm và trình độ năng lực của một số công chức quản lý thị trường chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ chuyên môn.

Lực lượng quản lý thị trường Hà Giang chủ trì và giám sát việc tiêu huỷ các sản phẩm là hàng hoá vi phạm. (Ảnh: Cục QLTT Hà Giang)

Tăng cường kiểm tra, kiểm soát thị trường

Trong năm 2025, Cục Quản lý thị trường Hà Giang tiếp tục quán triệt, thực hiện nghiêm túc Chỉ thị, Công điện của Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Công Thương về tăng cường chấn chỉnh kỷ luật, kỷ cương, đạo đức công vụ cho toàn thể công chức, người lao động trong đơn vị. Đồng thời, tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính, nâng cao chất lượng hoạt động công vụ của công chức, nhất là thực hiện nghiêm túc bản cam kết đối với trách nhiệm người đứng đầu, của công chức và người lao động.

Tiếp tục triển khai nghiêm túc, có hiệu quả các văn bản của Tổng cục Quản lý thị trường, UBND tỉnh, Ban Chỉ đạo 389 Hà Giang, văn bản của các cấp về tăng cường kiểm tra, kiểm soát chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.

Thời gian tới, Cục Quản lý thị trường Hà Giang sẽ tăng cường kiểm tra, kiểm soát và xử lý vi phạm hành chính đối với hàng hóa nhập lậu, hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, hàng không đảm bảo về an toàn thực phẩm và các vi phạm trong lĩnh vực thương mại điện tử, xuất xứ hàng hóa trên môi trường thương mại điện tử, rượu, nguyên liệu thuốc lá, các sản phẩm thuốc lá, xăng xầu, khí hóa lỏng, thực phẩm chức năng, sản phẩm thời trang, mỹ phẩm, điện tử, thực phẩm, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản… và nhóm sản phẩm thuộc phạm vi quản lý của Bộ Công Thương.

“Đơn vị sẽ xử lý nghiêm đối với các hành vi lợi dụng hoạt động thương mại điện tử để kinh doanh hàng hóa nhập lậu, hàng giả, hàng cấm, hàng hóa không rõ nguồn gốc; nâng cao hiệu quả công tác thu thập thông tin, phát hiện những vấn đề nổi cộm, những phương thức, thủ đoạn hoạt động mới của các đối tượng” - ông Vũ Quốc Khánh nhấn mạnh.

Đồng thời, đẩy mạnh công tác kiểm tra, kiểm soát, tuyên truyền phổ biến pháp luật đối với các lĩnh vực, mặt hàng thiết yếu tác động đến kinh tế - xã hội, sản xuất trong nước và quyền lợi người tiêu dùng. Chủ trì phối kết hợp giữa các sở, ban, ngành, các cấp và các lực lượng chức năng trong công tác phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả nhằm xử lý nghiêm các vấn đề, vụ việc phát sinh, nổi cộm được phát hiện xảy ra trên địa bàn.

Bám sát chỉ đạo của Tổng cục Quản lý thị trường, UBND tỉnh, Ban Chỉ đạo 389 Hà Giang về triển khai công tác quản lý thị trường, ngay từ đầu năm 2024. Cục QLTT Hà Giang đã ban hành kế hoạch công tác năm, kế hoạch kiểm tra định kỳ, kế hoạch chuyên đề và công văn đăng ký chỉ tiêu thi đua để các Đội QLTT tập trung, nỗ lực trong công tác tổ chức thực hiện hoạt động kiểm tra, kiểm soát, hoàn thành tốt kế hoạch đề ra.
Đức Lâm
Bài viết cùng chủ đề: thương mại điện tử

Tin cùng chuyên mục

Mãn nhãn 'đại tiệc' pháo hoa trên bầu trời Hải Phòng

Chủ tịch nước Lương Cường: Hải Phòng có cơ hội to lớn, đi đầu cả nước trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa

Hải Phòng: Hào hùng 70 năm giải phóng và đón nhận danh hiệu “Thành phố Anh hùng”

Hà Nội triển khai giải pháp cung ứng điện mùa cao điểm

Chùm ảnh: Hải Phòng khánh thành Bến cảng Container quốc tế vốn đầu tư gần 7.000 tỷ đồng

TRỰC TIẾP: Khai mạc Lễ hội Hoa Phượng Đỏ - Hải Phòng 2025

Ý tưởng xây dựng khu công nghiệp kiểu mẫu Việt - Hàn tại Hà Nội

Điện Biên triển khai “bốn tại chỗ” ứng phó thiên tai

Bảo hiểm xã hội Hưng Yên: Đẩy mạnh cải cách TTHC, hướng tới sự hài lòng của người dân

Đề xuất bổ sung kinh phí cho Khu công nghệ số Hậu Giang

Đoàn kiểm tra liên ngành về an toàn thực phẩm làm việc tại Lai Châu

Đà Nẵng ưu tiên tuyển sinh con em cán bộ, công chức tỉnh Quảng Nam

Tiền Giang - Ninh Bình: Nhiều dư địa xúc tiến đầu tư công nghiệp

Đà Nẵng đầu tư trăm tỷ mở rộng phố du lịch

Hải Phòng: Gắn biển đường mang tên đồng chí Đỗ Mười

Ninh Thuận: Tăng tốc thu hút đầu tư, phát huy hiệu quả chính sách tín dụng

Lịch cúp điện Tiền Giang từ ngày 14-16/5/2025

Đoàn nghệ thuật Ninh Ba mang nhiều tiết mục tới 'thành phố Cảng'

Hải Phòng: Nhiều địa danh gắn với ký ức lịch sử hào hùng

Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Ngày hội cua Cà Mau 2025