Nhật Bản đang làm gì để lấy lại vị thế cường quốc kinh tế thế giới?

Nhờ những thay đổi về chính sách kinh tế, tiền lương, nhân lực và văn hóa, Nhật Bản đang dần lấy lại vị thế cường quốc kinh tế của mình.
Thủ tướng tiếp Đại sứ Nhật Bản: 5 điểm hơn trong quan hệ song phương Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên tiếp và làm việc với Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam Tại sao ông trùm công nghệ Nhật Bản chi gần 1 tỷ USD để mua chip AI từ Hoa Kỳ?

Còn nhớ vào những năm 1970, nền kinh tế Nhật Bản đã có sự đột phá sau khi các chính sách công nghiệp thời hậu chiến bắt đầu có kết quả, nhờ sự giúp đỡ của chính phủ Mỹ trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh. Thậm chí, đến thập niên 80, Mỹ coi Nhật Bản là một mối đe dọa về kinh tế ở mức độ gần giống như Liên Xô (mối đe dọa về quân sự). Tuy vậy, những nỗi sợ hãi đó đã biến mất vào thập niên 90 khi Nhật Bản bắt đầu có dấu hiệu suy thoái.

Người Nhật gọi quãng thời gian này là “Thập niên Mất mát”. Ngay trước khi thập niên 90 bắt đầu, tỉ số NIkkei 225 - đại diện cho những doanh nghiệp nổi bật nhất thị trường chứng khoán Nhật Bản, đã đạt mức cao nhất mọi thời đại. Nhưng sau đó, bong bóng tài sản của nước này sụp đổ, do các chính sácđầu cơ và tín dụng lỏng lẻo của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản đã đẩy giá bất động sản và cổ phiếu quá cao. Đến giữa thập niên 90, Nhật Bản bắt đầu giảm phát, dẫn đến chi tiêu kinh doanh, tiêu dùng và tiền lương của người dân nước này trì trệ. Một “Thập niên Mất mát” sau đó đã biến thành hai, thành ba, khi nước Nhật đã liên tục phải hứng chịu những khó khăn từ thiên tai, bất ổn chính trị và dân số già hóa.

Nhật Bản đang làm gì để lấy lại vị thế cường quốc kinh tế thế giới?

Sàn chứng khoán Nhật Bản vào đầu thập niên 90, khi bong bóng tài sản nước này sụp đổ.
Nguồn ảnh: Wall Street Journal

Tưởng như “Thập niên Mất mát” sẽ tiếp tục kéo dài, nhưng đến đầu năm nay, một điều bất ngờ đã xảy ra. Vào ngày 22 tháng 2 vừa qua, chỉ số Nikkei 225 đóng cửa ở mức 39.098,68, phá vỡ kỷ lục vào cuối thập niên 80. Theo nhà phân tích Gearoid Reidy từ Bloomberg, đây không những là một cột mốc về kinh tế mà đồng thời là kết quả của “những thay đổi chính sách cần mẫn” từ chính phủ Nhật Bản. “Không chỉ có sự đột phá của thị trường, mọi thứ từ người lao động, cho đến thị trường tài chính và doanh nghiệp, và thậm chí là nền văn hóa đại chúng đã chứng minh rằng Nhật Bản đã vượt qua suy thoái” - ông Gearoid Reidy nói.

Nhật Bản đã phục hồi như thế nào?

Theo ông Gearoid Reidy, quá trình phục hồi của Nhật Bản bắt đầu từ nhiệm kỳ thứ 2 của cố Thủ tướng Abe Shinzo với chính sách kinh tế mang tên của ông, còn gọi là “Abenomics”. Mục tiêu của chương trình kinh tế này là kích thích tăng trưởng kinh tế thông qua chi tiêu chính phủ và mua trái phiếu ngân hàng trung ương. Nhiệm kỳ của ông Abe cũng chứng kiến việc ban hành quy tắc quản trị doanh nghiệp đầu tiên tại Nhật Bản, bao gồm các biện pháp tăng cường định giá và tính minh bạc cho các tập đoàn lớn.

Chính sách kinh tế nổi bật nhất dưới thời ông Abe Shinzo có lẽ là hành động đặt lãi suất tiền gửi Ngân hàng Trung ương Nhật Bản từ mức 0 xuống mức âm, một điều chưa từng có trong lịch sử quốc gia này. Thực tế, mặc dù chính sách này đã để lại nhiều hậu quả đáng kể, nó đã giúp ổn định đồng yên và xuất khẩu. Chính sách này cũng đã đạt mục tiêu đánh bại tình trạng giảm phát và đạt tỷ lệ lạm phát 2%, qua đó sẽ duy trì mức tăng lương mới. Hiện nay, lạm phát Nhật Bản đang ở mức 2,6%, và ngân hàng trung ương nước này cuối cùng đã nâng lãi suất.

Cố Thủ tướng Nhật Bản Abe Shinzo. Nguồn ảnh: AFP
Cố Thủ tướng Nhật Bản Abe Shinzo. Nguồn ảnh: AFP

Sau ông Abe Shinzo, Thủ tướng Nhật Bản đương nhiệm Kishida Fumio đang tiếp tục những cải cách kinh tế, đặc biệt về tiền lương. Thực tế, trong “Thập niên Mất mát”, mức lương trung bình của người Nhật không hề tăng do người lao động chú trọng vào các việc làm ổn định. Thêm vào đó là yếu tố suy thoái kinh tế đã khiến người dân nước này đã tích trữ tiền mặt thay vì chi tiêu, qua đó làm trầm trọng thêm tình trạng giảm phát. Tuy vậy, vào đầu năm nay, các công ty lớn tại Nhật đã đồng ý mức nâng lương nhiều nhất trong ba thập kỷ, và ông Kishida Fumio đã đóng vai trò rất lớn trong việc khuyến khích các công ty này. “Từ năm sau trở đi, chúng tôi sẽ đảm bảo vững chắc rằng mức tăng lương vượt quá mức tăng lạm phát.” - Ông Kishida Fumio đã nói.

Tình trạng thiếu lao động trầm trọng của nước này cũng đang dần thay đổi. Nếu như trước đây, Nhật Bản đã chuyển sang tuyển dụng những người về hưu để giải quyết tình trạng thiếu lao động, thì hiện nay nước này đang sẵn sàng chào đón các lao động từ nước ngoài. Số người lao động nước ngoài tại nước này đã lên đến con số hơn 2 triệu, tăng gấp đôi sau vòng một thập kỷ nhờ những chính sách mở rộng thị thực và giảm bớt thủ tục từ chính phủ Nhật Bản.

Người Nhật trẻ hơn cũng đang sẵn sàng chấp nhận nhiều rủi ro hơn so với thế hệ trước. Những sinh viên có trình độ cao tại nước này đang dần từ bỏ con đường làm công ăn lương cấp cao truyền thống tại các ngân hàng, doanh nghiệp hay các cơ quan nhà nước. Thay vào đó, họ đang lựa chọn gia nhập vào hoặc thành lập các công ty khởi nghiệp. Thậm chí, ngay cả các quan chức của nước này cũng đang nghỉ việc với số lượng kỷ lục để theo đuổi công việc ở khu vực tư nhân.

Và không chỉ các ngành công nghiệp của Nhật Bản này đã thay đổi, mà nền văn hóa đại chúng của nước này đã chuyển biến rất nhiều từ “Thập niên Mất mát”, và đang biến thành một loại “quyền lực mềm” lớn. Nếu như Nhật Bản từng thống trị thương mại toàn cầu bằng các sản phẩm công nghệ, thì hiện nay, những ấn phẩm truyện tranh và hoạt hình Nhật Bản (còn gọi là manga và anime) đang làm văn hóa Nhật trở thành một "cơn sốt" trên toàn thế giới. So sánh với nền công nghiệp K-pop của Hàn Quốc - được định giá khoảng 5 tỷ USD, thị trường anime đang có giá trị gấp tới 6 lần, khoảng 30 tỷ USD, và sẽ dự đoán tăng hơn gấp đôi trong vòng một thập kỷ tới.

Và chính cơn sốt này đang thúc đầy nhiều khách du lịch đến Nhật Bản. Theo Bloomberg, dự kiến Nhật Bản sẽ đón khoảng 33 triệu du khách trong năm nay, gấp 7 lần so với hai thập kỷ trước. Chỉ trong tháng 3, đã có 3,1 triệu du khách đến Nhật Bản để ngắm hoa anh đào. Theo số liệu thống kê từ sở du lịch Nhật Bản, du khách tại Nhật đã chi tiêu tổng cộng là 11,3 tỷ USD từ tháng 1 đến tháng 3 năm nay. Qua trang Bloomberg, ông Gearoid Reidy đã nhận xét: “Ngành du lịch đã tạo nên sự khác biệt giữa “Thập niên Mất mát” và ngày nay, và có lẽ là câu chuyện thành công kinh tế lớn nhất của Nhật Bản trong 30 năm qua.”

Nhật Bản đang làm gì để lấy lại vị thế cường quốc kinh tế thế giới?
Du khách đến thăm Nhật Bản tăng mạnh từ đầu năm đến nay. Nguồn ảnh: NHK

Tuy vậy, vẫn còn rất nhiều khó khăn chờ đợi nước Nhật ở phía trước. Thực tế, nhiều người Nhật đã tỏ thái độ bàng quang khi chỉ số Nikkei 225 đạt kỷ lục, do nhận thức rằng nền kinh tế của nước mình đang phụ thuộc vào vốn đầu tư nước ngoài. Sự phát triển kinh tế trong tương lai có thể chỉ mang lại lợi ích cho một số tầng lớp ưu tú, dẫn đến tình trạng bất bình đẳng lớn dần tại quốc gia này. Và mặc dù đồng yên yếu hơn đang thu hút khách du lịch đến Nhật Bản, nhưng nó cũng là dấu hiệu cho thấy mức lương của người Nhật vẫn còn trì trệ. Bất chấp các quyết định gần đây về nâng mức tiền lương, mức lương thực tế vẫn không thể theo kịp được lạm phát.

Nhưng ông Gearoid Reidy vẫn giữ thái độ lạc quan. Là một người đã sinh sống và làm việc tại Nhật từ lúc “Thập niên Mất mát” bắt đầu cho đến nay, ông đã chứng kiến nước Nhật thay đổi và phát triển rất nhiều. Theo ông, chính điều này đã thể hiện sức mạnh và sức bền bỉ hiếm có mà chính cả người Nhật cũng không nhận ra. Kết lại bài phân tích trên trang Bloomberg, ông nói: “Ba mươi năm là một khoảng thời gian dài đối với một đất nước nhưng ngay cả những gì dài nhất và buồn tẻ nhất cũng không thể kéo dài mãi mãi”.

Phú Quý (theo Bloomberg)
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: lạm phát

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Chiến sự Nga-Ukraine tối 7/5: UAV Nga trút

Chiến sự Nga-Ukraine tối 7/5: UAV Nga trút 'bão lửa' vào Ukraine

Hơn 1.300 UAV Nga dội xuống Ukraine chỉ trong 1 ngày; lính Ukraine tháo chạy khỏi Lugansk... là những tin nóng có trong bản tin chiến sự Nga-Ukraine tối 7/5.
Nga nâng cấp xe tăng T-90M và trình làng UAV tự sát thế hệ mới

Nga nâng cấp xe tăng T-90M và trình làng UAV tự sát thế hệ mới

Tin công nghiệp quốc phòng ngày 7/5: Nga vừa trang bị chiến đấu với mẫu UAV tự sát "Sản phẩm 51" và "Sản phẩm 52" mạnh mẽ hơn.
Thông tin mới về Ấn Độ tấn công tên lửa vào Pakistan

Thông tin mới về Ấn Độ tấn công tên lửa vào Pakistan

Rạng sáng 7/5 (theo giờ Việt Nam), Ấn Độ đã tiến hành không kích vào nhiều địa điểm trên lãnh thổ Pakistan và khu vực Kashmir do Pakistan quản lý.
Tin thuế quan ngày 7/5: Hoa Kỳ thúc đẩy bước đi chiến lược, đẩy mạnh sản xuất thuốc trong nước

Tin thuế quan ngày 7/5: Hoa Kỳ thúc đẩy bước đi chiến lược, đẩy mạnh sản xuất thuốc trong nước

Tổng thống Donald Trump ký lệnh thúc đẩy sản xuất thuốc; nhiều tập đoàn Nhật Bản vẫn hút đầu tư... là những thông tin có trong tin thuế quan ngày 7/5.
Chiến sự Nga-Ukraine tối 6/5: Ukraine bất ngờ tấn công Kursk, Nga tung đòn đáp trả

Chiến sự Nga-Ukraine tối 6/5: Ukraine bất ngờ tấn công Kursk, Nga tung đòn đáp trả

Nga tung đòn đáp trả UAV Ukraine; phòng tuyến Ukraine “rạn nứt” ở Konstantinovka... là những tin nóng được cập nhật trong bản tin chiến sự Nga-Ukraine tối 6/5.

Tin cùng chuyên mục

Saudi Arabia chi khủng mua tên lửa không đối không AIM-120C-8

Saudi Arabia chi khủng mua tên lửa không đối không AIM-120C-8

Tin công nghiệp quốc phòng ngày 6/5: Saudi Arabia chi khủng mua vũ khí với số tiền dự toán khoảng 3,5 tỷ USD, bao gồm tên lửa không đối không AIM-120C-8.
Chiến sự Nga-Ukraine tối 5/5: Nga siết vòng vây Kotliarivka

Chiến sự Nga-Ukraine tối 5/5: Nga siết vòng vây Kotliarivka

Quân đội Nga siết vòng vây Kotliarivka; Belovody thất thủ, Nga áp sát biên giới Ukraine;... là những tin nóng có trong bản tin chiến sự Nga-Ukraine tối 5/5.
Chiến sự Nga-Ukraine sáng 5/5: Nga

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 5/5: Nga 'dội mưa bom' vào Konstantinovka

Nga siết vòng vây Konstantinovka; chặn đứng đòn tấn công vào Crimea ... là những thông tin "nóng" được cập nhật trong bản tin chiến sự Nga-Ukraine sáng 5/5.
Chiến sự Nga-Ukraine tối 4/5: Nga tạo

Chiến sự Nga-Ukraine tối 4/5: Nga tạo 'lá chắn điện' ở Crimea

Nga tạo "lá chắn điện" ở Crimea; Ukraine tuyên bố bắn rơi tiêm kích Su-30 Nga;... là những tin nóng có trong bản tin chiến sự Nga-Ukraine tối 4/5.
Chiến sự Nga-Ukraine sáng 4/5: Ukraine

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 4/5: Ukraine 'nghẹt thở' ở Minograd

Ukraine "nghẹt thở" ở Minograd; tiểu đoàn đột kích Ukraine phá hủy loạt khí tài Nga... là những tin "nóng" về tình hình chiến sự Nga-Ukraine cập nhật sáng 4/5.
Chiến sự Nga-Ukraine tối 3/5: Nga siết vây lính Ukraine ở Donetsk

Chiến sự Nga-Ukraine tối 3/5: Nga siết vây lính Ukraine ở Donetsk

Nga giăng bẫy lớn, siết vây lính Ukraine ở Donetsk; Ukraine tăng tốc “vũ khí phản đòn” Nga... là những thông tin nóng về tình hình chiến sự Nga-Ukraine tối 3/5.
Hy Lạp giới thiệu phương án nâng cấp xe bọc thép M113

Hy Lạp giới thiệu phương án nâng cấp xe bọc thép M113

Tin công nghiệp quốc phòng ngày 3/5: Hy Lạp giới thiệu phương án nâng cấp xe bọc thép M113 với việc tăng cường hỏa lực, giáp bảo vệ theo tiêu chuẩn hiện đại.
Chiến sự Nga-Ukraine sáng 3/5: Nga dội bão UAV xuống Zaporizhia

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 3/5: Nga dội bão UAV xuống Zaporizhia

Zaporizhia hứng đòn UAV của Nga; quân đội Nga tấn công dọc chiến tuyến Bogatyr... là những tin nóng được cập nhật trong bản tin chiến sự Nga-Ukraine sáng 3/5.
Chiến sự Nga-Ukraine tối 2/5: Nga truy quét lính Ukraine ở Kursk

Chiến sự Nga-Ukraine tối 2/5: Nga truy quét lính Ukraine ở Kursk

Nga truy quét tàn quân Ukraine ở Kursk; Quân đội Nga siết vây Belovody;... là những thông tin nóng được cập nhật bản tin chiến sự Nga-Ukraine tối 2/5.
Ba Lan chi

Ba Lan chi 'khủng' hiện đại hóa phi đội máy bay F-16

Tin công nghiệp quốc phòng ngày 2/5: Ba Lan chi khủng hiện đại hóa phi đội máy bay F-16 lên chuẩn Viper sau khi được Mỹ chấp thuận cung cấp tên lửa tầm xa mới.
Hàn Quốc đưa ra khái niệm về máy bay chiến đấu mới

Hàn Quốc đưa ra khái niệm về máy bay chiến đấu mới

Tin công nghiệp quốc phòng ngày 1/5: Hàn Quốc đưa ra khái niệm về máy bay chiến đấu thế hệ thứ 6 khi các hình ảnh mới nhất do hãng Hanwha Aerospace công bố.
Chiến sự Nga-Ukraine tối 29/4: Quân đội Nga kiểm soát sông Dnieper

Chiến sự Nga-Ukraine tối 29/4: Quân đội Nga kiểm soát sông Dnieper

Kiev từ chối ngừng bắn; quân đội Nga áp sát Kherson, kiểm soát sông Dnieper;... là những thông tin chính có trong bản tin chiến sự Nga-Ukraine tối 29/4.
Nga giới thiệu xe tăng

Nga giới thiệu xe tăng 'cua mắt đỏ' T-90MS tại Peru

Tin công nghiệp quốc phòng ngày 29/4: Nga giới thiệu “cua mắt đỏ” T-90MS tại Peru với lời giới thiệu đây là xe tăng chiến thắng khi đã chứng minh thực chiến.
Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha tê liệt vì sự cố mất điện

Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha tê liệt vì sự cố mất điện

Sự cố mất điện bất ngờ ngày 28/4 khiến nhiều hoạt động ở Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha và một phần của châu Âu rơi vào cảnh tê liệt.
Chiến sự Nga - Ukraine tối 28/4: Lính Ukraine tháo chạy ở Kursk

Chiến sự Nga - Ukraine tối 28/4: Lính Ukraine tháo chạy ở Kursk

Nga chọc thủng phòng tuyến Chasov Yar; Pokrovsk chao đảo trước sức ép từ Nga... là những tin "nóng" có trong bản tin chiến sự Nga - Ukraine tối 28/4.
Thương vụ khuyến nghị doanh nghiệp xuất khẩu sang Hoa Kỳ

Thương vụ khuyến nghị doanh nghiệp xuất khẩu sang Hoa Kỳ

Khi xuất khẩu sang Hoa Kỳ, doanh nghiệp sẽ nâng cao năng lực cạnh tranh, từ đó củng cố xuất khẩu, đầu tư vào các ngành công nghiệp nền tảng, mũi nhọn.
Tin thuế quan 28/4: Indonesia tiếp tục thúc đẩy quan hệ thương mại với Hoa Kỳ

Tin thuế quan 28/4: Indonesia tiếp tục thúc đẩy quan hệ thương mại với Hoa Kỳ

Tập đoàn Lego mở rộng sản xuất tại Việt Nam và Mỹ; Indonesia tăng cường quan hệ thương mại với Mỹ là những tin có trong tin thuế quan 28/4.
Chiến sự Nga-Ukraine tối 27/4: Ukraine sụp đổ hoàn toàn ở Kursk

Chiến sự Nga-Ukraine tối 27/4: Ukraine sụp đổ hoàn toàn ở Kursk

Ukraine sụp đổ hoàn toàn ở Kursk; Nga phá vỡ phòng tuyến Ukraine ở Toretsk;...là những thông tin nóng được cập nhật trong bản tin chiến sự Nga-Ukraine tối 27/4.
Hàn Quốc nâng cấp máy bay trực thăng UH-60 Black Hawk

Hàn Quốc nâng cấp máy bay trực thăng UH-60 Black Hawk

Tin công nghiệp quốc phòng ngày 27/4: Máy bay ném bom tương lai của Trung Quốc trang bị 3 động cơ; Hàn Quốc nâng cấp 36 máy bay trực thăng UH-60 Black Hawk.
Tin thuế quan 27/4: Thị trường toàn cầu lạc quan trước tín hiệu tích cực về thuế quan

Tin thuế quan 27/4: Thị trường toàn cầu lạc quan trước tín hiệu tích cực về thuế quan

Hàn Quốc tự tin thỏa thuận với Mỹ trước "giờ G" thuế quan; Malaysia - Singapore tích cực hợp tác... là những tin "nóng" có trong tin thuế quan ngày 27/4.
Mobile VerionPhiên bản di động