Thứ ba 06/05/2025 16:18

Cổ phiếu châu Á trầm lắng, đồng Yen giảm nhẹ

Ngày 19/3, cổ phiếu châu Á trầm lắng và giá vàng dao động mức cao kỷ lục trước những lo ngại về kinh tế và bối cảnh địa chính trị thay đổi.

Cổ phiếu châu Á trầm lắng

Ngày 19/3, cổ phiếu châu Á trầm lắng và giá vàng dao động gần mức cao kỷ lục trước những lo ngại về kinh tế và bối cảnh địa chính trị thay đổi khiến khẩu vị rủi ro bị kìm hãm, trong khi đồng Yen Nhật giảm nhẹ sau khi Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) giữ nguyên lãi suất như dự kiến.

Ngày 19/3, Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) giữ nguyên lãi suất như dự kiến. Ảnh minh họa

Giờ đây, tâm điểm của nhà đầu tư sẽ là cuộc họp báo sau cuộc họp của Thống đốc Ngân hàng Trung ương Nhật Bản, ông Kazuo Ueda, vào lúc 06:30 GMT, cùng với quyết định chính sách của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) vào cuối ngày 19/3. Thông qua đó, Ngân hàng Trung ương Mỹ cũng được kỳ vọng sẽ giữ nguyên lãi suất.

Tâm lý ảm đạm này có khả năng tiếp tục ở châu Âu, với hợp đồng tương lai EUROSTOXX 50 tăng 0,11% và hợp đồng tương lai DAX gần như không thay đổi.

Đồng Yen hiện ở mức 149,79 mỗi USD, giảm nhẹ trong ngày khi các nhà hoạch định chính sách muốn dành thêm thời gian để đánh giá tác động của các rủi ro kinh tế gia tăng.

Khả năng ngân hàng BOJ nâng lãi suất đã giúp đồng Yen tăng 5% so với USD từ đầu năm đến nay, với mức cao nhất trong 5 tháng là 146,545 mỗi USD vào tuần trước. Chỉ số Nikkei của Nhật Bản (.N225) gần như đi ngang.

Sau khi vừa nâng lãi suất vào tháng 1, ngân hàng BOJ đã nhất trí giữ nguyên lãi suất chính sách ngắn hạn ở mức 0,5% trong cuộc họp 2 ngày kết thúc vào 19/3.

Các nhà giao dịch sẽ theo dõi kỹ bình luận của Thống đốc Ngân hàng Trung ương Nhật Bản, ông Ueda Kazuo, để tìm manh mối về thời điểm BOJ có thể tiếp tục tăng lãi suất, một quyết định trở nên phức tạp bởi sự đối lập giữa dữ liệu kinh tế trong nước ổn định và sự bất định do chính sách thương mại bên ngoài Nhật gây ra.

“Cuối cùng, câu hỏi không phải là ‘liệu’ mà là ‘khi nào’ BOJ sẽ tăng lãi suất lần nữa”, ông Fred Neumann, chuyên gia kinh tế trưởng khu vực châu Á tại ngân hàng HSBC, cho biết.

“Động thái tiếp theo có thể diễn ra sớm nhất vào tháng 6, khi ngày càng có nhiều bằng chứng về việc tăng lương. Tuy nhiên, triển vọng thương mại toàn cầu không chắc chắn có thể đẩy lần tăng lãi suất tiếp theo của BOJ sang nửa cuối năm 2025”.

Đồng Euro giảm nhẹ nhưng vẫn gần mức cao nhất trong 5 tháng qua mà nó đạt được vào ngày 18/3 sau khi quốc hội Đức thông qua kế hoạch tăng chi tiêu đáng kể, tạo động lực lớn cho lãnh đạo Đảng bảo thủ và Thủ tướng tương lai của Đức. Hiện, đồng Euro đang ở mức 1,093175 USD.

Căng thẳng địa chính trị leo thang khiến tâm lý nhà đầu tư trở nên mong manh và thị trường gần như không biến động, với chỉ số chứng khoán khu vực châu Á - Thái Bình Dương của MSCI ngoài Nhật Bản (.MIAPJ0000PUS) giảm 0,27%.

Cổ phiếu Indonesia (.JKSE) dao động giữa tăng và giảm trong phiên giao dịch biến động ngày 19/3, một ngày sau khi thị trường chứng khoán nước này ghi nhận mức giảm mạnh nhất trong gần 3 năm vào ngày 18/3, do lo ngại về chiến lược tài khóa của chính phủ.

Chứng khoán Mỹ giảm mạnh ngày 18/3 khi các nhà đầu tư tỏ ra thận trọng trước quyết định chính sách tiền tệ của Cục Dự trữ Liên bang, đồng thời đánh giá tác động tiềm tàng của chính sách thuế quan.

“Các nhà đầu tư đang chờ đợi tín hiệu từ FED vào tối nay (19/3) và sau đó là từ Tổng thống Mỹ Donald Trump trong những ngày tới”. Ông Ben Bennett, chiến lược gia đầu tư khu vực châu Á - Thái Bình Dương tại Legal & General Investment Management, cho biết.

FED là tâm điểm tiếp theo

Quyết định của BOJ được đưa ra vài giờ trước khi FED công bố quyết định chính sách, nơi tâm điểm sẽ là các dự báo kinh tế mới từ các nhà hoạch định chính sách cũng như phát biểu của Chủ tịch FED, ông Jerome Powell.

Chỉ số USD, đo lường sức mạnh của đồng bạc xanh so với 6 đồng tiền chủ chốt khác, giữ ổn định ở mức 103,34, dao động gần mức thấp nhất trong 5 tháng mà nó chạm đến trong phiên trước.

“FED, cũng như thị trường, rất cần sự rõ ràng về thương mại, thuế quan và các chính sách tổng thể”, ông Julien Lafargue, chiến lược gia trưởng tại Barclays Private Bank và Wealth Management, nhận định.

“Chúng tôi kỳ vọng Chủ tịch FED, ông Jerome Powell, sẽ tránh các điều kiện không chắc chắn và tiếp tục ủng hộ cách tiếp cận dựa trên dữ liệu”.

Theo dữ liệu từ LSEG, các nhà giao dịch đang định giá mức cắt giảm lãi suất 58 điểm cơ bản trong năm nay từ FED, với lần cắt giảm đầu tiên được dự báo sẽ diễn ra vào tháng 7.

Trên thị trường hàng hóa, hợp đồng tương lai dầu Brent giảm 0,5% xuống còn 70,2 USD/thùng, trong khi /chu-de/gia-dau-wti.topiccủa Mỹ giảm 0,54% xuống còn 66,53 USD/thùng.

Giá vàng tăng lên mức cao kỷ lục 3.045,24 USD/ounce ngày 19/3 do lo ngại địa chính trị thúc đẩy dòng vốn trú ẩn an toàn.

Giờ đây, tâm điểm của nhà đầu tư sẽ là cuộc họp báo sau cuộc họp của Thống đốc Ngân hàng Trung ương Nhật Bản, ông Kazuo Ueda, vào lúc 06:30 GMT, cùng với quyết định chính sách của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) vào cuối ngày 19/3. Thông qua đó, Ngân hàng Trung ương Mỹ cũng được kỳ vọng sẽ giữ nguyên lãi suất.
Minh Hiền
Theo Reuters
Bài viết cùng chủ đề: Cổ phiếu

Tin cùng chuyên mục

VPBankS được vinh danh tại HR Excellence ® 2025 về đào tạo

PVcomBank triển khai gói vay 10.500 tỷ đồng, lãi suất chỉ 3,99%/năm

Niềm tin là 'đồng tiền' mạnh nhất của ngân hàng Việt

SeAMobile nhận xếp hạng 5 sao tại Giải thưởng Sao Khuê 2025

Giáo sư Đại học Harvard hiến kế xây dựng thương hiệu ngân hàng Việt

Tập đoàn Bảo Việt (BVH): Lợi nhuận hợp nhất Quý I/2025 tăng trưởng 14,6%

Chính thức khai trương Phòng chờ Vietcombank Priority tại Nhà ga T3 Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất

Những điều chưa biết về bộ tiền sau ngày thống nhất đất nước

Chứng khoán giảm sâu trong tháng 4, cơ hội tốt “bắt đáy”

Agribank trao tặng 37 căn 'nhà hy vọng' tại Hà Tĩnh

BAOVIET Bank cho vay cá nhân lãi suất chỉ từ 3%

HDBank lãi 5.350 tỷ, khởi động mô hình tập đoàn tài chính

KienlongBank ghi nhận kết quả quý I/2025 ấn tượng

Chào mừng 50 năm Thống nhất đất nước, Vietcombank hoàn 50% vé Metro tới 450.000 VND

Cổ đông VPBank thông qua kế hoạch lợi nhuận tỷ đô

Việt Nam trước ‘ngã rẽ’ tài sản số, tín chỉ carbon

Kết quả kinh doanh OCB quý I/2025 giữ đà tăng trưởng tốt

Lãi suất huy động tăng trở lại, kỳ hạn ngắn sát “trần”

Tài sản số, tín chỉ carbon: 'Mảnh ghép' mới cho tài sản bảo đảm?

Tăng tín dụng của nhiều ngân hàng cao hơn toàn hệ thống