Thứ hai 23/12/2024 12:42

Kiên Giang: Nỗ lực kéo điện lưới quốc gia đến vùng xa và hải đảo

Trong thời gian qua, ngành điện lực miền Nam đã đầu tư nhiều tỷ đồng để đưa điện lưới quốc gia phục vụ sản xuất, sinh hoạt cho người dân ở các vùng nông thôn xa và hải đảo trên địa bàn tỉnh Kiên Giang.

Nhiều vùng quê xa xài điện lưới quốc gia

Ông Khưu Văn Quang - Phó Giám đốc Công ty Điện lực Kiên Giang (PC Kiên Giang) - cho biết, đưa điện lưới quốc gia đến với người dân vùng nông thôn xa và hải đảo để phục vụ sản xuất và sinh hoạt là nhiệm vụ trọng tâm của ngành điện trong nhiều qua. Nhờ đó, nhiều vùng nông thôn xa, hải đảo hiện nay đã sử dụng điện lưới quốc gia, giúp cho cuộc sống tinh thần và vật chất của người dân thay đổi từng ngày.

Cụ thể, trong năm 2020, PC Kiên Giang đã đầu tư gần 44 tỷ đồng xây dựng mới 141km đường dây trung thế, xây dựng mới 213km đường dây hạ thế 1 pha và hỗn hợp; lắp mới 236 trạm biến áp với tổng dung lượng 5.900 KVA tại các vùng nông thôn xa. Năm qua, PC Kiên Giang cũng đã đầu tư hơn 31 tỷ đồng để giúp cho hơn 6.000 hộ trên địa bàn vùng sâu xóa câu phụ điện kế.

Nhân viên điện lực hướng dẫn người dân ở vùng nông thôn xa tại Kiên Giang sử dụng điện lưới quốc gia

Theo ông Quang, nhờ quyết liệt thực thi các dự án điện, đến nay toàn tỉnh Kiên Giang đã có hơn 99,56% hộ dân sử dụng điện. Tuy nhiên, trên địa bàn tỉnh Kiên Giang vẫn còn nhiều nơi chưa có điện hoặc người dân sử dụng điện tự câu đuôi, chia hơi không đảm bảo an toàn.

“Để đưa điện quốc gia về vùng lõm, tạo cơ hội cho người dân vùng khó khăn tiếp cận được nguồn điện sáng, PC Kiên Giang phấn đấu trong năm nay sẽ xóa trắng vùng lõm về điện, đảm bảo 100% người dân các vùng lõm đều có điện lưới quốc gia để sinh hoạt, phát triển kinh tế”, ông Quang chia sẻ.

Không chỉ đưa điện đến với người dân vùng sâu vùng xa trên đất liền, ngành điện miền Nam còn nỗ lực kéo điện lưới quốc gia ra các đảo xa như đảo Hòn Tre, Lại Sơn, Phú Quốc… của tỉnh Kiên Giang, giúp người dân ở đây nâng cao đời sống và phát triển kinh tế.

Nâng cấp điện lưới ra Phú Quốc chậm tiến độ

Nhằm thúc đẩy công trình Dự án đường dây 220 kV Kiên Bình - Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang sớm hoàn thành và vận hành trong năm nay, đoàn công tác của Tổng công ty Điện lực miền Nam (EVNSPC) vừa tổ chức kiểm tra thực địa về tiến độ xây dựng công trình. Qua kiểm tra, đoàn công tác xác định Dự án đường dây 220 kV Kiên Bình - Phú Quốc tiến độ thi công chậm là do vướng mặt bằng.

Theo EVNSPC, Dự án đường dây 220 kV Kiên Bình - Phú Quốc có đường dây dài 80,4 km; 2 mạch từ phía bờ Kiên Lương đến bờ Phú Quốc gồm 117 vị trí móng trụ trên biển, 53 vị trí trụ trên bờ; cùng với các dự án thành phần đường dây 110 kV trên huyện đảo Phú Quốc.

Đoàn công tác của EVNSPC kiểm tra thực địa Dự án đường dây 220 kV Kiên Bình- Phú Quốc

Khảo sát thực địa tại công trình, đại diện các đơn vị thi công cho biết, gần đây thời tiết biển Tây Nam hiện xuất hiện sóng ngầm, có nhiều diễn biến bất lợi, khó khăn cho các công đoạn thi công; đặc biệt là lắp dựng trụ thép bằng xà lan cẩu, mất nhiều thời gian, nhân lực đã ảnh hưởng đến tiến độ. Trong khi đó, các hạng mục công trình phía 2 bờ Kiên Lương, Phú Quốc vẫn còn vướng trong khâu giải phóng mặt bằng.

Cụ thể, tại Kiên Lương (phía đất liền), 40 vị trí móng trụ thì hiện nay địa phương chỉ mới bàn giao 20 vị trí móng trụ để thi công, số vị trí trụ còn lại người dân chưa đồng ý bàn giao mặt bằng. Riêng các vị trí có mặt bằng, nhưng nhiều hộ dân yêu cầu chi phí hỗ trợ mặt bằng, hoa màu thi công lại cao.

Tại bờ Phú Quốc, công trình Trạm 110kV Nam Phú Quốc hiện đã hoàn thành cơ bản các hạng mục và sẽ hoàn thành vào 30/4/2021. Về hạng mục đường dây đấu nối 220kV với trạm 110kV có 13 vị trí móng trụ, hiện nay còn lại 3 vị trí trụ (gồm trụ số 157, 163, 166 ) chưa bàn giao mặt bằng.

Ông Trương Quốc Thanh - Trưởng ban Bồi thường và tái định cư TP. Phú Quốc - cho biết, địa phương đã thực hiện đầy đủ các bước về chủ trương thu hồi đất phục vụ công trình theo quy định đến các hộ dân. Tuy nhiên, ba hộ dân ở 3 vị trí trụ (số 157, 163, 166 ) và các hộ dân khác vẫn chưa chịu nhận tiền bồi thường nên chưa bàn giao mặt bằng. Theo ông Thanh, thực hiện ý kiến chỉ đạo của UBND TP. Phú Quốc là sẽ phối hợp địa phương để hoàn tất công tác bồi thường đối với 3 vị trí trụ trên và bàn giao mặt bằng thi công vào cuối tháng 3/2021.

Đại diện đơn vị thi công, ông Hoàng Văn Bình - Giám đốc điều hành dự án thuộc Công ty Xây dựng Lũng Lô - cam kết: "Chúng tôi sẽ nỗ lực cùng EVNSPC, các đơn vị thi công khác cố gắng thực hiện công trình sớm để đưa vào vận hành, góp phần giải tỏa áp lực công suất cho đường dây cáp ngầm xuyên biển 110 kV đang mang tải cao tại TP. Phú Quốc.

Trực tiếp thực địa công trình, ông Nguyễn Văn Hợp - Chủ tịch HĐTV EVNSPC - đã yêu cầu các đơn vị, các ban chuyên môn tiếp tục phối hợp với các sở ngành, địa phương hỗ trợ để sớm có mặt bằng thi công; lập tiến độ, thống nhất với đơn vị thi công cụ thể từng hạng mục, vị trí, bố trí cán bộ giám sát, theo dõi chặt chẽ hàng ngày, kịp xử lý, đề xuất tháo gỡ ngay các vướng mắc, khó khăn.

Để công trình sớm hoàn thành, ông Nguyễn Văn Hợp còn đề nghị các đơn vị thi công chủ động triển khai các vị trí trên bờ khi có mặt bằng; có phương án khắc phục các khó khăn, tăng cường nguồn lực, tranh thủ các thời điểm thời tiết thuận lợi thi công các hạng mục trên biển nhằm cùng cam kết thực hiện đảm bảo khối lượng, tiến độ được đề ra.

Trần Thế
Bài viết cùng chủ đề: Kiên Giang

Tin cùng chuyên mục

Ngành Công Thương: Đổi mới, sáng tạo, đoàn kết, phát huy truyền thống 70 năm vẻ vang

Ngành Công Thương Việt Nam- Mãnh liệt một niềm tin!

Thủ tướng Chính phủ gửi thư chúc mừng cán bộ, công chức, viên chức, người lao động ngành Công Thương

Trưởng ban Kinh tế Trung ương Trần Tuấn Anh gửi thư chúc mừng cán bộ, công chức, viên chức, người lao động ngành Công Thương

Bộ Công Thương hoãn tổ chức Lễ Kỷ niệm 70 năm ngày truyền thống

Chủ động hạn chế rủi ro từ các vụ kiện phòng vệ thương mại

Petrolimex Thanh Hóa: Sáng ngời gương người tốt, việc tốt

Ngành Công Thương Tuyên Quang: Chung sức đưa địa phương hội nhập

Ngành Công Thương Bắc Ninh: Mục tiêu trở thành trung tâm công nghiệp công nghệ cao

Dấu ấn của lực lượng quản lý thị trường trên mặt trận chống buôn lậu

Cục Hóa chất: Hoàn thiện chính sách, góp phần phát triển ngành công nghiệp hóa chất

Cục Quản lý thị trường Hòa Bình: Bảo vệ quyền lợi doanh nghiệp và người tiêu dùng

Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo: Tham mưu, quản lý năng lượng hiệu quả

Ngành Công Thương Cao Bằng: Khai thác hiệu quả tiềm năng, thế mạnh địa phương

Ngành Công Thương Hòa Bình: Động lực phát triển kinh tế địa phương

EVNGENCO 3: Chuyển đổi số nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh

Sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả: Nâng cao vai trò, trách nhiệm của địa phương

Ngành Công Thương Hải Phòng: Khẳng định vị thế cực tăng trưởng vùng kinh tế động lực phía Bắc

Quản lý thị trường Lai Châu: Kiểm tra trọng tâm, trọng điểm

Giải Báo chí 70 năm ngành Công Thương: Tôn vinh các tác phẩm, nhóm tác phẩm và tập thể xuất sắc