Kiên Giang: Nóng tình trạng buôn bán phân bón giả
Quản lý thị trường 29/07/2022 14:37 Theo dõi Congthuong.vn trên
Quản lý thị trường Kiên Giang phát hiện 2,5 tấn phân bón giả Xử phạt gần 400 triệu đồng công ty sản xuất phân bón giả Chuyển hồ sơ vụ kinh doanh phân bón giả sang công an truy cứu trách nhiệm hình sự |
Cục Quản lý thị trường Kiên Giang cho biết, trong tháng 7/2022, đơn vị kiểm tra 85 vụ, phát hiện 15 vụ vi phạm, xử lý 29 vụ vi phạm hành chính; Thu nộp ngân sách 1.080.458.000 đồng. Trong đó, nổi bật là tình trạng buôn bán hàng giả, đặc biệt là các mặt hàng phân bón và vật tư nông nghiệp.
Cụ thể, trong tháng 7, Cục Quản lý thị trường Kiên Giang đã chuyển xử lý hình sự 03 vụ hàng giả về chất lượng, công dụng với tổng trị giá hàng hóa vi phạm 642.020.000 đồng; xử lý hành chính 02 vụ giả mạo nhãn hiệu, tổng số tiền xử phạt 22.000.000 đồng, tổng trị giá hàng hóa vi phạm 16.450.000 đồng, tổng thu nộp ngân sách 51.000.000 đồng.
Theo Cục Quản lý thị trường Kiên Giang, trong số các vụ việc vi phạm về buôn bán phân bón giả có 2 vụ việc nghiêm trọng xảy ra tại công ty TNHH MTV C.H.G có địa chỉ tại huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang và Hộ kinh doanh B.P có địa chỉ tại huyện Giang Thành, tỉnh Kiên Giang. Cả hai vụ việc đều đã trình Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang đề nghị chuyển hồ sơ vụ vi phạm hành chính có dấu hiệu tội phạm để truy cứu trách nhiệm hình sự.
![]() |
Tình trạng buôn bán phân bón giả vẫn diễn ra nhiều tại Kiên Giang |
Theo đó, đội Quản lý thị trường số 2 kiểm tra tại Cty TNHH MTV C.H.G có địa chỉ tại huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang. Qua kiểm tra, Công ty chưa xuất trình được Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón; Đội Quản lý thị trường số 2 đã lấy 02 mẫu phân bón NPK XNK A.G 20-20-15 để thử nghiệm chất lượng. Kết quả thử nghiệm: cả 02 mẫu phân bón nêu trên đều là hàng giả. Qua quá trình làm việc với Cty TNHH MTV C.H.G, Đội Quản lý thị trường số 2 đã xác định hành vi vi phạm hành chính: Buôn bán phân bón khi không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón; Buôn bán hàng giả về giá trị sử dụng, công dụng (hàng hóa vi phạm là phân bón, có giá trị 410.000.000 đồng theo giá niêm yết).
Vụ việc đã trình Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang ban hành quyết định số 1684/QĐ-CHS ngày 04/7/2022 chuyển hồ sơ vụ vi phạm hành chính có dấu hiệu tội phạm để truy cứu trách nhiệm hình sự.
Cũng trong tháng 7, Đội Quản lý thị trường số 3, Cục Quản lý thị trường Kiên Giang kiểm tra tại Hộ kinh doanh B.P có địa chỉ tại huyện Giang Thành, tỉnh Kiên Giang. Qua kiểm tra, Đội Quản lý thị trường số 3 đã lấy 01 mẫu phân bón NP P.H 20-20 để thử nghiệm chất lượng. Kết quả thử nghiệm: Mẫu phân bón NP P.H 20-20 là hàng giả theo quy định tại điểm b khoản 7 Điều 3 Nghị định số 98/2020/NĐ-CP và Khoản 8 Điều 2 Nghị định số 84/2019/NĐ-CP. Đội Quản lý thị trường số 3 đã xác định hành vi vi phạm hành chính đối với Hộ kinh doanh B.P: Buôn bán hàng giả về giá trị sử dụng, công dụng (hàng hóa vi phạm là phân bón, có giá trị 80.000.000 đồng theo giá niêm yết). Vụ việc đã trình Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang đề nghị chuyển hồ sơ vụ vi phạm hành chính có dấu hiệu tội phạm để truy cứu trách nhiệm hình sự.
Một trong những nguyên nhân khiến tình trạng sản xuất, kinh doanh phân bón giả thời gian gần đây trở nên phức tạp là vì giá phân bón tăng mạnh do nguồn cung giảm đột ngột, khiến một số đối tượng xấu lợi dụng tình hình để sản xuất, kinh doanh phân bón giả, kém chất lượng, không rõ nguồn gốc nhằm thu lợi bất chính.
Nhằm tăng cường hơn nữa công tác đấu tranh, xử lý hành vi kinh doanh phân bón giả, Cục Quản lý thị trường tỉnh Kiên Giang tiếp tục chỉ đạo các đội quản lý thị trường trực thuộc tăng cường công tác quản lý địa bàn, giám sát thu thập thông tin, theo dõi các biến động và kiểm tra trọng điểm mặt hàng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật theo tinh thần Công văn số 129/TCQLTT-CNV ngày 26/1/2022 của Tổng cục Quản lý thị trường.
Đồng thời, cảnh báo đến người tiêu dùng, nhà sản xuất điều chỉnh lựa chọn hàng hóa khi mua, sắm và đặc biệt quan tâm đến chất lượng khi đưa hàng hóa lưu thông trên thị trường. Người dân nên chọn mua phân bón tại những cơ sở uy tín, mặt hàng có thương hiệu, bao bì rõ ràng.
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Có thể bạn quan tâm
Tin mới nhất

Nam Định: Tạm giữ hàng nghìn sản phẩm văn phòng phẩm không rõ nguồn gốc

Quảng Bình: Tiêu hủy hàng hóa vi phạm hành chính trị giá hơn 2,4 tỷ đồng

Siết chặt kiểm tra, kiểm soát thuốc lá lậu ngay từ biên giới

Quảng Bình: Tạm giữ lô hàng máy móc có dấu hiệu nhập lậu trị giá 450 triệu đồng

Hải Dương: Xử phạt và tịch thu lô hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ
Tin cùng chuyên mục

Bà Rịa - Vũng Tàu: Đẩy mạnh kiểm tra, kiểm soát thị trường dịp cuối năm

Ban Chỉ đạo 389 Hà Nội: Xử lý 2.626 vụ vi phạm, thu nộp ngân sách 361 tỷ đồng trong tháng 11

Tuyên Quang: Tạm giữ 3 tấn đường cát nhập lậu không rõ nguồn gốc

Lạng Sơn: Tiêu hủy tang vật vi phạm hành chính trị giá hơn 7 tỷ đồng

Nhận diện mánh khóe của các đối tượng buôn bán hàng giả, hàng nhái

Bốn giải pháp nâng cao hiệu quả công tác chống hàng giả trên thương mại điện tử

TP. Hồ Chí Minh: Buôn bán hàng giả, hàng lậu vẫn phức tạp

Hà Nội: Tạm giữ lô hàng hóa giả mạo nhãn hiệu SKF được bảo hộ tại Việt Nam

Bắc Ninh: Xử phạt 60 triệu đồng, buộc tiêu hủy hơn 400 kg khí cười

Nghệ An: Xử phạt 944 cơ sở vi phạm an toàn thực phẩm

Cảnh báo mạo danh cán bộ, phóng viên của Ban Chỉ đạo 389 quốc gia

Điều chỉnh thói quen tiêu dùng để không “tiếp tay” cho hàng giả

Khánh Hòa: 10 tháng đầu năm phát hiện 56 vụ vi phạm liên quan đến hàng giả, hàng nhái

TP. Hồ Chí Minh: Xử phạt cơ sở kinh doanh không có đăng ký và buộc tiêu hủy hàng hóa nhập lậu

Đồng Tháp: Bắt đối tượng vận chuyển 4.500 bao thuốc lá ngoại từ Campuchia về Việt Nam

Kiên Giang: Bắt giữ tàu vận chuyển 30.000 lít dầu DO không rõ nguồn gốc

Quảng Ninh: Tiêu hủy trên 15.000 sản phẩm nhập lậu và không rõ nguồn gốc

Kiên Giang: Lực lượng Quản lý thị trường nhận thư cảm ơn của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam

Phòng, chống hàng giả trên không gian mạng: Doanh nghiệp phải tăng tính chủ động
