Thứ sáu 09/05/2025 16:14

Khủng hoảng thiếu điện phía Trung Quốc chưa ảnh hưởng đến nhập khẩu nguyên liệu của Việt Nam

Trước lo ngại phía Trung Quốc đang thiếu điện và phải đóng cửa một số nhà máy sẽ ảnh hưởng đến tình hình nhập khẩu nguyên phụ liệu phục vụ sản xuất bởi đây là thị trường nhập khẩu lớn nhất của nước ta, tại buổi họp báo thường kỳ Bộ Công Thương chiều 30/9, ông Nguyễn Ngọc Thành – Phó Cục trưởng Cục Công nghiệp khẳng định, việc nhập khẩu nguyên liệu phục vụ các ngành sản xuất của Việt Nam vẫn chưa bị ảnh hưởng.

Theo ông Nguyễn Ngọc Thành, trên thực tế, giá một số nguyên liệu đầu vào cho ngành điện cũng như việc cắt giảm khí thải của Trung Quốc đã gây ra việc thiếu điện dẫn đến một số ngành sản xuất công nghiệp, trong đó có các sản phẩm về nguyên liệu cung ứng đầu ra cho thị trường cũng bị giảm sút. Tuy nhiên, thời gian qua, Bộ Công Thương chưa ghi nhận phản ánh nào của doanh nghiệp về việc thiếu nguyên liệu đầu vào.

Ông Nguyễn Ngọc Thành - Phó Cục trưởng Cục Công nghiệp phát biểu tại họp báo

Thực tế, ta đã đối mặt với việc thiếu nguyên liệu từ năm 2020, khi dịch bệnh bắt đầu bùng phát lần đầu gây đứt gãy nguồn cung nguyên liệu đầu vào cho nhiều ngành công nghiệp như dệt may, da giày, các ngành công nghiệp nặng… Tuy nhiên, ngay sau đó, các doanh nghiệp đã kịp thời ứng phó và đã chủ động được nguồn cung này.

Mặt khác, trong thời điểm vừa qua, tình hình dịch bệnh lần 3, lần 4 diễn ra hết sức phức tạp, năng lực sản xuất của các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp trong nước bị giảm, thậm chí nhiều doanh nghiệp thuộc các tỉnh thành phía Nam phải dừng hoạt động. Chính vì vậy nên nhu cầu nguyên liệu đầu vào chưa thể hiện rõ sự thiếu hụt và doanh nghiệp chưa đề cập vấn đề này với cơ quan quản lý nhà nước.

Chưa kể, hiện nay, một số mặt hàng ta đã có thể chủ động được nguyên liệu đầu vào như thép xây dựng. Hay một số ngành khác, với biến động trong ngắn hạn ở đối tác Trung Quốc trong thời điểm này cũng chưa ảnh hưởng lớn đến nguyên liệu đầu vào phía Việt Nam.

“Chúng tôi sẽ tiếp tục phối hợp với các hiệp hội, doanh nghiệp và thường xuyên có sự trao đổi. Khi có sự biến động đầu vào các nguyên liệu trong ngành công nghiệp thì chúng tôi sẽ có sự phản ánh trong thời gian tới” – ông Nguyễn Ngọc Thành cho biết.

Nhóm phóng viên
Bài viết cùng chủ đề: Bộ Công Thương

Tin cùng chuyên mục

PMI ngành sản xuất của Việt Nam tháng 4 giảm còn 45,6 điểm

Số hoá trong ngành công nghiệp: Doanh nghiệp sản xuất đã sẵn sàng?

Phát triển công nghiệp thời chiến: Xây nền kinh tế, chi viện tiền tuyến

Ninh Bình công bố quy hoạch mới, xác định các động lực tăng trưởng trong tình hình mới

5 giải pháp ‘kích hoạt’ tiềm năng ngành công nghiệp hóa chất

Vượt sóng kinh tế thế giới, Việt Nam chủ động bứt phá

Chuẩn hóa thiết kế mỏ: Bộ Công Thương lấy ý kiến dự thảo thông tư mới

Ninh Bình: Chủ động thích ứng chính sách thuế quan mới của Hoa Kỳ, sát cánh cùng doanh nghiệp xuất khẩu

Tổng hội Cơ khí: Đổi mới tư duy, chủ động hội nhập

Kinh tế tư nhân - lực đẩy cho ngành thép chuyển mình

Hải Phòng: Khởi công xây dựng Khu công nghiệp Tiên Thanh

Động lực tăng trưởng mới từ công nghiệp hỗ trợ Ninh Bình

Tăng trưởng kinh tế lan tỏa từ các ‘trụ cột’ công nghiệp địa phương

Quảng Ngãi tính chuyện lấn biển làm sân bay Lý Sơn

Việt Nam sắp có ray thép cho đường sắt tốc độ cao và công nghiệp quốc phòng

Doanh nghiệp cơ khí trong nước có thể chế tạo được đầu máy, toa xe

Tăng trưởng công nghiệp quý I: Địa phương nào giữ 'ngôi vương'?

Quý I/2025: Công nghiệp bứt phá, xác lập kỷ lục 5 năm

Đà Nẵng: Doanh nghiệp nghìn tỷ vào Cụm công nghiệp Hòa Liên

Thứ trưởng Bộ Công Thương: Giữ bằng được mục tiêu tăng trưởng công nghiệp