Chủ nhật 22/12/2024 22:28

Khai mạc hội chợ triển lãm hàng công nghiệp nông thôn tiêu biểu khu vực phía Bắc năm 2023

Chiều 27/7, tại tỉnh Quảng Ninh đã diễn ra lễ khai mạc Hội chợ triển lãm hàng công nghiệp nông thôn tiêu biểu khu vực phía Bắc năm 2023.

Tham dự Hội chợ triển lãm hàng công nghiệp nông thôn khu vực phía Bắc năm nay có bà Phan Thị Thắng - Thứ trưởng Bộ Công Thương, bà Nguyễn Thị Hạnh - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh, ông Quách Tất Liêm - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hoà Bình, bà Nguyễn Thị Thu Hà - Phó Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Ninh, ông Ngô Quang Trung - Cục trưởng Cục Công Thương địa phương (Bộ Công Thương), bà Nguyễn Thị Hiền - Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Quảng Ninh, cùng các đại diện đến từ các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ Công Thương, Sở Công Thương các tỉnh và các đại biểu đến từ 28 tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc.

Khai mạc hội chợ triển lãm hàng công nghiệp nông thôn tiêu biểu khu vực phía Bắc năm 2023

Phát biểu khai mạc Hội chợ triển lãm hàng công nghiệp nông thôn tiêu biểu khu vực phía Bắc năm 2023, bà Nguyễn Thị Hạnh - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh - cho hay: Hội chợ triển lãm hàng công nghiệp nông thôn tiêu biểu khu vực phía Bắc năm 2023 tại Quảng Ninh nằm trong chuỗi sự kiện ngành Công Thương năm 2023, gắn với kỷ niệm chào mừng 60 năm thành lập tỉnh Quảng Ninh (30/10/1963-30/10/2023) do Bộ Công Thương và UBND tỉnh Quảng Ninh phối hợp chỉ đạo thực hiện; là sự quan tâm của Bộ Công Thương đối với các hoạt động cụ thể tại địa phương.

Hội chợ được tổ chức với quy mô 400 gian hàng tiêu chuẩn của 160 tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp của 28 tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc và ngoài khu vực tham gia; là cầu nối giúp các địa phương, doanh nghiệp trưng bày, giới thiệu tiềm năng phát triển các mặt hàng công nghiệp nông thôn tiêu biểu, hàng thủ công mỹ nghệ.

This browser does not support the video element.

Đồng thời là cơ hội cùng xây dựng, quảng bá thương hiệu sản phẩm chủ lực, hàng Việt Nam chất lượng cao, sản phẩm OCOP của các tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc và các tỉnh, thành phố khác trong cả nước, nhằm tìm kiếm đối tác, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm.

Đây là hoạt động khuyến công có quy mô cấp vùng, có ý nghĩa kinh tế và chính trị quan trọng của khu vực, trong đó đối với tỉnh Quảng Ninh là sự kiện có ý nghĩa quan trọng; qua đó góp phần quảng bá, giới thiệu hình ảnh, tiềm năng phát triển kinh tế - xã hội, thương mại, dịch vụ, văn hóa du lịch của tỉnh Quảng Ninh với các tỉnh, thành trong cả nước và của các tỉnh tới tham dự Hội nghị.

“Đến với Hội chợ là dịp để mỗi chúng ta hiểu thêm về những nỗ lực của tỉnh Quảng Ninh cũng như các tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc trong phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là xây dựng thương hiệu gắn với đảm bảo chất lượng hàng hóa, sản phẩm”, bà Nguyễn Thị Hạnh nhấn mạnh.

Bà Nguyễn Thị Hạnh - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh

Phó Chủ tịch tỉnh Quảng Ninh cho biết thêm, từ năm 2011 đến nay, bằng nỗ lực quyết tâm cao, sự đồng lòng của cả hệ thống chính trị, tỉnh Quảng Ninh đã đạt được những bước phát triển toàn diện, khẳng định tầm vóc mới, diện mạo mới, vị thế mới. Cụ thể, kinh tế liên tục tăng trưởng cao, ổn định, chất lượng tăng trưởng bền vững. Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) liên tục 7 năm qua tăng trên 10%; kế hoạch năm 2023 tăng 11%, cao nhất cả nước.

Quy mô nền kinh tế tăng nhanh, hết năm 2022 đạt gần 270.000 tỷ đồng (chỉ đứng sau Hà Nội, Hải Phòng); dự kiến năm 2023 đạt qui mô tới 312.000 tỷ đồng, tăng 1,5 lần so với năm 2020 và 2,7 lần so với năm 2015. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực theo hướng bền vững; dịch vụ, du lịch ngày càng trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.

Bên cạnh đó, hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại được đẩy nhanh xây dựng, hoàn thiện, đặc biệt là đường bộ cao tốc có bước phát triển đột phá, gắn với tổ chức lại không gian phát triển, kiến tạo các hành lang phát triển mới dựa chủ yếu vào nguồn lực xã hội, kết hợp với vai trò dẫn dắt bởi nguồn ngân sách địa phương được đầu tư tập trung.

Tỉnh Quảng Ninh đã đầu tư hoàn thành 176 km đường cao tốc; chiếm 17% số km cao tốc của toàn quốc; là tỉnh có tỷ lệ đô thị hóa cao (đạt 69%), đã gắn kết hài hòa giữa phát triển đô thị với nông thôn. Hệ thống hạ tầng, giao thông, điện, viễn thông... được đầu tư đồng bộ, tiếp cận công băng từ tỉnh tới thôn, bản, tới các hộ gia đình; diện mạo, cảnh quan vùng đất Quảng Ninh thay đổi phát triển từng ngày.

Quảng Ninh cũng là địa phương duy nhất trong cả nước đến nay 6 năm liên tiếp (từ 2017 – 2022) giữ vị trí Quán quân PCI và 10 năm liền (từ năm 2013 - 2022) nằm trong nhóm 5 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có chất lượng điều hành kinh tế xuất sắc nhất cả nước; chỉ số hài lòng về sự phục vụ hành chính (SIPAS) đứng thứ nhất toàn quốc 4 năm liên tiếp (2019 – 2022); chỉ số cải cách hành chính (PAR INDEX) năm 2022 đứng thứ 1 cả nước; chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI) năm 2022 đứng thứ nhất toàn quốc, đây là lần thứ 2 tỉnh Quảng Ninh đứng ở vị trí cao nhất.

Đặc biệt, tỉnh Quảng Ninh tự hào với chỉ số Phát triển bền vững cấp tỉnh PSDI do Bộ Kế hoạch và Đầu tư, chương trình phát triển Liên Hợp quốc tại Việt Nam, các trường đại học, học viện trên toàn quốc đánh giá. Theo đó, tỉnh Quảng Ninh có 7 hạng mục nằm ở nhóm 5 tỉnh dẫn đầu cụ thể như: Mục tiêu công việc tốt và tăng trưởng kinh tế (3/63); Công nghiệp, sáng tạo và phát triển hạ tầng (3/63); Các thành phố và cộng đồng bền vững (3/63); Tài nguyên môi trường và đất liền (3/63); Sức khỏe và cuộc sống tốt (5/63); Giáo dục có chất lượng (5/63).

“Tỉnh Quảng Ninh luôn mong muốn được Bộ Công Thương quan tâm, cùng phối hợp với địa phương để tạo điều kiện thuận lợi cho quý các doanh nghiệp, các nhà đầu từ quảng bá, giới thiệu sản phẩm, tìm hiểu, mở rộng thị trường và cơ hội liên doanh, liên kết, hợp tác đầu tư, phát triển”, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh cho hay.

Thứ trưởng Bộ Công Thương Phan Thị Thắng

Thứ trưởng Phan Thị Thắng cho hay: Thực hiện chương trình công tác năm 2023, Bộ Công Thương phối hợp với UBND tỉnh Quảng Ninh tổ chức chuỗi sự kiện ngành Công Thương khu vực phía Bắc tại tỉnh Quảng Ninh - mảnh đất địa đầu Đông Bắc của Tổ quốc, giàu truyền thống cách mạng, có vị trí trọng yếu về kinh tế, chính trị, quốc phòng, an ninh và đối ngoại.

Hiện tỉnh Quảng Ninh đang hướng tới sự phát triển đa ngành, đa lĩnh vực trong cả nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ. Những năm qua, Quảng Ninh đã đạt được nhiều thành tích trong phát triển kinh tế - xã hội với tư duy luôn đổi mới, sáng tạo và khát vọng vươn xa. Quảng Ninh cũng là địa phương sở hữu hạ tầng giao thông đa loại hình tốt nhất miền Bắc, có số km cao tốc lớn nhất nước và là một trong những địa phương có tỷ lệ đô thị hóa cao nhất nước...

Vẫn theo Thứ trưởng Phan Thị Thắng, Hội chợ triển lãm hàng công nghiệp nông thôn tiêu biểu khu vực phía Bắc là sự kiện quan trọng của Chương trình khuyến công quốc gia năm 2023 trong chuỗi hoạt động nêu trên. Hội chợ triển lãm diễn đã thu hút được sự quan tâm đăng ký của hàng trăm đơn vị, sự tham gia tích cực của các Sở Công Thương 28 tỉnh, thành phố trong khu vực và một số địa phương ngoài khu vực, nhằm giới thiệu thành tựu phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, đồng thời cũng là dịp cho các tổ chức, cá nhân quảng bá thương hiệu sản phẩm, mở rộng thị trường và tìm hiểu truyền thống văn hoá lịch sử của tỉnh Quảng Ninh.

"Bộ Công Thương đánh giá cao công tác chuẩn bị, triển khai của Ban Tổ chức Hội chợ triển lãm; sự nỗ lực tham gia của các cơ quan, đơn vị, cơ sở công nghiệp nông thôn. Xin được trân trọng cảm ơn Lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh đã chỉ đạo và tạo mọi điều kiện để sự kiện diễn ra đúng theo yêu cầu. Bộ Công Thương tin tưởng rằng, Hội chợ triển lãm sẽ là cơ hội để các địa phương tăng cường liên kết tỉnh, liên kết vùng, góp phần thúc đẩy công nghiệp, thương mại và du lịch của tỉnh Quảng Ninh cũng như khu vực phía Bắc bứt phá mạnh mẽ trong thời gian tới", Thứ trưởng Phan Thị Thắng nhấn mạnh.

Các đại biểu thăm các gian hàng tại Hội chợ lãm hàng công nghiệp nông thôn tiêu biểu khu vực phía Bắc năm 2023

Theo Ban Tổ chức, Hội chợ triển lãm hàng công nghiệp nông thôn tiêu biểu khu vực phía Bắc năm 2023 tại tỉnh Quảng Ninh diễn ra từ ngày 27/7 - 1/8, với khoảng 400 gian hàng. Đây là dịp để các tỉnh, thành phố trong khu vực phía Bắc nói riêng và trên cả nước nói chung quảng bá những tiềm năng, thế mạnh, những thành tựu kinh tế, xã hội mà địa phương đã đạt được trong những năm qua, nhất là trong lĩnh vực công nghiệp - thương mại.

Đặc biệt, hội chợ sẽ giới thiệu các sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu của các tỉnh trong khu vực phía Bắc và Bắc Trung bộ. Đây cũng là dịp để các tập đoàn kinh tế, doanh nghiệp, các cơ sở công nghiệp nông thôn trong nước tham gia trưng bày, giới thiệu những tiến bộ khoa học kỹ thuật, quảng bá các mặt hàng công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp.

Các sản phẩm tham gia hội chợ triển lãm sẽ bao gồm: Các sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu trong và ngoài khu vực; sản phẩm công nghiệp nông thôn, tiểu thủ công nghiệp, máy móc thiết bị, phương tiện giao thông vận tải, công nghiệp chế biến, chế tạo, tư liệu sản xuất; hàng tiêu dùng và thủ công mỹ nghệ, sản phẩm làng nghề; nguyên vật liệu, thiết bị xây dựng, thiết bị máy móc, điện tử và công nghệ thông tin, dịch vụ tài chính, ngân hàng... Các sản phẩm và dịch vụ phục vụ cho các doanh nghiệp/cơ sở công nghiệp nông thôn sản xuất và kết nối tiêu thụ.

"Tất cả sản phẩm trưng bày, giới thiệu và kinh doanh tại hội chợ sẽ phải đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, mẫu mã đúng theo tiêu chuẩn lưu thông trên thị trường đã đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền và tuân thủ các quy định theo Luật Thương mại", đại diện Ban Tổ chức khẳng định.

Chuỗi hoạt động ngành Công Thương cấp khu vực năm 2023 do Bộ Công Thương và UBND tỉnh Quảng Ninh chỉ đạo tổ chức từ ngày 27/7/2023 đến ngày 01/8/2023 gồm: Hội nghị ngành Công Thương, Hội nghị khuyến công và Hội chợ triển lãm hàng công nghiệp nông thôn tiêu biểu khu vực phía Bắc năm 2023.

Các hội nghị được tổ chức nhằm đánh giá kết quả hoạt động năm 2022, 6 tháng năm 2023, giải pháp hoàn thành nhiệm vụ các tháng cuối năm của toàn ngành Công Thương trong khu vực.

Trao đổi kinh nghiệm quản lý nhà nước về các lĩnh vực, hợp tác liên kết vùng, xúc tiến đầu tư, hỗ trợ hiệu quả cho các doanh nghiệp, cơ sở công nghiệp nông thôn thông qua chính sách khuyến công.

Lê A - Cấn Dũng - Công Dũng
Bài viết cùng chủ đề: Khuyến công địa phương

Tin cùng chuyên mục

Hàng ngàn người ‘đổ về’ Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

‘Ông lớn’ tên lửa Roketsan của Thổ Nhĩ Kỳ nói gì về Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024?

Triển lãm Quốc phòng quốc tế 2024: Mục sở thị dàn UAV ‘Made in Vietnam’

Phân tích tầm nhìn của Viettel về ‘người lính tương lai’, tích hợp cả AI trong chiến đấu

Triển lãm Quốc phòng 2024: 'Lá chắn rồng' chống UAV của OSB Hightech có gì đặc biệt?

Chuyên gia quốc tế nói gì về tổ hợp tên lửa phòng thủ bờ biển Trường Sơn của Việt Nam?

Hải Dương: Sản xuất công nghiệp tăng 14,8% năm 2024

Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024: Cận cảnh loạt xe đặc chủng của Bộ Công an

Chuyên gia vũ khí quốc tế nói gì về Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024?

Chính sách công nghiệp cần ưu tiên phát triển ngành kinh tế trọng điểm

Hết quặng Apatit vào năm 2040, Vinachem lo thiếu hụt nguyên liệu sản xuất phân bón

Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam: Tự hào với dàn UAV, tàu quân sự, vũ khí made in Việt Nam

Vinachem thực hiện Quy hoạch khoáng sản quốc gia đảm bảo sản xuất xanh, bền vững

Sản phẩm thông tin quân sự của Việt Nam sẵn sàng kinh doanh tại Malaysia

Dễ phát tán nhưng khó kiểm soát: Hiểm họa từ tác nhân CBRN đang gia tăng

Viettel đem gì đến Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024?

Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024: Cận cảnh TP-150 - máy bay Việt chất lượng quốc tế

Mỹ đem gì đến Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024?

Cục Công nghiệp và Toyota hợp tác thúc đẩy ngành công nghiệp hỗ trợ

Bộ Công Thương: Hiện thực hóa các mục tiêu tại Kế hoạch hành động CBRN