Chủ nhật 22/12/2024 22:10

Kết nối sản phẩm vùng cao tỉnh Quảng Ngãi

Việc tổ chức phiên chợ góp phần xúc tiến thương mại, đưa sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Quảng Ngãi đến gần hơn với người tiêu dùng.

Liên kết tìm đầu ra cho sản phẩm

Ngày 19/8 vừa qua, Tỉnh đoàn, Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam tỉnh Quảng Ngãi đã tổ chức phiên chợ thanh niên kết nối sản phẩm vùng cao tại Công viên khu đô thị Ngọc Bảo Viên (phường Chánh Lộ, thành phố Quảng Ngãi).

Ban tổ chức cho biết, phiên chợ Thanh niên được định kỳ tổ chức hằng tháng, góp phần xúc tiến thương mại, đẩy mạnh tiêu thụ các đặc sản địa phương, khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp chất lượng cao, góp phần đưa sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đến gần hơn với người tiêu dùng.

Phiên chợ Thanh niên kết nối sản phẩm vùng cao

Phiên chợ Thanh niên tháng 8 là dịp để các đoàn viên thanh niên tỉnh Quảng Ngãi được giao lưu, học hỏi kinh nghiệm khởi nghiệp cũng như quá trình liên kết tìm đầu ra cho sản phẩm từ các thành viên của Câu lạc bộ thanh niên khởi nghiệp tỉnh, Câu lạc bộ Thanh niên khởi nghiệp vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh.

Tại Phiên chợ Thanh niên lần này, có hơn 400 sản phẩm khởi nghiệp, sản phẩm đặc trưng của thanh niên khởi nghiệp đến từ 05 huyện miền núi (Sơn Tây, Sơn Hà, Trà Bồng, Ba Tơ, Minh Long) như: măng rừng muối chua, muối ớt sả, mật ong rừng, rau rừng, rượu sim, rượu dép rừng, gà đen, gà kiến, heo ky, heo kiềng sắt, cá niên, trứng gà đen, chè tươi Minh Long, rau dớn, gừng đỏ, măng rừng... Đặc biệt Ổi Sơn Liên (huyện Sơn Tây) - thương hiệu được thị trường ưa chuộng bởi chất lượng và hình thức canh tác theo hướng an toàn…

Ngoài ra, hơn 400 sản phẩm khởi nghiệp, sản phẩm đặc trưng của thanh niên khởi nghiệp trên địa bàn tỉnh như: các sản phẩm từ Đông trùng hạ thảo, gạo lứt, gạo trắng, nước mắm nhĩ, sản phẩm tinh dầu thiên nhiên… Hơn 100 sản phẩm handmade do chính đoàn viên, thanh niên sáng tạo. Các sản phẩm OCOP của thanh niên tỉnh cũng được nhiều khách hàng tìm mua.

Hỗ trợ thanh niên miền núi khởi nghiệp

Hiện nay, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Quảng Ngãi có 57 hợp tác xã. Trong đó, có 46 hợp tác xã đang hoạt động với gần 1000 thành viên (người đồng bào dân tộc thiểu số chiếm khoảng 70%). Các hợp tác xã đã góp phần khai thác tốt hơn những tiềm năng, lợi thế ở từng địa phương, lan tỏa sản phẩm đến với thị trường trong, ngoài tỉnh.

Đáng chú ý, trong số các hợp tác xã này, không ít là mô hình khởi nghiệp của đoàn viên, thanh niên. Để đưa sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đến gần hơn với người tiêu dùng, Tỉnh đoàn Quảng Ngãi đã đồng hành và tìm cách kết nối, mở rộng thị trường tiêu thụ.

Để hỗ trợ thanh niên miền núi khởi nghiệp, mới đây, Hội Liên hiệp thanh niên tỉnh Quảng Ngãi đã thành lập Câu lạc bộ Thanh niên khởi nghiệp vùng đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh, với 30 thành viên. Câu lạc bộ là nơi để các bạn trẻ ở miền núi cùng chia sẻ, hỗ trợ, giúp đỡ nhau xây dựng các sản phẩm khởi nghiệp đặc trưng của địa phương, góp phần xóa đói, giảm nghèo ở vùng cao.

Việc tổ chức các phiên chợ góp phần đưa sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đến gần hơn với người tiêu dùng

Ông Lê Văn Vin - Phó Bí thư Tỉnh đoàn Quảng Ngãi cho biết, đồng hành, thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp của thanh niên, nhất là thanh niên nông thôn, miền núi là nhiệm vụ quan trọng, xuyên suốt của tổ chức đoàn trên địa bàn tỉnh trong thời gian qua.

Ban Thường vụ Tỉnh đoàn Quảng Ngãi đã chỉ đạo các huyện, thị đoàn, thành đoàn và đoàn trực thuộc thành lập câu lạc bộ sáng tạo trẻ, câu lạc bộ khởi nghiệp nhằm tạo điều kiện sinh hoạt, giao lưu, trao đổi kiến thức, cập nhật các thông tin về hoạt động khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo trong đoàn viên, thanh niên. Các cơ sở đoàn đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giới thiệu các hoạt động khởi nghiệp đổi mới sáng tạo với nhiều hình thức như các trang mạng xã hội, cuộc thi, tọa đàm...

Đến nay, tỉnh Quảng Ngãi có 124 sản phẩm đạt OCOP, trong đó 9 sản phẩm 4 sao và 115 sản phẩm 3 sao. Ngoài ra, địa phương này còn nhiều sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu và đặc sản vùng miền.

Năm 2023, tỉnh Quảng Ngãi đặt mục tiêu có 50 sản phẩm OCOP đạt từ 3-4 sao. Cùng với việc nâng cao chất lượng, mẫu mã, tỉnh Quảng Ngãi hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã kết nối cung cầu, tìm kiếm đối tác kinh doanh, mở rộng thị trường.

Thiên Huy
Bài viết cùng chủ đề: đồng bào dân tộc

Tin cùng chuyên mục

Lạng Sơn: cô gái Nùng khởi nghiệp thành công với hồng vành khuyên treo gió

Lạng Sơn: đưa con chữ đến từng bản làng

Sơn La: nâng cao đời sống vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Hà Nội: Chợ phiên vùng cao - Chào năm mới 2025 có gì đặc sắc?

Sơn La: Các hộ dân nghèo xã Chiềng Kheo được hỗ trợ ổn định nhà ở

Lạng Sơn: Chú trọng nâng cao chất lượng cán bộ người dân tộc thiểu số và người có công

Thực hiện hiệu quả chính sách dân tộc trong phát triển kinh tế

Sắc màu văn hóa các dân tộc tỉnh Lai Châu tại TP. Đà Nẵng

Bài 3: Cơ hội cho Hà Giang chuyển mình

Sơn La: Hiệu quả cao từ việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia 1719

Lạng Sơn: Phát huy vai trò người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số

Thuận Châu (Sơn La): Thực hiện tốt Chương trình 1719, nâng cao đời sống đồng bào dân tộc thiểu số

Lạng Sơn: Chú trọng giải pháp căn cơ để giảm nghèo bền vững

Bắc Giang giành 2 giải A tại liên hoan nghệ thuật các dân tộc lần thứ VII năm 2024

Bài cuối: Đảng ta là Đảng vì nước, vì dân

Bắc Giang: Tặng Bằng khen 6 tập thể, 16 cá nhân đóng góp phát triển vùng dân tộc thiểu số

Bài 2: Động lực 'tiên quyết' giúp đồng bào Hà Giang phát triển

Bài 1: Những quyết sách mang ý Đảng, lòng dân

Hội nghị biểu dương đại biểu các dân tộc thiểu số thành phố Đà Nẵng lần thứ II năm 2024

Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Lai Châu: Hướng đến 11 mục tiêu