Thứ ba 05/11/2024 17:26

Kết nối cung - cầu hàng thủ công mỹ nghệ: Tìm đầu ra ổn định cho sản phẩm

Thời gian qua, Bộ Công Thương đã phối hợp với các bộ, ngành, địa phương triển khai nhiều hoạt động khuyến khích, hỗ trợ phát triển sản xuất sản phẩm làng nghề, ngành nghề truyền thống theo hướng hiện đại, công nghiệp. Đồng thời, tổ chức các chương trình kết nối cung - cầu nhằm tìm thị trường trường tiêu thụ trong nước và xuất khẩu cho những sản phẩm này.

Triển khai hiệu quả hoạt động xúc tiến thương mại hàng thủ công mỹ nghê

Được thành lập từ năm 2017, Hợp tác xã (HTX) Vụn Art (Hà Đông, Hà Nội) gồm 10 người khuyết tật chuyên sản xuất sản phẩm thủ công mỹ nghệ (TCMN), có sản phẩm đã đạt tiêu chí sản phẩm OCOP 4 sao của UBND TP. Hà Nội năm 2019. Ông Lê Việt Cường - Chủ nhiệm HTX - cho biết, để tìm đầu ra cho sản phẩm, HTX đã tham gia nhiều chương trình xúc tiến thương mại như cuộc thi thiết kế mẫu sản phẩm TCMN Hà Nội năm 2018 (giành giải Khuyến khích); ký hợp đồng đưa khách nước ngoài đến thăm quan trải nghiệm tại làng lụa Vạn Phúc với các công ty du lịch… Được Bộ Công Thương hỗ trợ tham gia Chương trình Hội nghị quảng bá kết nối sản phẩm làng nghề - Góp phần đẩy mạnh thương hiệu Việt Nam năm 2020 mới đây, HTX hy vọng sẽ tìm được thêm đầu ra cho sản phẩm trong bối cảnh khó khăn của dịch bệnh.

Hiện, cả nước có 5.411 làng nghề và làng có nghề; số hộ và cơ sở làng nghề ở nông thôn tăng lên với tốc độ bình quân 8,8 - 9,8%/năm; tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất bình quân của làng nghề khoảng 15%/năm. Riêng ngành TCMN, đã tạo ra mặt hàng chủ lực của làng nghề, thu hút khoảng 1,5 triệu lao động, mang lại giá trị kim ngạch xuất khẩu khoảng 1,7 tỷ USD/năm. Tuy nhiên, đầu ra, thương hiệu, quảng bá sản phẩm chưa bài bản là vấn đề chung của các làng nghề nói chung và ngành TCMN nói riêng.

Trước tình hình đó, bà Đinh Bảo Linh - Phó giám đốc Trung tâm Thông tin công nghiệp và Thương mại (Bộ Công Thương) - cho biết, Bộ Công Thương đã tổ chức Hội nghị Quảng bá kết nối sản phẩm làng nghề - góp phần đẩy mạnh thương hiệu Việt Nam năm 2020 nhằm chia sẻ kinh nghiệm, khó khăn, trở ngại trong thực tiễn quá trình triển khai quảng bá, xúc tiến thương mại sản phẩm làng nghề. Đây là cơ hội để các bộ, ban, ngành, địa phương và cơ sở sản xuất làng nghề, nghệ nhân, HTX, hiệp hội ngành hàng, doanh nghiệp trao đổi, đề xuất một số biện pháp khuyến khích phát triển sản phẩm, mặt hàng là lợi thế của vùng miền, tỉnh, thành phố trong cả nước; xây dựng và phát triển mạng lưới phân phối sản phẩm làng nghề giữa các doanh nghiệp, hộ sản xuất, HTX... với đối tác, chuỗi phân phối. Đây cũng là dịp các đơn vị chia sẻ, kiến nghị định hướng tuyên truyền, quảng bá, kết nối thị trường cho sản phẩm làng nghề trong thời gian tới; đề xuất chính sách khuyến khích, ưu đãi thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển và tiêu thụ sản phẩm làng nghề, xây dựng thương hiệu làng nghề…

Đáng chú ý, các chuyên gia đã chia sẻ, hỗ trợ hộ sản xuất, làng nghề về quy luật để tiếp cận thị trường, nâng cao chất lượng sản phẩm địa phương… Tại hội nghị, dưới sự chứng kiến của Bộ Công Thương, Biên bản ghi nhớ hợp tác giữa các làng nghề truyền thống và doanh nghiệp đã được tổ chức, giúp tăng cường đưa sản phẩm làng nghề vào giới thiệu, tiêu thụ tại các điểm du lịch, chuỗi siêu thị, khu tham quan… và xuất khẩu đi các thị trường trên thế giới.

Bộ Công Thương triển khai hiệu quả các hoạt động xúc tiến thương mại, quảng bá… đã giúp duy trì và tăng số hộ sản xuất, số lao động tại làng nghề, đáp ứng sản lượng, sản phẩm phục vụ nhu cầu tiêu dùng và xuất khẩu.
Bảo Ngọc

Tin cùng chuyên mục

Vĩnh Phúc: Tăng cường đầu tư hệ thống phân phối tiêu thụ hàng Việt Nam

Bắc Ninh: Người dân đã hình thành rõ nét thói quen tin dùng hàng Việt

Quảng Ninh: Lan toả hàng Việt về nông thôn, miền núi, vùng sâu vùng xa

Hà Nội: 150 gian hàng tham gia Lễ hội Thương hiệu sản phẩm thời trang Việt năm 2024

Đưa hàng Việt chất lượng cao đến với người tiêu dùng Nam Định

Tinh hoa đường phèn xứ Quảng

Mở rộng thị trường, gia tăng nội lực hàng Việt

Thanh Hóa trưng bày, giới thiệu sản phẩm nông sản năm 2024 có gì đặc biệt?

Ninh Bình: Sức mua của người tiêu dùng với hàng Việt Nam ngày càng tăng cao

Bình Dương đẩy mạnh xúc tiến thương mại nâng cao giá trị sản phẩm OCOP

Hàng Việt Nam chinh phục người Việt Nam: Chìa khoá cạnh tranh với hàng nhập ngoại

Quảng Ninh: 30 gian hàng tiêu chuẩn tại Tuần hàng Việt về huyện Ba Chẽ năm 2024

Tuyên Quang: Lần đầu xuất khẩu sản phẩm OCOP sang Vương quốc Anh

Phú Yên: Lan tỏa tinh thần dùng hàng Việt

Trà Vinh đưa hàng Việt đến người tiêu dùng nông thôn

Đồng Nai: Mở rộng kênh phân phối hàng Việt

Phú Thọ: Tích cực hưởng ứng Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”

Đà Nẵng: Phiên chợ nông sản hướng ứng Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam

Thanh Hóa: Đẩy mạnh Cuộc vận động 'Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam'

Hà Nam: Tiếp tục vận động nhân dân xây dựng văn hóa, thói quen tiêu dùng hàng Việt