Hàng Việt Nam chinh phục người Việt Nam: Chìa khoá cạnh tranh với hàng nhập ngoại

Việc hàng nước ngoài tràn vào Việt Nam với giá cạnh tranh là chuyện bình thường, đòi hỏi hàng Việt phải tự nâng cao chất lượng để chinh phục người tiêu dùng.
Đà Nẵng: Phiên chợ nông sản hướng ứng Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam Phú Thọ: Tích cực hưởng ứng Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”

Hàng Trung Quốc tràn vào Việt Nam với giá rẻ

Là một bà nội trợ, hàng tháng, nhu cầu mua sắm của chị Hoàng Thị Mai (Cầu Giấy), rất lớn. Trước đây, chị thường đến siêu thị để mua hàng, nhưng hiện nay, chị thích mua hàng qua các sàn thương mại điện tử.

“Các sàn thương mại điện tử hiện nay rất hiện đại, khách hàng có thể được xem video trực tiếp hoặc được gửi hình ảnh sản phẩm cho người mua chọn lựa. Bên cạnh đó, rất nhiều sàn thương mại điện tử hỗ trợ phí ship hàng (phí vận chuyển), nên sản phẩm có giá rất tốt. Đặc biệt, hiện nhiều mặt hàng Trung Quốc đặt mua trên sàn sàn thương mại điện tử của Trung Quốc như Taobao nhưng vận chuyển về Việt Nam rất nhanh” – chị Mai chia sẻ.

Xu hướng tiêu dùng của chị Mai giống với rất nhiều người tiêu dùng Việt Nam hiện nay. Đặc biệt, người tiêu dùng chọn mua rất nhiều hàng hoá trên các sàn thương mại điện tử Trung Quốc với ưu thế là giá rẻ, hàng hoá đa dạng, phí vận chuyển thấp và đặc biệt là vận chuyển rất nhanh.

Hàng Việt Nam chinh phục người Việt Nam: Chìa khoá cạnh tranh với hàng nhập ngoại
Sản phẩm OCOP là sản phẩm đặc trưng, sức cạnh tranh cao. (Ảnh: Moit)

Theo báo cáo của Sở Công Thương Lào Cai tại Hội nghị ngành Công Thương 28 tỉnh khu vực phía Bắc lần thứ 10, cơ quan này đánh giá hệ thống logistics và hoạt động thương mại điện tử xuyên biên giới phía Trung Quốc đang rất phát triển. Qua các chuyến khảo sát và thông tin từ phía Trung Quốc, Sở này cho biết tỉnh Vân Nam đã hình thành Khu thí điểm thương mại điện tử Trung Quốc - ASEAN (Hà Khẩu) và ở một số cửa khẩu khác dọc trên tuyến biên giới Việt - Trung. Các kho hàng, trung tâm thương mại điện tử tại khu vực biên giới này có chức năng thu gom trong nước và phân phối ở nước ngoài. Cung cấp chức năng giao hàng trực tuyến, livestreams bán lẻ… cung cấp dịch vụ khai báo, kiểm tra, khai báo đặt hàng. Đây là lý do giúp hàng Trung Quốc bán ở Việt Nam luôn có giá rất cạnh tranh, đặc biệt là hàng bán trên các sàn thương mại điện tử.

Thực tế, giá cả cạnh tranh, mẫu mã đa dạng, thao tác đặt hàng khá đơn giản... là những lợi ích nhìn thấy được mà thị trường Trung Quốc mang lại cho người tiêu dùng Việt. Đây chính là lý do khiến các sàn thương mại điện tử Trung Quốc là nền tảng được người tiêu dùng ưa chuộng.

Số liệu từ Metric - một đơn vị chuyên cung cấp dữ liệu thương mại điện tử - cho thấy doanh số quy mô năm sàn thương mại điện tử nêu trên trong 6 tháng đầu năm 2024 đạt 143.900 tỉ đồng, tăng trưởng 54,91% so với cùng kỳ năm ngoái. Nền tảng Shopee tiếp tục dẫn đầu với doanh thu 53.740 tỉ đồng, đạt 67,9% thị phần. Có sự bứt phá rất nhanh dù mới xuất hiện ở Việt Nam, TikTok Shop - ứng dụng thương mại điện tử của Trung Quốc đã đứng thứ hai với 18.360 tỉ đồng, chiếm 23,2% thị phần.

Theo Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam, 1688.com là trang web thương mại điện tử bán hàng sỉ lớn nhất Trung Quốc, gần đây đã chính thức cho phép nhà kinh doanh ở Việt Nam đăng ký mua hàng, thanh toán và đã có ngôn ngữ tiếng Việt. Điều này cho thấy Việt Nam đang là tầm ngắm mở rộng địa bàn của nền tảng này. Cũng từ đầu tháng 10, Temu là sàn bán hàng giá rẻ xuyên biên giới của Trung Quốc, được cho là đã âm thầm tiến vào Việt Nam. Dù hiện tại phiên bản website của Temu Việt Nam vẫn còn khá thô sơ, nhưng cam kết thời gian giao hàng chỉ từ 4 - 7 ngày.

Hiện nay, cạnh tranh trên thị trường là điều rất bình thường. Do đó, việc mở cửa thị trường cho các sản phẩm của 2 nước cũng là điều bình thường. Ông Nguyễn Bình Minh, Ủy viên Ban chấp hành Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (VECOM), đánh giá khi các trang thương mại điện tử Trung Quốc có các động thái nhắm đến thị trường Việt Nam, đối tượng được hưởng lợi chính là người tiêu dùng. Người tiêu dùng sẽ có nhiều cơ hội được lựa chọn hàng hóa với giá rẻ hơn. Tuy nhiên, chính điều này đang tạo áp lực lớn cho các doanh nghiệp, hộ kinh doanh nhỏ lẻ trong nước.

Đặc biệt, những mặt hàng đặc trưng (cà phê, sản phẩm OCOP,...) của Việt Nam có thể tận dụng kênh phân phối này và hệ thống logistics phía Trung Quốc để đưa hàng đến tay người tiêu dùng Trung Quốc.

Giải pháp nào cho doanh nghiệp Việt?

Người tiêu dùng được hưởng lợi, song dưới góc độ doanh nghiệp sản xuất, việc hàng hoá Trung Quốc hay các sàn thương mại điện tử Trung Quốc cũng cạnh tranh mạnh mẽ với doanh nghiệp Việt Nam. Bởi sự cạnh tranh về giá sẽ ngày càng gay gắt, lợi thế hàng hóa trên các trang thương mại điện tử Trung Quốc như Taobao, 1688 có giá rất rẻ, cạnh tranh trực tiếp với hàng hoá Việt Nam.

Trao đổi với phóng viên Báo Công Thương, chuyên gia kinh tế Vũ Vinh Phú cho biết, nhìn một cách công bằng, doanh nghiệp Việt Nam cũng có lợi thế nhất định trên sân nhà để cạnh tranh với hàng hóa Trung Quốc như thấu hiểu được thị trường và thị hiếu của người tiêu dùng trong nước. Bên cạnh đó, doanh nghiệp Việt Nam có những lợi thế ở những mặt hàng mang tính địa phương như nông sản, hoặc hàng đặc sản, sản phẩm OCOP…

Trong bối cảnh đó, ông Vũ Vinh Phú cho rằng, doanh nghiệp Việt cần tập trung xây dựng thương hiệu, đẩy mạnh chiến lược người Việt Nam dùng hàng Việt Nam, đi sâu vào chất lượng sản phẩm, tập trung công nghệ mới, nâng cấp các dịch vụ để phục vụ khách hàng nhanh và hiệu quả hơn. Bên cạnh đó, tối ưu hoá sản xuất để giảm giá thành.

Ông Vũ Vinh Phú cũng cho rằng, Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam được triển khai 15 năm qua đã giúp cho hàng Việt Nam được người tiêu dùng ưa chuộng. Đây cũng là cơ hội để doanh nghiệp nâng cao sức cạnh tranh cho sản phẩm của mình. Do đó, nếu tiếp tục nâng cao sức cạnh tranh, nhìn một cách lạc quan, doanh nghiệp Việt Nam có thể tận dụng các nền tảng thương mại điện tử Trung Quốc để tiếp cận người tiêu dùng nước bạn.

Lan Phương
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: thương mại điện tử

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Bộ Công Thương hỗ trợ, đồng hành cùng doanh nghiệp đưa thương hiệu Việt vươn xa

Bộ Công Thương hỗ trợ, đồng hành cùng doanh nghiệp đưa thương hiệu Việt vươn xa

Trong sự thành công của hàng Việt, thương hiệu Việt phải kể đến vai trò dẫn dắt của Bộ Công Thương trong định hướng chiến lược, cập nhật thông tin thị trường.
Hàng Việt và giải pháp đối mặt với những ‘gã khổng lồ’ thương mại điện tử

Hàng Việt và giải pháp đối mặt với những ‘gã khổng lồ’ thương mại điện tử

Hàng Việt Nam đã, đang và sẽ chịu sức ép từ hàng nhập khẩu giá rẻ, đặc biệt là hàng nhập khẩu từ các nền tảng thương mại điện tử xuyên biên giới.
Bình Thuận đưa hàng Việt về vùng núi, vùng sâu, vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Bình Thuận đưa hàng Việt về vùng núi, vùng sâu, vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Phiên chợ hàng Việt về miền núi, vùng sâu, vùng đồng bào dân tộc huyện Tánh Linh năm 2024 sẽ có sự tham gia của 10 - 15 doanh nghiệp, với 25 - 30 gian hàng.
Đà Nẵng: Lan tỏa hàng Việt gắn với du lịch - nhìn từ chợ Hàn

Đà Nẵng: Lan tỏa hàng Việt gắn với du lịch - nhìn từ chợ Hàn

Điểm giới thiệu và bán sản phẩm hàng Việt tại chợ Hàn - chợ du lịch của TP. Đà Nẵng - đã quảng bá, lan toả hàng Việt đến với khách du lịch quốc tế.
Bắc Kạn: Mở rộng thị trường gắn với Cuộc vận động ‘Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam’

Bắc Kạn: Mở rộng thị trường gắn với Cuộc vận động ‘Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam’

Tỉnh Bắc Kạn đã và đang triển khai thực hiện có hiệu quả Đề án phát triển thị trường trong nước gắn với Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam.

Tin cùng chuyên mục

Cuộc vận động

Cuộc vận động 'Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam' giúp ‘kết nối’ sản phẩm DRC đến nhiều doanh nghiệp

Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam đã kết nối nhu cầu sử dụng hàng Việt, giúp sản phẩm săm lốp DRC được nhiều doanh nghiệp ưu tiên sử dụng.
Hàng Việt, thương hiệu Việt trong hành trình

Hàng Việt, thương hiệu Việt trong hành trình 'vươn vai vạn dặm'

Trong hành trình 'vươn vai vạn dặm' ra thế giới, với sự xuất hiện trên kệ siêu thị của các 'ông lớn, hai tiếng 'tự hào' hàng Việt hiện diện trong mỗi chúng ta.
Ổn định nguồn cung hàng hoá thiết yếu cho người dân Thủ đô trong mọi hoàn cảnh

Ổn định nguồn cung hàng hoá thiết yếu cho người dân Thủ đô trong mọi hoàn cảnh

Ổn định nguồn cung hàng hoá thiết yếu cho người dân Thủ đô trong mọi hoàn cảnh là giải pháp trọng tâm ngành Công Thương Hà Nội đẩy mạnh triển khai.
Nâng cao vai trò CVĐ Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Nâng cao vai trò CVĐ Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam cần cách triển khai mới nhằm mang lại hiệu quả cao nhất.
Gia Lai: Nâng cao chất lượng sản phẩm, tạo thói quen tiêu dùng hàng Việt

Gia Lai: Nâng cao chất lượng sản phẩm, tạo thói quen tiêu dùng hàng Việt

Nhằm thúc đẩy sản xuất kinh doanh, tiêu dùng hàng Việt, tỉnh Gia Lai đã chú trọng đến việc triển khai cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”.
Phó Thủ tướng Lê Thành Long: Ngành Công Thương có nhiều nỗ lực, sáng tạo, triển khai bài bản Cuộc vận động

Phó Thủ tướng Lê Thành Long: Ngành Công Thương có nhiều nỗ lực, sáng tạo, triển khai bài bản Cuộc vận động

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long đánh giá, ngành Công Thương có nhiều nỗ lực, sáng tạo, triển khai bài bản Cuộc vận động Người Việt ưu tiên dùng hàng Việt.
Gala 15 năm ngành Công Thương thực hiện Cuộc vận động

Gala 15 năm ngành Công Thương thực hiện Cuộc vận động 'Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam'

Sáng 12/11, Bộ Công Thương tổ chức Gala 15 năm ngành Công Thương thực hiện Cuộc vận động 'Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam' do Bộ Chính trị phát động.
Phó Chủ tịch UB TWMTTQ Tô Thị Bích Châu: Bộ Công Thương giữ vai trò nòng cốt thực hiện Cuộc vận động

Phó Chủ tịch UB TWMTTQ Tô Thị Bích Châu: Bộ Công Thương giữ vai trò nòng cốt thực hiện Cuộc vận động

Phó Chủ tịch Uỷ ban TWMTTQ Tô Thị Bích Châu đánh giá cao vai trò của Bộ Công Thương trong thực hiện Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”.
15 năm Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam: Dấu ấn của Bộ Công Thương

15 năm Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam: Dấu ấn của Bộ Công Thương

Bộ Công Thương được đánh giá là một trong những bộ, ngành đi đầu trong triển khai Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam suốt 15 năm qua.
Longform | Doanh nghiệp Việt đưa sản phẩm Việt ‘rạng danh’ trên thị trường

Longform | Doanh nghiệp Việt đưa sản phẩm Việt ‘rạng danh’ trên thị trường

Quá trình nỗ lực của doanh nghiệp Việt đã giúp các sản phẩm của mình xây dựng được thương hiệu, trong đó có nhiều thương hiệu mạnh, được ưa chuộng.
Các địa phương, doanh nghiệp ‘dồn tổng lực’ kích cầu tiêu dùng hàng Việt Nam dịp cuối năm

Các địa phương, doanh nghiệp ‘dồn tổng lực’ kích cầu tiêu dùng hàng Việt Nam dịp cuối năm

Thực hiện Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam, các địa phương, doanh nghiệp đang “dồn tổng lực” kích cầu tiêu dùng hàng Việt Nam cuối năm.
Khai mạc Tuần hàng Việt Nam tại Udon Thani, Thái Lan 2024

Khai mạc Tuần hàng Việt Nam tại Udon Thani, Thái Lan 2024

Ngày 7/11, Central Retail Việt Nam và Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư TP. Hồ Chí Minh phối hợp tổ chức lễ khai mạc Tuần hàng Việt Nam tại Thái Lan 2024.
Hàng giá rẻ tràn vào Việt Nam và câu chuyện ‘tiếp sức’ cho hàng hoá Việt

Hàng giá rẻ tràn vào Việt Nam và câu chuyện ‘tiếp sức’ cho hàng hoá Việt

Việc hàng Việt Nam phải liên tiếp “đối đầu” với hàng giá rẻ từ nước ngoài không phải câu chuyện mới. Hàng Việt đã chuẩn bị tâm thế ra sao cho việc này?
Bộ Công Thương tổ chức Chương trình Nhận diện hàng Việt Nam năm 2024

Bộ Công Thương tổ chức Chương trình Nhận diện hàng Việt Nam năm 2024

Bộ Công Thương ban hành Văn bản số 8791/BCT-TTTN ngày 1/11/2024 về việc hưởng ứng Chương trình nhận diện hàng Việt Nam thường niên trên toàn quốc năm 2024.
Sơn La: Tạo thói quen ưu tiên trong mua sắm, sử dụng hàng Việt

Sơn La: Tạo thói quen ưu tiên trong mua sắm, sử dụng hàng Việt

Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” tại Sơn La đã và đang tác động tích cực đến toàn xã hội, người dân, tạo thói quen mua sắm hàng Việt.
Yên Bái: Hỗ trợ doanh nghiệp chinh phục người tiêu dùng Việt

Yên Bái: Hỗ trợ doanh nghiệp chinh phục người tiêu dùng Việt

Thời gian qua, Sở Công Thương tỉnh Yên Bái đã triển khai nhiều giải pháp nhằm hỗ trợ doanh nghiệp chinh phục người tiêu dùng Việt.
Hà Nam: Tiếp tục vận động nhân dân xây dựng văn hóa, thói quen tiêu dùng hàng Việt

Hà Nam: Tiếp tục vận động nhân dân xây dựng văn hóa, thói quen tiêu dùng hàng Việt

100% các sở, ban, ngành trên địa bàn tỉnh Hà Nam hưởng ứng Cuộc vận động ‘Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam’ bằng việc mua sắm đồ dùng là hàng Việt Nam.
Cao Bằng: Hàng Việt Nam chiếm tỷ lệ cao tại kênh phân phối

Cao Bằng: Hàng Việt Nam chiếm tỷ lệ cao tại kênh phân phối

Hiện nay, hệ thống phân phối trên địa bàn tỉnh Cao Bằng có 5 siêu thị, 81 chợ, khoảng 7.000 cửa hàng bán lẻ, trong đó 90 - 95% hàng thiết yếu là hàng Việt Nam.
Lan tỏa tình yêu hàng Việt

Lan tỏa tình yêu hàng Việt

Sự chung tay vào cuộc của các địa phương trong triển khai Cuộc vận động 'Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam' đã giúp lan tỏa tình yêu hàng Việt.
Bắc Ninh đẩy mạnh xây dựng Điểm bán hàng Việt Nam

Bắc Ninh đẩy mạnh xây dựng Điểm bán hàng Việt Nam

Cùng với công tác tuyên truyền, vận động, việc xây dựng triển khai mô hình Điểm bán hàng Việt Nam được các đơn vị trong tỉnh Bắc Ninh tích cực tham gia.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động