Thứ bảy 28/12/2024 19:14

Huyện Mộc Châu (Sơn La): Lan tỏa mô hình trồng rau an toàn

Những năm gần đây, thương hiệu rau an toàn Mộc Châu đã được nhiều người tiêu dùng biết đến thông qua việc xây dựng chuỗi sản xuất từ đồng ruộng tới siêu thị.

Ở độ cao trung bình hơn 1.000m so với mực nước biển, khí hậu lạnh, thổ nhưỡng màu mỡ là điều kiện lý tưởng cho huyện Mộc Châu phát triển sản xuất rau an toàn. Huyện Mộc Châu hiện có trên 3.000ha rau, củ, quả các loại, sản lượng ước đạt trên 27.600 tấn/năm. Trong đó, nhiều hợp tác xã (HTX) đã sản xuất rau hữu cơ để tham gia chuỗi liên kết sản xuất.

Rau, củ của Mộc Châu được trồng theo tiêu chuẩn VietGAP

Thời gian qua, nhờ việc ứng dụng công nghệ cao, các doanh nghiệp, HTX và hộ nông dân trên địa bàn cao nguyên Mộc Châu đã sản xuất hàng trăm ha rau xanh, củ, quả theo tiêu chuẩn VietGAP. Trong đó, các doanh nghiệp, HTX và hộ nông dân ở Mộc Châu đã phát triển được các chuỗi cung ứng rau, quả an toàn đến các siêu thị, cửa hàng bán lẻ, các bếp ăn tập thể, nhà hàng, khách sạn cho các thành phố lớn.

Đơn cử, HTX Rau an toàn Tự Nhiên ở xã Đông Sang (Mộc Châu, Sơn La) là một trong những HTX tiên phong trong sản xuất rau an toàn ở Mộc Châu. Kinh nghiệm nhiều năm trồng rau cung ứng cho thị trường đã giúp HTX rau an toàn Tự Nhiên hình thành được những khả năng bám sát nhu cầu thị trường để điều chỉnh sản xuất cho phù hợp và mang lại hiệu quả cao nhất. Đến nay, HTX này đã và đang sản xuất các loại rau, củ, quả theo tiêu chuẩn VietGAP.

Để đảm bảo cung ứng rau, củ, quả các loại ra thị trường, HTX đã có kế hoạch sản xuất và ký hợp đồng với các siêu thị như Metro, Big C, AEON… Theo bà Nguyễn Thị Luyến, Giám đốc HTX Rau an toàn Tự Nhiên, HTX đã có thời gian quan sát, tổng hợp để phân công cho các xã viên.

Nhận thức được việc phát triển trồng các loại rau an toàn gắn với ứng dụng công nghệ cao, các doanh nghiệp, HTX và hộ nông dân trên cao nguyên Mộc Châu đã đầu tư xây dựng nhà lưới, nhà kính, mua máy móc, thiết bị, hệ thống tưới nhỏ giọt, tưới phun sương để sản xuất hàng trăm ha rau xanh, củ, quả theo tiêu chuẩn VietGAP. Từ đây, các loại rau, củ, quả an toàn của Mộc Châu đã dần đi vào các siêu thị, cửa hàng bán lẻ cũng như các bếp ăn tập thể…

Bên cạnh đó, HTX còn tích cực phối hợp với các ngành chức năng tổ chức nhiều đợt tập huấn chuyển giao, ứng dụng khoa học, kỹ thuật, giúp bà con dần chuyển đổi phương thức sản xuất truyền thống sang phương thức canh tác mới. Do đó, sản phẩm rau an toàn của HTX luôn có chất lượng tốt, được người tiêu dùng ưa chuộng.

Tương tự, Công ty Cổ phần Green Farm Mộc Châu hiện có 10ha trồng rau với 4ha trồng trong nhà có mái che. Ngoài phần sản xuất, công ty còn liên kết với khoảng 100 hộ trồng rau ở các xã của hai huyện Mộc Châu và Vân Hồ của tỉnh. Đến nay, sản phẩm rau của công ty này đã được tiêu thụ chính tại các hệ thống siêu thị ở Hà Nội như Vinmart, Big C, Lotte…

Theo đó, ngay từ khâu tìm hiểu thị trường, các doanh nghiệp, HTX của Mộc Châu đã tìm hiểu kỹ các sản phẩm mà đối tác, các siêu thị đang tiêu thụ. Trong đó, các sản phẩm rau hữu cơ đang chiếm lĩnh thị trường đem lại hiệu quả kinh tế cao. Do vậy, các doanh nghiệp, HTX đã xác định hướng sản xuất rau theo mô hình hữu cơ để nâng cao chất lượng sản phẩm và hiệu quả kinh tế cho các thành viên HTX.

Theo lãnh đạo huyện Mộc Châu, hiện huyện đang định hướng, khuyến khích cũng như hỗ trợ nông dân cách để tổ chức sản xuất các nhóm cây rau và hoa màu với nhóm các cây rau, cây ăn lá, thân củ theo hướng sản xuất an toàn để cung cấp cho người dân trong tỉnh cũng như các thị trường như Hà Nội và một số tỉnh.

Bên cạnh đó, việc quảng bá, giới thiệu sản phẩm rau cũng được huyện Mộc Châu triển khai đồng bộ bằng các hình thức nhằm tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, qua các sàn thương mại điện tử. Đồng thời, trên cơ sở định hướng nâng tầm thương hiệu rau an toàn Mộc Châu, huyện cũng định hướng đưa rau an toàn phát triển thành thế mạnh của vùng, mở ra những thị trường tiêu thụ tiềm năng cho các doanh nghiệp và HTX tại địa phương.

Sự phát triển mô hình nông nghiệp đã và đang đem lại hiệu quả kinh tế - xã hội cho người dân tại địa phương.
Trang Anh
Bài viết cùng chủ đề: Người tiêu dùng

Tin cùng chuyên mục

Năm 2025, Bà Rịa - Vũng Tàu kỳ vọng bứt phá hoàn thành các mục tiêu

Mật mía Thạch Thành, hương vị Tết cổ truyền ở xứ Thanh

Ngành Công Thương Cần Thơ 2024: Dấu ấn từ những con số biết nói

Ngành Công Thương Hải Phòng: Dấu ấn tăng trưởng trong năm nhiều biến động

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận kiến nghị cơ chế đẩy nhanh tiến độ dự án điện hạt nhân

Hợp tác xã Nấm Tam Đảo: Hỗ trợ người dân làng Nủ khôi phục nghề trồng dâu nuôi tằm, dệt lụa

TP. Hải Phòng chi 4.000 tỷ đồng cho thu nhập tăng thêm đối với công chức trong 3 năm

Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 3 - Vào cuộc với hào khí anh hùng

Bài 2 - Tự hào vì quê hương có nhà máy điện hạt nhân

Hậu Giang: Phát triển công nghiệp là ưu tiên hàng đầu trong năm 2025

Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 1 - Đồng thuận và mong chờ

Khởi công cụm công nghiệp Bắc Sơn 2, vốn đầu tư hơn 280 tỷ đồng

Năm 2025, Tây Ninh thúc đẩy phát triển công nghiệp chế biến, chế tạo

Nhận diện các thương hiệu OCOP tại Thanh Hóa: Bài 3- Những bất cập trong triển khai thực hiện Chương trình OCOP

Năm 2025, Đồng Nai ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng kinh tế 2 con số

Bài 2 - Nâng sao đếm số, nhiều OCOP đứng trước nguy cơ ''chết yểu''

Bà Rịa – Vũng Tàu: Khởi động dự án khu công nghiệp thông minh, sinh thái

Ninh Thuận: Đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu tư vào các ngành kinh tế trọng điểm

Nhận diện các thương hiệu OCOP tại Thanh Hóa: Bài 1- OCOP, làn gió mới trong phát triển kinh tế nông thôn

Tuyên Quang: Sản xuất tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp theo hướng bền vững