Thứ tư 27/11/2024 16:12

Home PayLater sẽ thay đổi cuộc chơi mua sắm trực tuyến

Home Credit Việt Nam đã đầu tư 200 tỷ đồng phát triển công nghệ, mở rộng đối tác sản phẩm Home PayLater với kỳ vọng sẽ thay đổi cuộc chơi mua sắm trực tuyến.

Home Credit đã hiện diện tại Việt Nam hơn 14 năm, phục vụ hơn 14 triệu khách hàng người Việt và trở thành thương hiệu uy tín hàng đầu, ông Michal Skalicky - Giám đốc Quan hệ khách hàng tại Home Credit Việt Nam – chia sẻ, quãng thời gian này đủ dài để chúng tôi chứng kiến sự phát triển vượt bậc của Việt Nam cũng như sự thay đổi trong nhu cầu và hành vi của khách hàng. Chúng tôi bắt đầu từ những sản phẩm cho vay trả góp xe máy, rồi theo thời gian phát triển thêm những sản phẩm tiêu dùng khách như các mặt hàng điện máy gia dụng, điện tử.

CCO Home Credit đặt tham vọng công ty trở thành đơn vị cung cấp dịch vụ “mua trước trả sau” hàng đầu tại Việt Nam

“Mua sắm trực tuyến tăng trưởng mạnh, kéo theo nhu cầu về những giải pháp tài chính trực tuyến nhanh và tiện lợi. Khách hàng ngày nay cũng cần trải nghiệm các sản phẩm tài chính đồng nhất trên tất cả lĩnh vực và nhiều nền tảng, ví dụ như mua hàng cũng dễ dàng chỉ bằng vài cú nhấp chuột. Đó là lý do Home PayLater ra đời”, ông Michal Skalicky chia sẻ.

Cụ thể, để mở một tài khoản Home PayLater, khách hàng chỉ cần dùng điện thoại chụp ảnh selfie, hình chứng minh nhân dân và điền một số thông tin cơ bản. Trong vòng 30 giây, họ sẽ thấy được hạn mức có thể chi tiêu ngay lập tức. Toàn bộ quá trình này không mất quá 5 phút. Chỉ một click nhấp chuột nữa là có thể trực tiếp mua hàng ngay mà không cần chờ đợi. Bên cạnh đó, khách hàng giờ đây đã có thể mua món hàng họ vẫn mơ ước và thanh toán trong vòng 30 hoặc 90 ngày mà không cần trả thêm lãi suất.

Ở góc độ người bán, họ thường vuột mất những khách hàng tiềm năng - là những người rất muốn mua sản phẩm nhưng không đủ tiền để mua ngay lúc đó. Trong khi đó Home PayLater có khả năng tăng tỷ lệ chuyển đổi các window shoppers (những người chỉ xem chứ không mua hàng) thành người mua hàng thực sự.

Có thể nói, đây là giải pháp có lợi cho cả người mua lẫn người bán. Trong đó, sự tiện lợi, nhanh chóng và tỷ lệ phê duyệt cao tạo nên sự cạnh tranh và khác biệt của sản phẩm Home PayLater.

Nhìn về bức tranh thị trường, “mua trước trả sau” trên thế giới cũng như đánh giá về dư địa tăng trưởng ở Việt Nam, ông Michal Skalicky cho hay, mô hình “mua trước trả sau” đã khá phát triển ở châu Âu và Mỹ. Tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương, những quốc gia phát triển nhất là Australia, New Zealand, Singapore và Malaysia. Tăng trưởng toàn khu vực dự kiến lên đến 40% trong ba năm tới.

Riêng tại Việt Nam, thị trường còn mới chớm. Tuy nhiên, chúng ta có thể thấy được những người trẻ tuổi đang rất muốn sử dụng phương thức này, nhưng thực tế trên thị trường chưa có nhiều đơn vị cung cấp dịch vụ. Do đó chúng tôi tin rằng thị trường sẽ còn nhiều dư địa để phát triển. Hiện tại Home PayLater bắt đầu với sàn thương mại điện tử Tiki, nhưng trong tương lai sẽ mở rộng tới các cửa hàng vật lý.

Cũng theo ông Michal Skalicky, “mua trước trả sau” là cải tiến mới trong ngành tài chính, trong đó tất cả đơn vị cung cấp đều đang học cách cân bằng lợi ích giữa khách hàng và trách nhiệm tài chính với các bên liên quan. Từ góc độ công nghệ, mô hình này cũng khá thách thức, buộc các công ty hoàn toàn chuyển đổi số trong việc lựa chọn khách hàng để cho vay một cách chính xác và nhanh chóng. Thị trường ngày càng cạnh tranh mạnh mẽ hơn khi có nhiều công ty công nghệ tham gia.

Nguyễn Hạnh
Bài viết cùng chủ đề: thương mại điện tử

Tin cùng chuyên mục

Phát triển thương mại điện tử: Cần cân nhắc đến yếu tố phát triển bền vững

Hội thảo 'Phát triển thương mại điện tử trong kỷ nguyên số' năm 2024

Thương mại điện tử xuyên biên giới: Cơ hội và thách thức cho xuất khẩu sản phẩm Việt

Diễn đàn kết nối và phát triển thương mại điện tử 2024

Hôm nay 25/11, bắt đầu Ngày mua sắm trực tuyến Việt Nam (Online Friday 2024)

Chuyển đổi số để hàng Việt Nam vươn xa trên thị trường quốc tế

Sáng nay diễn ra tọa đàm ‘Thương mại điện tử - Đưa hàng Việt vươn mình trong kỷ nguyên số’

Bộ Công Thương đóng vai trò rất lớn trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế số quốc gia

Hỗ trợ chuyển đổi số lĩnh vực bán buôn, bán lẻ: Nâng sức cạnh tranh cho nền kinh tế

Thứ trưởng Trương Thanh Hoài: Thương mại điện tử là điểm sáng của phát triển kinh tế - xã hội

Sự kiện thương mại điện tử thúc đẩy phát triển kinh tế số ngành Công Thương 2024

Tăng trách nhiệm của sàn thương mại điện tử trong ngăn chặn hàng giả, hàng lậu

Online Friday 2024: Bước nhảy vọt của hàng Việt trong kỷ nguyên thương mại điện tử

3 nội dung chính của Diễn đàn Thương mại điện tử và Kinh tế số ngành Công Thương 2024

Mô hình 'con tôm ôm cây lúa' đưa đặc sản An Giang lên sàn thương mại điện tử

Công ty Coca-Cola Việt Nam: Đào tạo kinh doanh thương mại điện tử từ sản phẩm sơn mài truyền thống

Thương mại điện tử là động lực chính thúc đẩy tăng trưởng kinh tế số Việt Nam

Online Friday 2024: Kích hoạt hàng loạt khuyến mãi hấp dẫn, lan tỏa giá trị hàng Việt trên nền tảng số

Tổng cục Hải quan chỉ đạo quản lý hàng nhập khẩu giao dịch qua thương mại điện tử

Bộ Công Thương ra 'tối hậu thư' với sàn thương mại điện tử Temu, Shein