Thứ hai 23/12/2024 19:22

Hội nghị xúc tiến thương mại, đầu tư và hợp tác kinh tế Việt Nam – Trung Quốc (Vân Nam)

Hội nghị xúc tiến thương mại, đầu tư và hợp tác kinh tế Việt Nam-Trung Quốc (Vân Nam) được Cục Xúc tiến thương mại phối hợp với Sở Thương mại Vân Nam tổ chức.

Hội nghị xúc tiến thương mại, đầu tư và hợp tác kinh tế Việt Nam – Trung Quốc (Vân Nam) có sự tham dự của ông Vũ Bá Phú - Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại, đại diện một số đơn vị khác thuộc Bộ Công Thương, ông Lý Thần Dương – Giám đốc Sở Thương mại tỉnh Vân Nam (Trung Quốc), ông Lý Chấn Dân - Tham tán thương mại, Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam, đại diện Sở Công Thương các tỉnh thành phố trong khuôn khổ hợp tác giữa Cục Xúc tiến thương mại và Sở Thương mại Vân Nam, cùng đông đảo doanh nghiệp.

Ông Vũ Bá Phú - Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại phát biểu tại hội nghị

Phát biểu tại sự kiện, ông Vũ Bá Phú - Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại, cho hay: Mặc dù chịu nhiều ảnh hưởng tiêu cực từ đại dịch Covid-19 nhưng hoạt động hợp tác kinh tế, thương mại Việt Nam – Trung Quốc vẫn không ngừng phát triển.

Theo thống kê của Hải quan Việt Nam, năm 2022, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam với Trung Quốc đạt 175,6 tỷ USD, tăng 5,5% so với cùng kỳ năm 2021. Trung Quốc tiếp tục là đối tác thương mại và thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam.

Tỉnh Vân Nam có vai trò rất lớn trong hợp tác kinh tế, thương mại giữa hai nước. Vân Nam có chung đường biên giới với 4 tỉnh phía Bắc của Việt Nam, gồm: Lào Cai, Hà Giang, Lai Châu, Điện Biên. Đồng thời là cửa ngõ giao thương quan trọng trong tuyến hành lang kinh tế Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh. Với vị trí thuận lợi nêu trên, tỉnh Vân Nam là cầu nối hữu hiệu cho hàng hóa của Việt Nam tiến sâu, vươn xa đến các tỉnh, thành phố khu vực Tây Nam của Trung Quốc và là cửa ngõ quan trọng đưa các sản phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp Trung Quốc thông qua Việt Nam đến với thị trường khu vực ASEAN giàu tiềm năng.

Ông Lý Thần Dương - Giám đốc Sở Thương mại Vân Nam phát biểu

Tuy có vị trí, vai trò quan trọng và thị trường đầy tiềm năng với dân số 47 triệu người nhưng hợp tác kinh tế, thương mại của Việt Nam với Vân Nam còn chưa tương xứng. Năm 2022, kim ngạch thương mại Việt Nam – Vân Nam mới chỉ đạt 3,2 tỷ USD, chiếm tỷ trọng còn rất khiêm tốn trong tổng kim ngạch thương mại Việt Nam – Trung Quốc. “Tiềm năng và dư địa để khai thác và phát triển hợp tác kinh tế, thương mại giữa các địa phương của Việt Nam và tỉnh Vân Nam còn rất lớn”, ông Vũ Bá Phú nhấn mạnh.

Lãnh đạo Cục Xúc tiến thương mại cũng bày tỏ: Hội nghị được tổ chức trong bối cảnh hoạt động kinh tế, thương mại giữa các cửa khẩu Việt Nam – Trung Quốc đang được khôi phục hoàn toàn sau 3 năm chịu ảnh hưởng của đại dịch Covid-19. Cũng là hoạt động có ý nghĩa nhằm triển khai nhận thức chung đã đạt được tại Bản ghi nhớ hợp tác phát triển thương mại giữa Sở Công Thương 12 tỉnh, thành phố của Việt Nam và Cục Xúc tiến thương mại với Sở Thương mại tỉnh Vân Nam.

Để tiếp tục làm sâu sắc thêm mối quan hợp tác kinh tế, thương mại giữa các địa phương của Việt Nam với tỉnh Vân Nam trong thời gian tới, lãnh đạo Cục Xúc tiến thương mại cũng đề xuất:

Thứ nhất, hai bên tiếp tục phối hợp chặt chẽ, triển khai thực chất và hiệu quả Bản ghi nhớ giữa Cục Xúc tiến thương mại và Sở Công Thương 12 tỉnh, thành phố của Việt Nam với Sở Thương mại tỉnh Vân Nam thông qua việc xây dựng kế hoạch cụ thể và tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại với nhiều hình thức đa dạng. “Trước mắt tôi xin kiến nghị giữa hai phía tổ chức đoàn xúc tiến thương mại luân phiên vào giữa năm và cuối năm ở Hà Nội và Côn Minh”, ông Vũ Bá Phú nêu cụ thể.

Thứ hai, hai bên khuyến khích và tích cực tổ chức doanh nghiệp tham dự các hoạt động hội chợ, triển lãm lớn, có uy tín được tổ chức tại mỗi bên để hỗ trợ doanh nghiệp quảng bá sản phẩm, thương hiệu và kết nối, giao thương.

Thứ ba, đề nghị phía Vân Nam tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu nông sản, thủy sản có thế mạnh của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc bằng hình thức chính ngạch đặc biệt là các sản phẩm như sầu riêng, khoai lang tím, yến sào.

Các đại biểu tham quan các gian hàng tại hội nghị

Về phía Việt Nam, Cục Xúc tiến thương mại sẵn sàng phối hợp với Sở Thương mại tỉnh Vân Nam và các địa phương của Việt Nam tạo điều kiện thuận lợi để vận chuyển hàng hóa của doanh nghiệp tỉnh Vân Nam và các tỉnh, thành phố khu vực Tây Nam (Trung Quốc) sang nước thứ 3 qua các cảng biển Hải Phòng và Quảng Ninh”, ông Vũ Bá Phú khẳng định.

Đồng tình với ý kiến của lãnh đạo Cục Xúc tiến thương mại, ông Lý Thần Dương - Giám đốc Sở Thương mại Vân Nam, cho hay: Trong những năm gần đây, Vân Nam và Việt Nam đã triển khai hợp tác hiệu quả và thiết thực trong các lĩnh vực như: Xây dựng cơ chế, hợp tác kinh tế và thương mại, mở cửa biên giới… giúp thúc đẩy hiệu quả sự phát triển mạnh mẽ của thương mại và đầu tư song phương.

Từ năm 2016-2020, thương mại Việt Nam - Vân Nam đạt mức tăng trưởng bình quân hàng năm 18,7%. Kể từ năm 2021 đến nay, do ảnh hưởng của dịch Covid-19 thương mại song phương có xu hướng đi xuống.

Năm 2023 là năm quan trọng để Trung Quốc và Việt Nam thực hiện tuyên bố chung, sâu sắc hoá việc trao đổi và hợp tác. Tỉnh Vân Nam sẵn sàng cùng các vị lãnh đạo cơ quan chức năng và doanh nghiệp Việt Nam cùng nhau thực hiện nhận thức chung quan trọng đạt được giữa lãnh đạo hai bên; đưa ra các kiến nghị hợp tác để cung cấp thị trường rộng lớn cho doanh nghiệp hai nước cùng nhiều loại cơ hội phát triển.

Để tăng cường hơp tác thương mại hai bên, ông Lý Thần Dương cũng đề nghị: Đầu tiên, tăng cường các chuyến giao lưu trao đổi song phương. Thông qua các chuyến thăm giữa hai bên, đặc biệt là các chuyến thăm cấp cao, thúc đẩy sự bền vững trong quan hệ hợp tác hữu nghị song phương, thúc đẩy trao đổi giữa doanh nghiệp hai bên thành trạng thái thường xuyên.

Thương mại hai bên có tiềm năng và không gian rộng lớn, do vậy khuyến khích các doanh nghiệp mở rộng hơn nữa thương mại song phương. Đối với Vân Nam, cần mở rộng nhập khẩu từ Việt Nam, nhất là nông sản nhiệt đới, trái cây cũng hy vọng doanh nghiệp Việt Nam tích cực tìm hiểu thị trường, mở rộng xuất khẩu sang Vân Nam.

Tăng cường tổ chức cho doanh nghiệp tham gia triển lãm, hội chợ thương mại… tổ chức trên lãnh thổ nước bạn để tăng cường hiểu biết lẫn nhau, hợp tác và trao đổi song phương. Cùng đó, tăng cường hợp tác công nghiệp. Tỉnh Vân Nam đã thành lập Văn phòng đại diện thương mại Vân Nam tại Hà Nội nhằm cung cấp thêm thông tin về triển khai hợp tác kinh tế thương mại với Việt Nam cho doanh nghiệp Vân Nam, thúc đẩy hơn nữa hợp tác giữa doanh nghiệp hai bên. “Chúng tôi ủng hộ doanh nghiệp Vân Nam đến Việt Nam triển khai hợp tác đầu tư, đồng thời hoan nghênh bạn bè Việt Nam đến đầu tư và kinh doanh tại Vân Nam”, ông Lý Thần Dương một lần nữa nhấn mạnh.

Việt Nga- Bùi Hùng
Bài viết cùng chủ đề: Xúc tiến thương mại

Tin cùng chuyên mục

EU cấm BPA trong vật liệu tiếp xúc thực phẩm, đồ uống: Doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam ứng phó ra sao?

Phòng vệ thương mại triển khai đồng bộ, toàn diện: Tiền đề giúp khơi thông nguồn lực phát triển

Khơi thông thị trường ngoài nước: Chống lãng phí nguồn lực, nâng cao hiệu quả hoạt động xuất nhập khẩu

Thêm cơ hội cho hàng Việt ra nước ngoài qua ‘cánh cửa’ xuất khẩu online

Xuất nhập khẩu hàng hóa 2024 chính thức xác lập kỷ lục mới

Đà Nẵng: Ứng dụng thương mại điện tử, hướng đi mới cho tiểu thương chợ truyền thống

Để hàng Việt ‘bám rễ’ thị trường Hoa Kỳ

Thương mại điện tử: Đường dài không mấy dễ đi

Tính đến hết ngày 15/12, tổng trị giá xuất khẩu của Việt Nam đạt 385,35 tỷ USD

Triển vọng xuất khẩu thủy sản năm 2025 sẽ rất khả quan

Xúc tiến quảng bá sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu của Hà Nội tại Tiền Giang

Hàng loạt đề xuất giúp mở rộng thị trường xuất khẩu, tạo thế và lực đưa đất nước vươn mình

Xúc tiến xuất khẩu bài bản, hiệu quả, xuất nhập khẩu năm 2024 dự báo đạt kỷ lục

Gia Lai: Ngành Công Thương đẩy mạnh xúc tiến thương mại gắn với chuyển đổi số

Năm 2024, các thị trường đã đưa ra 1.029 thông báo về an toàn thực phẩm

Đà Nẵng: Tập huấn về Hệ thống quản trị thông tin và điều hành xúc tiến thương mại (Vietrade CRM)

Trung Đông nằm Top 2 thị trường nhập khẩu thủy sản Việt Nam có tăng trưởng mạnh nhất

Dự kiến năm 2025, trái chanh leo Việt Nam sẽ được cấp phép xuất khẩu sang Hoa Kỳ

Tiêu chuẩn xanh của thị trường EU: Động lực hay áp lực với hàng Việt?

Hàng trăm doanh nghiệp tìm cơ hội phát triển tại chuỗi triển lãm IGHE và IBTE 2024