Thứ ba 05/11/2024 11:22

Hội nghị Chính sách phát triển thương mại vùng biên giới, miền núi và hải đảo

Thực hiện “Chương trình phát triển thương mại miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo giai đoạn 2015-2020”, ngày 29 và 30/9, tại Quảng Nam, Bộ Công Thương phối hợp với Dự án Quản trị Nhà nước nhằm tăng trưởng toàn diện (USAID GIG) tổ chức Hội nghị “Chính sách phát triển thương mại vùng biên giới, miền núi và hải đảo”.

Tham dự hội nghị có trên 100 đại biểu, đại diện một số Bộ, ngành trung ương, đại diện lãnh đạo địa phương, các Sở Công Thương có chung đường biên giới với các nước bạn Lào, Campuchia, Trung Quốc, các vùng núi, hải đảo, vùng đặc biệt khó khăn... trên cả nước.

Ông Nguyễn Văn Hội - Phó Vụ trưởng phụ trách Vụ Thương mại Biên giới và Miền núi

Phát biểu tại hội nghị, ông Nguyễn Văn Hội - Phó Vụ trưởng Phụ trách Vụ Thương mại Biên giới và Miền núi (Bộ Công Thương) cho biết, cả nước có 3/4 diện tích là vùng núi, vùng sâu, vùng xa, hải đảo..., 25/63 tỉnh thành có biên giới giáp với 3 nước Lào, Campuchia và Trung Quốc, dài khoảng 4.653km. Khu vực này luôn được nhà nước quan tâm với nhiều chính sách đặc biệt nhằm giúp phát triển kinh tế, xây dựng an ninh quốc phòng, bảo đảm đời sống cho người dân. Tuy nhiên thực tế cho thấy, việc đưa chính sách vào cuộc sống đang gặp nhiều khó khăn, một số văn bản, quyết định không còn phù hợp, chưa đáp ứng được yêu cầu ngày càng phát triển của xã hội, người dân và doanh nghiệp ở vùng núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo (gọi tắt là vùng đặc biệt khó khăn). Cơ sở hạ tầng thương mại chưa tốt, giao thông còn khó khăn, doanh nghiệp thì manh mún nhỏ lẻ... khiến kinh tế xã hội khu vực chậm phát triển, trong khi đây lại là những vùng có nhiều tài nguyên thiên nhiên, khoáng sản, đồng cỏ tự nhiên...

Bà Bế Thị Hồng Vân - Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách dân tộc, Ủy ban Dân tộc

Qua thảo luận, nhiều ý kiến đại biểu, các chuyên gia cho rằng, cần phải thay đổi, bổ sung một số chính sách; các địa phương cần nâng cao trách nhiệm, có những chính sách hỗ trợ đối với đồng bào vùng đặc biệt khó khăn.

Nhiều đề xuất cụ thể đã được đề cập tới tại hội nghị như: Xây dựng hệ thống chính sách, pháp luật đặc thù về phát triển thương mại (như phát triển cơ sở hạ tầng, vay vốn, ưu đãi về thuế, các chính sách xuất nhập khẩu...); phát triển thương mại biên giới (bổ sung, sửa đổi một số chính sách cho phù hợp, phân cấp cho UBND các tỉnh biên giới...); tích cực phát triển thương nhân, DN, tổ chức hoạt động thương mại tại vùng đặc biệt khó khăn; tập trung phát triển mặt hàng có thế mạnh; quan tâm phát triển hệ thống dịch vụ thương mại (chợ, cửa hàng, siêu thị nhỏ, hệ thống kho hàng bến bãi, dịch vụ giao nhận hàng hóa, dịch vụ thanh toán...); phát triển hoạt động đối với chợ miền núi, biên giới, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và hải đảo và đào tạo nâng cao năng lực cho cán bộ về phát triển vùng đặc biệt khó khăn này.

Trần Minh Tích

Tin cùng chuyên mục

Lạng Sơn: Đưa di tích lịch sử, văn hóa thành sản phẩm du lịch bền vững

Huyện Mộc Châu bảo tồn và phát huy giá trị lễ hội Púng Hiéng của người Dao Tiền

Huyện Mường La - Sơn La đưa điện lưới quốc gia đến với bà con thôn bản

Huyện Mộc Châu - Sơn La đổi thay từ nguồn vốn dành cho đồng bào dân tộc thiểu số

Người Hà Lăng ở Kon Tum bảo tồn nét văn hoá truyền thống của 'nghề sinh ra từ làng'

Lạng Sơn: Từng bước nâng cao thể trạng, cải thiện tầm vóc trẻ em vùng cao

Về Gia Lai xem đồng bào Bahnar thi đan lát, dệt thổ cẩm truyền thống

Bắc Kạn: Tổ chức thành công Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số lần thứ IV - năm 2024

Huyện Quỳnh Nhai – Sơn La nỗ lực xây dựng hệ thống chợ để cải thiện đời sống người dân

Câu chuyện về nghệ nhân A Sứp - người nặng lòng với văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên

Lai Châu: Tháo gỡ khó khăn trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia

Huyện Mai Sơn - Xây dựng chuỗi sản xuất, tiêu thụ cà phê bền vững

Huyện Phù Yên - Sơn La: Hiệu quả cao từ nguồn vốn giảm nghèo cho bà con vùng đồng bào dân tộc

Sơn La nâng cao đời sống của người dân nhờ nguồn vốn Chương trình 1719

Sơn La phát triển mạnh du lịch, cải thiện đời sống bà con vùng dân tộc thiểu số

Kon Tum: Người Xơ Đăng bảo tồn nghề đan lát truyền thống

Những nghệ nhân nhí 'giữ hồn' cho văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên

Gia Lai: Kỳ vọng về nơi ở mới của người dân từng sống trong ngôi làng biệt lập

Xây dựng mô hình sản xuất giỏi tại huyện miền núi A Lưới

Kon Tum: Nét đẹp văn hóa đặc trưng trong trang phục truyền thống của người Gié - Triêng