Thứ sáu 09/05/2025 16:21

Hội Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam: Triển khai nhiệm vụ năm 2022

Vừa qua, tại Hà Nội, Hội Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam (VICOPRO) đã tiến hành Hội nghị tổng kết năm 2021, triển khai nhiệm vụ năm 2022 bằng hình thức trực tuyến.

Báo cáo của VICOPRO cho thấy, năm 2021 mặc dù gặp nhiều khó khăn, song Hội đã chủ động triển khai nhiều hoạt động, thiết thực đưa công tác bảo vệ NTD lên mọt tầm mức mới, trên bề rộng là đối tượng NTD và bề xâu là các lĩnh vực hàng hóa và dịch vụ mà NTD đã mua sắm và sử dụng ngày càng phong phú, yêu cầu ngày càng cao. Trong hoạt động Hội đã bám sát các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về bảo vệ NTD, tranh thủ sự chỉ đạo của Bộ Công Thương (thông qua Cục Cạnh tranh và BVNTD). Bằng trải nghiệm thực tế đã cho thấy sự đúng đắn của các chủ trương, chính sách đã đi vào cuộc sống, tác động đa chiều, tích cực bảo vệ quyền lợi chính đáng của NTD, nhưng qua đó cũng bộc lộ những khia cạnh cần sửa đổi, bổ sung. Hội VICOPRO mở rộng hợp tác với các tỏ chức đồng nghiệp quốc tế học tập kinh nghiệm hoạt động, bổ sung nguồn lực, nhất là với Tổ chức Hợp tác Phát triển Đức (GIZ). Hội tích cực tham gia với các Bộ/Ngành các Chương trình có liên quan đén lĩnh vực bảo vệ NTD như với Mặt trận Tỏ quốc Việt Nam trong Cuộc Vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”; với “Quỹ Phòng chống tác hại thuốc lá”. Trong nội bộ Hội, sự phối thuộc hành động giữa Trung ương Hội với các tổ chức trực thuộc, Hội các địa phương nhịp nhàng, hiệu quả rõ rệt.

Trong năm 2022, Hội VICOPRO sẽ tiếp tục làm tốt nhiệm vụ bảo về NTD với nội hàm và biện pháp linh hoạt hơn nữa thích ứng với trạng thái bình thường mới. Tích cực đóng góp vào việc sửa đổi bổ sung Luật Bảo vệ NTD; Tiếp tục mở rộng Hợp tác quốc tế, tham gia Tổ chức Bảo về NGTD quốc tế; Tăng cường quan hệ, tranh thủ sự hỗ trợ của các cơ quan, ban,ngành, đoàn thể ở Trung ương và địa phương; Mở rộng mạng lưới đi đôi với nâng cao chất lượng hoạt động của các Hội thành viên và các hội viên; Phát huy năng lực hoạt động của các Cơ quan chuyên môn của Hội nhất là về mặt pháp lý, tư vấn giải quyết khiếu nại của NTD. Trước mắt là tham gia và và kết nối cho các địa phương tham gia sự kiện do Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng chủ trì nhân ngày “Quyền của Người tiêu dùng Việt Nam 15/3” năm 2022, trong đó điểm nhấn là Lễ phát động “Ngày bảo vệ NTD VN” ngày 11/3 tại Hà Nội.

Tại Hội nghị, các cấp hội cũng mong muốn được quan tâm hơn nữa của các cấp chính quyền, tạo cơ hội, “đặt hàng” cho Hội, giúp đỡ Hội hoàn thành tốt nhiệm vụ theo tôn chỉ mục đích đã đề ra.

Nguyễn Duy Nghĩa
Bài viết cùng chủ đề: Bảo vệ người tiêu dùng

Tin cùng chuyên mục

Acecook Việt Nam - Hành trình 30 năm phát triển cùng đất nước

Vụ sữa giả: Soi chiếu trách nhiệm người nổi tiếng với Luật về bảo vệ người tiêu dùng

Sở Công Thương Hà Nội: Không thể 'tự ý' kiểm tra doanh nghiệp do ngành khác quản lý

Nestlé Việt Nam 30 năm khẳng định niềm tin với thị trường

Khóa cửa kỹ thuật số: 'Bẫy tử thần' khi nhà cháy

Thêm một doanh nghiệp bán hàng đa cấp ngừng hoạt động

Đề xuất hình sự hóa tội phạm bán hàng đa cấp

Trang ‘Sữa Bột Tốt’ và trò lố nâng sữa ngoại, dìm hàng Việt, vi phạm Luật Cạnh tranh

Hơn 70% doanh nghiệp chưa đăng ký hợp đồng mẫu chung cư

Xử lý nghiêm KOLs cung cấp thông tin sai sự thật

Cần xây dựng thương hiệu ngành yến sào theo chuẩn quốc tế

Công ty đa cấp Elken Việt Nam bị phạt 185 triệu đồng

Góc tối đa cấp: Gần 700 người tiêu dùng 'kêu cứu'!

Sunrider Việt Nam chấm dứt hoạt động bán hàng đa cấp

Cách doanh nghiệp Việt nắm bắt xu hướng tiêu dùng mới

Bảo vệ người tiêu dùng: Góc nhìn từ Đại sứ Anh

Ủy ban Cạnh tranh quốc gia thông tin về triệu hồi xe Honda CB650R và CBR650R

Số hóa đa cấp: Cách mạng hay rủi ro tiềm ẩn?

‘Ngấm đòn’ sau ưu đãi Piship Shopee: Mồi nhử mới kiểu…bẫy chuột?

Việt Nam - Anh: Bước tiến mới trong hợp tác bảo vệ người tiêu dùng