Thứ sáu 27/12/2024 13:22

“Hoá giải” rào cản pháp lý cho điện gió ngoài khơi

Để thực hiện dự án điện gió ngoài khơi mất từ 7-8 năm, theo đó, cần có cơ chế thu hút đầu tư và triển khai ngay mới có thể đạt được mốc quy hoạch đến năm 2030.

Truyền tải điện vẫn là thách thức lớn

Trong khuôn khổ Lễ công bố Báo cáo triển vọng năng lượng Việt Nam 2021, chiều 2/6, Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo - Bộ Công Thương và Đại sứ quán Đan Mạch đã tổ chức hội thảo "Ảnh hưởng của xu hướng giá thành điện gió ngoài khơi thế giới đến Việt Nam" để giải đáp câu hỏi làm thế nào và khi nào ngành điện gió ngoài khơi của Việt Nam có thể hưởng lợi từ các xu hướng giá toàn cầu tại các thị trường đã phát triển.

Theo Viện Năng lượng - Bộ Công Thương, một thành phần quan trọng khác trong cơ cấu năng lượng tương lai ở Việt Nam là điện gió ngoài khơi. Với Quy hoạch Điện VIII, Việt Nam sẽ bắt đầu một ngành công nghiệp mới – ngành điện gió ngoài khơi. Công nghệ này hoàn toàn khác với công nghệ gió gần bờ hiện có, mà đôi khi vẫn được gọi là các dự án điện gió ngoài khơi ở Việt Nam. Trên thực tế, điện gió ngoài khơi hoàn toàn khác biệt với điện gió gần bờ và được phân biệt bằng khoảng cách từ trang trại gió đến bờ, quy mô công suất và công nghệ.

Nhờ tuabin gió có kích thước lớn hơn và hiệu suất cao hơn, vốn và chi phí vận hành thấp hơn, cũng như các tiến bộ công nghệ khác, giá thành điện gió ngoài khơiđã giảm trên toàn cầu. Đây là yếu tố và động lực hết sức quan trọng cho sự phát triển nhanh chóng và rộng rãi của loại hình công nghệ này.

Ông Nguyễn Mạnh Cường, đại diện Viện Năng lượng - Bộ Công Thương

Với tiềm năng lớn, điện gió ngoài khơi có thể lên tới 160 GW và hiện trong dự thảo Quy hoạch Điện VIII cũng đặt ra mục tiêu phát triển 7 GW điện gió ngoài khơi đến năm 2030. Tuy vậy, theo các chuyên gia tại Hội thảo nhận định, vẫn còn nhiều rào cản cần tháo gỡ cho loại hình năng lượng này phát triển.

Chỉ ra những thách thức đối với điện gió ngoài khơi hiện nay, ông Nguyễn Mạnh Cường, đại diện Viện Năng lượng - Bộ Công Thương cho hay: "Tiềm năng điện gió ngoài khơi ở Việt Nam là rất tốt, đặc biệt là các tỉnh khu vực phía Nam. Song tình trạng thiếu điện ở miền Bắc được dự báo và có thể phải truyền tải nhiều điện hơn ra khu vực phía Bắc. Vậy có thể tăng truyền tải điện ra Bắc hay không; cân nhắc với việc phát triển điện gió ngoài khơi ở miền Bắc thì thế nào?".

Bên cạnh đó, "Vấn đề về đầu tư các trạm biến áp, đường dây thì các nhà đầu tư có làm không và nếu làm thì giá bao nhiêu, hay để nhà nước làm, khả năng chia sẻ rủi ro thế nào. Đây vẫn còn là câu hỏi lớn và vẫn chưa thực sự rõ ràng", ông Cường nói.

Theo phân tích của ông Nguyễn Mạnh Cường, các vấn đề tồn tại khi đấu nối hiện nay gồm: Chưa có quy hoạch hệ thống tuyến cáp ngầm dưới biển kết nối các dự án điện gió ngoài khơi để giảm thiểu tác động đến hệ sinh thái, giao thông vận tải biển và sinh kế ngư dân. Do vậy, cần có nghiên cứu sâu hơn, đưa các tuyến cáp như hành lang "cao tốc", chứ không thể “chạy loạn” dưới biển.

Ngoài ra, phạm vi nghiên cứu đầu tư, đấu nối giữa nhà đầu tư với Tập đoàn Điện lực Việt Nam ra sao để đảm bảo hài hòa lợi ích giữa các bên; các ràng buộc đầu tư lưới điện và dự án điện gió ngoài khơi để đồng bộ với nhau.

Cuối cùng là thủ tục đầu tư và cấp phép dự án vẫn còn nhiều phức tạp vì sự chồng chéo về quản lý giữa nhiều bộ ngành quản lý dự án, như: Bộ Tài nguyên Môi trường, Bộ Giao thông Vận tải, Bộ Quốc phòng, các tỉnh có dự án vẫn còn chưa thống nhất, dẫn tới nhiều rủi ro trong quá trình thực hiện đầu tư.

“Hoá giải” rào cản pháp lý

Về phía doanh nghiệp, ông Stuart Livesay, Giám đốc quốc gia Việt Nam, Tổng giám đốc Dự án điện gió La Gàn cho hay, Việt Nam đặt mục tiêu 7 GW đến năm 2030, nhưng mục tiêu đấy triển khai như thế nào, lộ trình, hợp đồng mua bán điện ra sao? Nếu không có sự đảm bảo nhất định thì sẽ rất khó để thực hiện được

"Bên cạnh đó, một dự án điện gió ngoài khơi 800 - 1.000 MW sẽ mất khoảng 8 năm từ quá trình cấp phép đầu tư, khảo sát đến triển khai thi công. Với nguồn vốn lớn, các nhà đầu tư cũng cần xác định rằng, liệu khi dự án hoàn thiện, lưới điện có sẵn sàng để truyền tải công suất, truyền tải được bao nhiêu...", ông Stuart nói.

Bên cạnh đó, theo vị đại diện dự án La Gàn, khi nói đến đầu tư dự án điện gió ngoài khơi, các khâu từ lựa chọn dự án, khảo sát, đầu tư xây dựng đều rất phức tạp và cần nguồn vốn lớn.

“Tất cả các công việc đòi hỏi doanh nghiệp phải thực hiện trước 2030 và phải làm tuần tự. Các nghiên cứu địa kỹ thuật, tác động môi trường, sinh vật biển...phục vụ cho xây dựng. Do vậy, để tránh các rủi ro tiềm ẩn, Việt Nam cần sớm có các quy hoạch liên quan, hướng dẫn chi tiết để doanh nghiệp sớm định hướng, triển khai” - đại diện dự án La Gàn cho hay.

Ông Stuart Livesay cho hay, đơn vị đã có kinh nghiệm với các giải pháp hài hòa, tránh xung đột giữa các ngành khác nhau: đánh bắt, vận tải tàu biển... Như khu vực miền Bắc, thì chúng tôi xây dựng bản đồ giao thông trên biển, để từ đó có thể gia tăng công suất điện gió ngoài khơi mà không ảnh hưởng giao thông biển, an ninh quốc phòng...

Ông Phạm Nguyên Hùng, Phó Cục trưởng Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo phát biểu tại Hội thảo

Theo ông Phạm Nguyên Hùng, Phó Cục trưởng Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo - Bộ Công Thương, Luật Điện lực đang được sửa đổi là đột phá của Chính phủ, thực hiện xã hội hóa cho phép tư nhân tham gia đầu tư lưới điện truyền tải. Ở thế giới, việc cho phép tư nhân tham gia đầu tư lưới điện truyền tải là rất ít, đây cũng là quyết tâm của Đảng và Chính phủ.

Tuy nhiên, sau khi có Luật sửa đổi thì việc ban hành Nghị định, hướng dẫn cũng rất quan trọng. Bộ đã họp với các đơn vị, góp ý kiến cho các văn bản hướng dẫn. Hiện nay, một số nhà đầu tư tư nhân đã tham gia đầu tư lưới như Trung Nam, Xuân Thiện,... nhưng trục xương sống truyền tải liên miền, liên vùng vẫn phải do nhà nước, còn lại các nhánh đấu nối từ các trung tâm nguồn điện hoặc vị trí không ảnh hưởng đến an ninh quốc phòng thì có thể xem xét, hướng dẫn tư nhân đầu tư,

Cũng theo ông Phạm Nguyên Hùng: “Để thực hiện dự án điện gió ngoài khơi mất từ 7-8 năm, như vậy thời điểm này chúng ta phải bắt tay vào triển khai mới có thể đạt được mốc quy hoạch đến năm 2030”.

Theo đó, ông Hùng đưa ra một số việc cần làm ngay như, thứ nhất: Quy hoạch Điện VIII sớm được phê duyệt, hiện Bộ đã trình Thủ tướng Chính phủ dự thảo Quy hoạch; sau đó đến kế hoạch thực hiện Quy hoạch Điện VIII, Bộ Công Thương cũng phải chuẩn bị. Nếu kế hoạch triển khai chậm sẽ làm giảm hiệu quả của Quy hoạch điện.

Thứ hai, về khung pháp lý, điện gió ngoài khơi có chu trình đầu tư khác biệt rất nhiều so với điện gió trên bờ, phạm vi quản lý biển dưới 6 hải lý thì thuộc cấp tỉnh, nhưng trên 6 hải lý là phải cấp cao hơn. Đây cũng là vấn đề cần hóa giải.

“Có Quy hoạch Điện rồi, còn Quy hoạch không gian biển, giải quyết khung pháp lý thì ai là thẩm quyền quyết định cho các dự án, vì ngoài giá trị đầu tư vốn lớn, còn liên quan các ngành như dầu khí, hàng hải, thủy sản và đặc biệt là an ninh quốc phòng. Đây là nguồn năng lượng của tương lai khi các nguồn điện truyền thống bị giới hạn, do vậy, Bộ Công Thương đang rất nỗ lực hoàn thiện Quy hoạch, khung pháp lý, đấu thầu dự án...” - ông Phạm Nguyên Hùng nêu tại hội thảo.

Tại hội thảo này, đại diện Cục Năng lượng Đan Mạch cũng đã chia sẻ kinh nghiệm của Đan Mạch về việc xây dựng chính sách dài hạn và ổn định để giúp giảm giá thành điện gió ngoài khơi. Theo đó, phía Đan Mạch đưa ra ý kiến, việc đối thoại minh bạch giữa các cơ quan chức năng và nhà đầu tư về chia sẻ rủi ro và xây dựng một khuôn khổ pháp lý thuận lợi là bài học kinh nghiệm quý báu nhất từ Đan Mạch. Nếu không tạo ra được môi trường đầu tư cạnh tranh, Việt Nam sẽ khó có khả năng thu hút được các khoản đầu tư khổng lồ cần thiết cho phát triển ngành này.

Đỗ Nga
Bài viết cùng chủ đề: Năng lượng tái tạo

Tin cùng chuyên mục

Thủ tục hành chính rườm rà gây khó cho doanh nghiệp năng lượng vào thị trường carbon

Nhà máy xử lý rác thải '4 không’ đầu tiên tại Việt Nam được khánh thành

Công nghệ phát điện linh hoạt có thể tiết kiệm 65 nghìn tỷ Euro vào năm 2050

Việt Nam - Nhật Bản thúc đẩy hợp tác về chuyển đổi năng lượng

Quy định mới về phát triển điện năng lượng tái tạo, điện năng lượng mới

Growatt được vinh danh trong Top 30 thương hiệu toàn cầu hóa của Forbes Trung Quốc năm 2024

Bộ Công Thương kỳ vọng đột phá phát triển các dự án năng lượng tái tạo

Bộ Công Thương triển khai các Nghị định thúc đẩy phát triển năng lượng tái tạo

Sắp diễn ra Hội nghị triển khai các Nghị định của Chính phủ về thúc đẩy năng lượng tái tạo

Bộ Công Thương làm việc cùng Hội đồng ngũ cốc Hoa Kỳ về hợp tác phát triển nhiên liệu sinh học

Sắp diễn ra Hội nghị triển khai các Nghị định của Chính phủ về thúc đẩy năng lượng tái tạo

Sắp diễn ra Hội thảo quốc tế "Giới thiệu Dự án đào tạo về điện gió".

Phổ biến Nghị định khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ

Growatt ra mắt biến tần hybrid mới cho ứng dụng lưu trữ trong thương mại quy mô vừa và nhỏ

Điện gió toàn cầu dự kiến sẽ đạt thị phần kỷ lục trên thị trường điện

Luật Điện lực (sửa đổi): Động lực phát triển năng lượng tái tạo và năng lượng mới

Vương quốc Anh sẵn sàng hỗ trợ Việt Nam xây dựng chuỗi cung ứng ngành năng lượng tái tạo

Tranh cãi việc Hoa Kỳ cho khai thác nhiệt lòng đất để sản xuất điện sạch

Trung Quốc 'phá kỷ lục' thế giới với tuabin gió khổng lồ dài 260m trên biển

Công nghệ điện gió mới rẻ hơn nhờ quỹ đầu tư của Bill Gates