Thứ bảy 28/12/2024 00:59

Hòa Bình: Đổi thay nhờ có điện ở xã vùng cao Ngổ Luông

Ngổ Luông là xã đặc biệt khó khăn của huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình đến nay đã “thay da, đổi thịt” nhờ có điện dùng cho sinh hoạt, thắp sáng từng xóm bản.

Đổi thay nhờ có điện

Ngổ Luông là xã vùng cao đặc biệt khó khăn của tỉnh Hòa Bình, cách trung tâm huyện Tân Lạc hơn 30km, thu nhập bình quân đầu người của xã mới đạt khoảng 27 triệu đồng/năm, tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo chiếm trên 50%. Địa hình chủ yếu là đồi núi hiểm trở, dân cư sinh sống không tập trung, đời sống còn nhiều khó khăn. Cùng với đó là hệ thống cơ sở hạ tầng thiết yếu chưa được đầu tư nhiều…

Mấy năm trở lại đây, nhờ sự quan tâm, đầu tư của Đảng, Nhà nước, các cơ sở hạ tầng giao thông, điện chiếu sáng, trường học, trạm y tế được đầu tư cơ bản, đáp ứng nhu cầu của người dân. Đến nay, 100% hộ trên địa bàn xã Ngổ Luông được sử dụng điện lưới quốc gia, phục vụ cho cuộc sống sinh hoạt hàng ngày cũng như góp phần phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.

Nhiều người dân xã Ngổ Luông phấn khởi vì có điện dùng cho sinh hoạt, phát triển kinh tế

Anh Bùi Văn Chiểu (44 tuổi, xóm Trẳm, xã Ngổ Luông) tâm sự: “Trước đây, bà con xóm Trẳm khổ lắm vì không có điện, buổi tối phải thắp đèn dầu, lúa gặt về phải dùng chày đập mới có gạo ăn, muốn có nước dùng phải đi gánh tận con suối đầu nguồn… Từ khi có điện, nhiều hộ đã mua các đồ gia dụng sử dụng điện về phục vụ sinh hoạt hàng ngày, rất tiện lợi. Đặc biệt, có nhà còn mua máy xay xát về phục vụ bà con trong xóm, góp phần phát triển kinh tế cho địa phương”.

Anh Bùi Văn Chiểu chỉ cột điện mới được đầu tư xây dựng trên địa bàn xóm Trẳm

Còn chị Bùi Thị Quỳnh (23 tuổi, xóm Luông Dưới, xã Ngổ Luông) phấn khởi nói: “Từ ngày có điện dùng, cuộc sống của gia đình tôi thay đổi hoàn toàn, có thể mua các thiết bị như: Máy bơm, nồi cơm điện, quạt điện… Vui nhất là mua ti vi về xem, có nhiều chương trình truyền hình hướng dẫn kỹ thuật sản xuất, chăn nuôi có thể học tập, vận dụng vào việc phát triển kinh tế gia đình, nhờ đó mà cuộc sống bớt khó khăn, khấm khá hơn trước rất nhiều”.

Chị Bùi Thị Quỳnh vui mừng vì từ khi có điện dùng, gia đình chị cũng như bà con ở xóm Luông Dưới bớt khó khăn hơn rất nhiều

Ông Bùi Văn Phong, Trưởng xóm Trẳm (xã Ngổ Luông) chia sẻ: Xóm Trẳm có 81 hộ với 397 nhân khẩu, trong đó có tới 22 hộ nghèo. Đây là nơi có địa hình phức tạp, bị chia cắt bởi các dãy núi cao, nhiều đèo dốc, thời tiết bất thường… ảnh hưởng lớn đến việc vận chuyển vật tư, cũng như vốn đầu tư xây dựng công trình điện trên địa bàn.

Bên cạnh đó, do các hộ dân sống không tập trung cho nên phải kéo đường dây điện quá xa, dẫn đến điện áp đôi lúc không bảo đảm. Nhưng khoảng mấy tháng trước, xóm Trẳm mới được Nhà nước đầu tư kéo đường dây điện 3 pha nên việc sử dụng điện hiện rất ổn định, người dân ai nấy đều vui mừng, phấn khởi.

Những con đường ở xã Ngổ Luông giờ đây đã được thắp sáng đến từng xóm bản

Ông Bùi Văn Thiết – Bí thư Đảng ủy xã Ngổ Luông cho biết, mặc dù đã có điện lưới quốc gia nhưng nhiều năm trước chất lượng điện còn thấp do bà con ở một số khu dân cư trong xã phải kéo điện từ khoảng cách xa. Năm 2023, xã được đầu tư thêm đường dây điện 3 pha nên chất lượng điện được cải thiện, đây là động lực lớn để người dân trên địa bàn xã tiếp tục phát triển kinh tế và nâng cao chất lượng các tiêu chí trong xây dựng nông thôn mới.

Quyết tâm mang điện “bao phủ” vùng cao

Ông Nguyễn Phúc Thịnh - Giám đốc Công ty Điện lực Hòa Bình thông tin, là tỉnh miền núi có địa hình phức tạp, dân cư sống không tập trung cho nên việc kéo điện lưới quốc gia về các xóm, bản vùng sâu, vùng xa trên địa bàn tỉnh Hòa Bình gặp nhiều khó khăn.

Trạm biến áp xóm Trẳm được công ty Điện lực Hòa Bình xây dựng trên địa bàn xã Ngổ Luông

Tuy nhiên, Công ty Điện lực Hòa Bình đã quyết tâm khắc phục, tập trung ưu tiên dành nguồn lực đầu tư, phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương để phấn đấu đến năm 2025 tất cả các thôn bản vùng sâu, vùng xa ở Hòa Bình sẽ có điện và được sử dụng nguồn điện ổn định; cố gắng xóa việc sử dụng điện qua công tơ tổng, bảo đảm cho nhân dân sử dụng đủ, đúng chất lượng điện năng và giá bán điện do Chính phủ quy định.

Đặc biệt, tập trung huy động nguồn lực để đầu tư mới, cũng như cải tạo, nâng cấp hạ tầng lưới điện trên địa bàn tỉnh. Theo đó, ngành điện thực hiện nâng cấp một số đường dây 6 kV lên 22 kV trên địa bàn TP. Hòa Bình, 10 kV lên 35 kV khu vực huyện Yên Thủy và từ 10 kV lên 22 kV khu vực Ba Hàng Đồi - Lương Sơn - Kim Bôi; xóa bỏ một số trạm trung gian.

Người lớn, trẻ nhỏ ở xã Ngổ Luông vui mừng vì có điện dùng, được xem ti vi, dùng quạt máy…

Đồng thời, tiếp tục cải tạo, nâng cấp hệ thống lưới điện hạ áp nông thôn sau khi tiếp nhận. Nhờ đó, hết năm 2016, 100% xã và 99,99% hộ dân trên địa bàn tỉnh được sử dụng điện lưới quốc gia. Đây là động lực quan trọng giúp đẩy nhanh công cuộc xóa đói, giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới ở các khu vực còn nhiều khó khăn của tỉnh.

Theo Giám đốc Điện lực Hòa Bình, cùng với sự phát triển của kinh tế - xã hội thì nhu cầu sử dụng điện phục vụ sinh hoạt, sản xuất ngày càng tăng. Cùng với đó là thực tế hạ tầng lưới điện trên địa bàn tỉnh, nhất là ở khu vực nông thôn còn nhiều khiếm khuyết, chất lượng điện thấp nên việc đầu tư, cải tạo là cấp thiết.

Những năm qua, ngành điện Hòa Bình đã đầu tư hàng trăm tỷ đồng để nâng cấp hạ tầng lưới điện, thực hiện cấy mới các trạm biến áp ở những khu vực có bán kính cấp điện lớn. Trong thời gian tới, ngành điện tiếp tục huy động nguồn lực để tập trung các dự án, xây dựng công trình chống quá tải ở khu vực nông thôn, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu sử dụng điện của người dân.

Nhờ những nỗ lực đó, trong nhiều năm đưa điện lưới về vùng cao của chính quyền các cấp và ngành điện đã từng bước thắp sáng các bản làng vùng sâu, vùng xa, mở ra cơ hội phát triển kinh tế - xã hội, từng bước xóa đói, giảm nghèo đối với đồng bào dân tộc thiểu số ở các huyện vùng cao Hòa Bình, góp phần không nhỏ trong tiến trình xây dựng nông thôn mới tại địa phương.

Dần Thanh
Bài viết cùng chủ đề: Tỉnh Hòa Bình

Tin cùng chuyên mục

Mật mía Thạch Thành, hương vị Tết cổ truyền ở xứ Thanh

Ngành Công Thương Cần Thơ 2024: Dấu ấn từ những con số biết nói

Ngành Công Thương Hải Phòng: Dấu ấn tăng trưởng trong năm nhiều biến động

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận kiến nghị cơ chế đẩy nhanh tiến độ dự án điện hạt nhân

Hợp tác xã Nấm Tam Đảo: Hỗ trợ người dân làng Nủ khôi phục nghề trồng dâu nuôi tằm, dệt lụa

TP. Hải Phòng chi 4.000 tỷ đồng cho thu nhập tăng thêm đối với công chức trong 3 năm

Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 3 - Vào cuộc với hào khí anh hùng

Bài 2 - Tự hào vì quê hương có nhà máy điện hạt nhân

Hậu Giang: Phát triển công nghiệp là ưu tiên hàng đầu trong năm 2025

Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 1 - Đồng thuận và mong chờ

Khởi công cụm công nghiệp Bắc Sơn 2, vốn đầu tư hơn 280 tỷ đồng

Năm 2025, Tây Ninh thúc đẩy phát triển công nghiệp chế biến, chế tạo

Nhận diện các thương hiệu OCOP tại Thanh Hóa: Bài 3- Những bất cập trong triển khai thực hiện Chương trình OCOP

Năm 2025, Đồng Nai ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng kinh tế 2 con số

Bài 2 - Nâng sao đếm số, nhiều OCOP đứng trước nguy cơ ''chết yểu''

Bà Rịa – Vũng Tàu: Khởi động dự án khu công nghiệp thông minh, sinh thái

Ninh Thuận: Đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu tư vào các ngành kinh tế trọng điểm

Nhận diện các thương hiệu OCOP tại Thanh Hóa: Bài 1- OCOP, làn gió mới trong phát triển kinh tế nông thôn

Tuyên Quang: Sản xuất tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp theo hướng bền vững

Nhiều điểm sáng trong bức tranh kinh tế TP. Vũng Tàu năm 2024