Thứ bảy 21/12/2024 10:18

Hỗ trợ người dân vùng lũ: Sao kê tiếp nhận chỉ là một nửa!

Việc Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam công khai sao kê tiếp nhận ủng hộ đồng bào vùng lũ cho thấy sự cần thiết phải làm, nhưng đó mới chỉ là một nửa.

Bão Yagi (bão số 3) gây ra thiệt hại chưa từng thấy, hậu quả về người chết, mất tích, bị thương vẫn tiếp tục tăng lên, đồng bào đang lâm vào cảnh mất nhà, mất người thân và thiệt hại về kinh tế là rất lớn. Sau khi Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phát động quyên góp ủng hộ nhân dân bị thiệt hại do bão số 3 vào chiều 11/9/2024, với tinh thần đoàn kết, yêu nước, các đơn vị, tổ chức, cá nhân đồng bào cả nước hưởng ứng đóng góp rất tích cực.

Chỉ ít ngày sau đó, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã công khai các khoản ủng hộ qua việc sao kê là để toàn dân giám sát. Thế nhưng, qua việc sao kê đã lộ ra những hành vi phản cảm bởi những người thích “phông bạt”, thổi phồng số tiền chuyển khoản từ thiện. Đáng chú ý, danh sách sao kê còn cho thấy dấu hiệu “ăn bớt” tiền ủng hộ, thậm chí phát hiện nhiều trường hợp giả mạo cơ quan tổ chức để trục lợi. Sự việc đã thu hút sự quan tâm đặc biệt của dư luận, cơ quan chức năng cũng đã vào cuộc.

Mới đây nhất, vào chiều 15/9, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tiếp tục đăng tải 9.194 trang sao kê tiền ủng hộ đồng bào bị ảnh hưởng bởi bão Yagi, qua số tài khoản Ngân hàng Vietcombank 0011001932418. Cụ thể, tính đến 17h ngày 15/9, các tổ chức, cá nhân đã ủng hộ bằng tiền mặt và chuyển về tài khoản của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam 1.094 tỷ đồng.

Từ bản sao kê gần 10 nghìn trang tiếp tục lộ diện nhiều trường hợp "phông bạt", mê sống ảo, khoe mẽ bản thân nhưng chỉ chi 1 khoe 10. Đơn cử như người phụ nữ N.K.L. là thành viên trong nhóm mạng xã hội của các bà mẹ với hơn 50.000 thành viên, đứng ra đấu giá đôi giày trẻ em cùng lời kêu gọi để ủng hộ đồng bào lũ lụt thông qua Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

Đôi giày này được một người trả 6 triệu đồng, thêm 2,5 triệu đồng mọi người đóng góp. Người vận động cũng tuyên bố sẽ ủng hộ thêm 1,5 triệu đồng cho tròn 10 triệu đồng.

Sau đó, chị này còn viết bài cảm ơn đến các mẹ đã cùng chung tay và công khai biên lai đã chuyển tiền ủng hộ 10 triệu đồng đến Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

Đến khi Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam công bố sao kê, nhiều thành viên trong diễn đàn bất ngờ khi biết số tiền thật người này chuyển đi ủng hộ bà con vùng lũ chỉ 100.000 đồng.

Trước đó, trên mạng xã hội, tài khoản có tên Phạm Như Phương chuyển khoản ủng hộ 500.000 đồng vào ngày 9/9. Giao dịch này có nội dung, mốc thời gian giống với ảnh chụp màn hình chuyển khoản đã được cựu vận động viên thể dục dụng cụ Phạm Như Phương (sinh năm 2003) đăng tải trên trang cá nhân.

Trong hình Phạm Như Phương đăng tải, dù không công khai cụ thể số tiền nhưng cộng đồng mạng dễ dàng nhận thấy số tiền ủng hộ vào tài khoản của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ Quốc lên đến hàng trăm triệu đồng. Trên thực tế, kết quả sao kê dưới tên Phạm Như Phương chỉ ở mức 500.000 đồng.

Hay như tài khoản Việt Anh ''Pí Po'' (sinh năm 1995), chủ kênh TikTok cùng tên có 1,3 triệu lượt theo dõi và 56 triệu lượt thích từng chia sẻ màn hình chuyển khoản ủng hộ 20 triệu cho đồng bào bị ảnh hưởng bởi bão số 3 vào sáng 10/9. Nhưng khi Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ Quốc công bố sao kê, cộng đồng mạng phát hiện ra số tiền thực sự là 1 triệu đồng.

Việt Anh ''Pí Po'' bị cộng đồng mạng phát hiện số tiền chuyển khoản trong sao kê không đúng với những gì khoe trên mạng xã hộii

Việc Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam công khai sao kê tiếp nhận ủng hộ đồng bào vùng lũ cho thấy sự cần thiết phải làm như vậy, hơn nữa là đúng với quy định pháp luật. Nhưng nhiều ý kiến cũng bày tỏ cho rằng, công khai số tiền nhận được là đã thực hiện được 50% của sự minh bạch, sẽ phải công khai được số tiền chi ra cho hoạt động cứu trợ bà con vùng thiên tai mới là 100% sự minh bạch.

Phần lớn các ý kiến cho rằng, công khai, minh bạch là tốt, là văn minh, làm từ thiện là việc đáng tự hào, chẳng việc gì phải che giấu. Việc công khai đầu vào của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã thực hiện rất tốt, cần phát huy thêm nữa, công khai hơn nữa, minh bạch hơn nữa vì đây là tiền đề để minh bạch đầu ra.

Khi các khoản chi được công khai thì người dân thấy được hiệu quả số tiền mình đóng góp, thì người dân cả nước, các cơ quan, tổ chức cá nhân, đơn vị, nhà hảo tâm,... sẽ đóng góp nhiều hơn.

Chuyện công khai để vạch ra những người "phông bạt" là thiết thực, vì chúng ta sẽ không biết được họ dùng vỏ bọc đó tạo niềm tin để thực hiện những hành vi không tốt gì. Ngoài ra, sao kê nguồn vào thì cũng nên sao kê nguồn ra.

Hay cũng có ý kiến nhận định rằng không nên phản ứng quá gay gắt với những người thích "phông bạt", thổi phồng sao kê vì chí ít họ cũng đã đóng góp, ủng hộ. Bình luận về nhận định này, có ý kiến cho biết sao kê chỉ là một phần, dĩ nhiên là chưa đủ, nhưng không nên bao biện cho các đối tượng "phông bạt" hoặc các "đại diện tập thể ăn chặn tiền từ thiện" vì nó góp phần giúp cho việc đóng góp từ thiện về đúng giá trị, mà quan trọng hơn cũng chống thất thoát qua đầu mối thu gom là Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

Văn Hoàng

Tin cùng chuyên mục

Lấy vi phạm để 'chạy truyền thông', Tiktoker Dưỡng Dướng Dường quá ngông!

Cuộc chiến chống tin giả: Thách thức đối với an ninh mạng

Bàn về một số vấn đề khi sắp xếp tinh gọn bộ máy: Nhìn từ Đà Nẵng

Chuyện thưởng Tết và góc khuất của nghề freelancer

Nhìn lại 4 “đại án” năm 2024 và tinh thần ‘4 không’ trong chống tham nhũng

Đưa hàng hiệu giá hấp dẫn đến với người tiêu dùng: ‘Chìa khoá’ chinh phục niềm tin trong khó khăn

Thực phẩm chức năng 'nổ' như thuốc chữa bệnh: Phải xử nghiêm hành vi trục lợi

Từ Phan Sào Nam đến Phó Đức Nam: Khi trí tuệ bị đặt nhầm chỗ

Chuyển đổi xanh phải thay đổi từ kế hoạch đến hành động

Cơ cấu nợ cho khách hàng bị thiệt hại bởi bão số 3- chính sách tín dụng đậm ý nghĩa nhân văn

Trong trại giam, Mr Pips Phó Đức Nam có thấu?

Thời trang Việt Nam và ước mơ thương hiệu ‘trăm năm’

PGS.TS Bùi Hoài Sơn: Tinh gọn bộ máy đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững của đất nước

Cấm thuốc lá điện tử từ năm 2025: Quyết định ‘hợp lòng dân’

Đánh thuế bất động sản: Triệt nạn đầu cơ nhưng cần hài hòa lợi ích

'Cáo mượn oai hùm' để lừa đảo tài chính qua mạng

Khi giới trẻ được học cách làm chủ tài chính

Hóa giải thách thức trong triển khai dự án đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam

Từ vụ bắt giữ hơn 200.000 lon nước giải khát: Cần xử lý nghiêm hành vi xâm phạm quyền nhãn hiệu

Vụ ‘thao túng’ đấu giá đất ở Sóc Sơn: Xử lý nghiêm minh, đưa niềm tin trở lại